Sửa lỗi sách giáo khoa lớp 1: Coi chừng bên trọng, bên khinh
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều phải chỉnh sửa ngay nhiều nội dung, trong khi 4 bộ sách lớp 1 khác cũng sai nhưng lại xin… năm sau sẽ sửa
Bộ Giáo dục và ào tạo (GD-T) ngày 23-12 cho biết đã đồng ý phê duyệt phương án điều chỉnh nội dung ngữ liệu sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều.
Thay thế ngay 12 bài đọc
Theo đó, tài liệu gồm 2 phần, trong đó phần 1 giới thiệu một số ngữ liệu để giáo viên sử dụng thay thế các bài đọc, bài tập chưa phù hợp; phần 2 hướng dẫn điều chỉnh một số từ ngữ trong bài. Cụ thể, về ngữ liệu, có 12 bài đọc được thay thế, ngoài ra, điều chỉnh từ ngữ ở 14 trang sách.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đồng ý phê duyệt phương án điều chỉnh nội dung ngữ liệu SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều
Ở phần điều chỉnh từ ngữ, nhiều câu, từ bị đánh giá không phù hợp được loại bỏ, chẳng hạn “thở hí hóp”, “hí hóp”, “bê be be”, “ngủ”, “tivi”, “kêu”. Một số từ được thay thế như trong câu “Có kẻ đã cuỗm gà nhép” được điều chỉnh thành “có kẻ đã tha gà nhí đi”; câu “Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ” thay bằng “Nó la cà chỗ nọ, chỗ kia”; câu “Giữa trưa, chị quạ “quà quà”, “A, anh thỏ thua rùa” thay bằng “Giữa trưa, rùa đã bỏ xa thỏ. Thỏ thua rùa”. Câu “Tổ của nó nhỏ như hộp diêm mà đẹp” được thay bằng “Tổ của nó nhỏ mà đẹp lắm”; câu “Cả xóm ồ ra, nom rõ quạ tha gà nhép” được thay bằng “Cả xóm ùa ra, quạ sợ quá”…
Ở phần bài đọc trong SGK, bài “Lỡ tí ti mà” được thay bằng “Nhớ bố”, “Ve và gà” 1 thay bằng “Bờ Hồ”, “Ve và gà” 2 thay bằng “Chăm bà”, “Quạ và chó” thay bằng “Phố Thợ Nhuộm”… Những bài đọc được thay thế được nhiều giáo viên nhận xét là gần gũi, dễ hiểu và dễ học hơn đối với học sinh.
Trong văn bản gửi NXB ại học Sư phạm TP HCM, đơn vị xuất bản bộ SGK Cánh Diều 1, Bộ GD-T yêu cầu NXB này khẩn trương cung cấp tài liệu này đến cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh tiểu học đang sử dụng SGK môn Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều.
Không thể chờ năm sau mới sửa!
Việc Bộ GD-T yêu cầu NXB H Sư phạm TP HCM khẩn trương cung cấp tài liệu điều chỉnh của sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều đến cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh tiểu học, trong khi 4 bộ SGK lớp 1 do NXB Giáo dục Việt Nam (GDVN) biên soạn và xuất bản, vốn rất nhiều “sạn”, lỗi lại không phải điều chỉnh ngay khiến nhiều chuyên gia giáo dục bức xúc.
Video đang HOT
Một giáo viên đang dạy tại một trường tiểu học của Hà Nội cho hay sở dĩ trường chị chọn bộ Cánh Diều bởi khi chọn sách, các thành viên của hội đồng thẩm định trường đều đánh giá bộ Cánh Diều kiến thức nhẹ nhàng và ít lỗi hơn 4 bộ còn lại. Chính ông ỗ ức Thái, Chủ tịch HĐTV NXB GDVN, trong báo cáo kết quả rà soát 4 bộ SGK lớp 1 mới do NXB GDVN tổ chức biên soạn gửi Bộ GD-T, đã cho hay cả 4 bộ SGK do NXB này biên soạn là “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Cùng học để phát triển năng lực”, “Chân trời sáng tạo”, “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” đều phải chỉnh sửa. Thậm chí không phải chỉ sách Tiếng Việt 1 mà nhiều môn khác cũng phải chỉnh sửa nội dung. Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Bộ GD-T, ông Nguyễn ức Thái đề xuất việc chỉnh sửa được thực hiện trong lần tái bản các bản mẫu SGK sắp tới để phục vụ năm học 2021-2022, chứ không phải ngay lập tức như đối với bộ Cánh Diều.
TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn Ủy ban Quốc gia về đổi mới GD-T, cho rằng lần đổi mới giáo dục này được cả xã hội rất quan tâm, vì thế SGK có “sạn” cần phải xử lý sớm, phải yêu cầu các tác giả, NXB chỉnh sửa ngay. “Mục tiêu của chúng ta là phải có một bộ sách tốt, đã phát hiện sai sót thì phải sửa ngay chứ không thể để đến sang năm. Như thế là thiệt thòi cho học sinh vì phải học những thứ không hoàn chỉnh” – TS Vinh nói. Ông cũng cho rằng Bộ GD-T đã yêu cầu NXB H Sư phạm TP HCM chỉnh sửa ngay sách Tiếng Việt của bộ Cánh Diều thì các bộ sách khác của NXB GDVN cũng cần chỉnh sửa ngay. “Nếu không, có khi xã hội sẽ lại nghi ngờ Bộ GD-T “nhất bên trọng, nhất bên khinh” – TS Hoàng Ngọc Vinh nói.
Cũng chung quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Hữu ạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương ông, người từng chỉ ra một loạt “sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, cho rằng NXB GDVN và các tác giả cần công khai tiến độ chỉnh sửa ở 4 bộ sách. Theo PGS ạt, không nên để đến khi tái bản SGK cho năm học tới mới chỉnh sửa bởi có “sạn” thì phải bỏ ngay.
PGS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học Việt Nam, nhấn mạnh nếu NXB và các tác giả sách để xảy ra lỗi và phát hiện sau khi sử dụng thì phải chỉnh sửa và thẩm định lại ngay lập tức.
“Nếu sách giáo khoa sai sót mà không sửa ngay thì học sinh sẽ là đối tượng chịu thiệt thòi và như vậy là không ổn”.
PGS-TS PHẠM TẤT DONG, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học Việt Nam
4 bộ SGK lớp 1 của NXB GDVN gặp bao nhiêu lỗi?
Theo yêu cầu của Bộ GD-T, NXB GDVN đã mời các nhóm tác giả phối hợp đội ngũ biên tập viên, ban tổng biên tập của NXB rà soát, kiểm tra toàn bộ 4 bộ SGK lớp 1 do NXB này biên soạn và phát hành. Kết quả rà soát cho thấy bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” phải chỉnh sửa ở 37 trang, bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” phải sửa lỗi ở 24 trang, bộ sách “Chân trời sáng tạo” phải sửa lỗi ở 7 trang, bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” sửa lỗi ở 1 trang trong SGK Tiếng Việt 1 (tập 1), phải điều chỉnh nội dung văn bản do ngữ liệu không đúng trong thực tế.
10 ngày để giáo viên góp ý sách giáo khoa không công, xin chớ làm cho qua chuyện
Không thể để chất lượng sách giáo khoa không có người chịu trách nhiệm, không thể "đẽo cày giữa đường" với nội dung sách giáo khoa.
Ngày 30/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi các sở giáo dục và đào tạo về việc tổ chức góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 biên soạn theo chương trình mới.
Có thể nói đây là hành động rất cầu thị, chưa có tiền lệ của ngành Giáo dục và Đào tạo. Thế nhưng trong đó vẫn còn đó những lo lắng mà thực tế cuộc sống đã xảy ra.
Thứ nhất , vai trò của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa ở đâu? Tại sao không để Hội đồng thẩm định sách giáo khoa chịu trách nhiệm hoàn toàn trước nội dung sách giáo khoa được duyệt?
Thứ hai , đợt 1 góp ý tổ chức quá ngắn, từ khi triển khai đến khi nộp bản báo cáo chỉ có khoảng 10 ngày. Trong thời gian đó giáo viên vừa dạy học vừa đọc sách để góp ý, liệu có đảm bảo chất lượng?
Thứ ba , giáo viên góp ý nhưng nhưng không phải chịu trách nhiệm nội dung, liệu góp ý đó có đảm bảo tính khoa học?
Thứ tư , nếu giáo viên không muốn làm, không muốn góp ý, có cơ chế nào bắt buộc họ làm không?
Có nên mời giáo viên góp ý sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 không? (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Thứ năm , giáo viên tham gia góp ý có chế độ không? Chế độ như thế nào? Ai chi trả chế độ này? Nếu nhà xuất bản chi trả có tính vào giá thành sách giáo khoa không? Nếu nhà nước chi trả, tại sao xã hội hóa sách giáo khoa rồi, nhà nước lại phải chi trả khoản này?
Thứ sáu , nếu sau khi góp ý nhưng sách giáo khoa vẫn còn "sạn" ai phải chịu trách nhiệm? Hội đồng thẩm định, nhà xuất bản hay những giáo viên góp ý phải chịu trách nhiệm?
Thứ bảy , những góp ý của giáo viên đúng nhưng nhà xuất bản không sửa, sau khi phát hành sách vẫn còn "sạn" dù đã được chỉ ra, lúc này sách giáo khoa đó có bị hủy không?
Thứ tám , nhuận bút của tác giả viết sách có bị giảm để giảm giá thành sách giáo khoa không? Chi phí cho Hội đồng thẩm định có bị giảm không khi phải huy động nguồn lực xã hội cho việc thảm định sách giáo khoa?
Thứ chín , sau khi góp ý thành công sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 có cần duy trì Hội đồng thẩm định sách giáo khoa như hiện nay?
Thực tế từ trước đến nay giáo viên đang dạy rất khó góp ý sách giáo khoa, phần vì họ không "chuyên nghiệp", không được đào tạo để phản biện, phần vì chưa nắm được chương trình, ngay sách giáo khoa năm 2000 sai sót đến nay vẫn tồn tại.
Ngay "sạn" trong bộ sách lớp 1 vừa qua phần lớn do dư luận phản ánh. Minh chứng cho việc này đó là "Cần Thơ: Chưa nhận được phản ánh nào về sách Cánh Diều: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ cho biết qua 3 tháng triển khai, đến nay Sở chưa nhận được phản ánh, khó khăn nào về việc dạy và học sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều".[1]
Vì vậy, tôi đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tin tưởng Hội đồng thẩm định sách giáo khoa, giao cho Hội đồng thẩm định sách giáo khoa quyền đi đôi với trách nhiệm, đồng thời có đãi ngộ xứng đáng, đảm bảo Hội đồng thẩm định sách giáo khoa làm việc vô tư, khách quan không bị chi phối bất cứ ai.
Nếu để xảy ra sai sót trong thẩm định sách giáo khoa, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nếu thành viên nào của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa cảm thấy không đáp ứng được công việc thì xin nghỉ.
Khi quyền lợi đãi ngộ xứng đáng đi đôi với trách nhiệm Hội đồng thẩm định sách giáo khoa chắc chắn sẽ làm việc tốt.
Không thể để chất lượng sách giáo khoa không có người chịu trách nhiệm, không thể "đẽo cày giữa đường" với nội dung sách giáo khoa.
Trách nhiệm đầu tiên thuộc về tác giả và nhà xuất bản, nếu sách giáo khoa nhiều "sạn" nên thu hồi, hủy bỏ, bồi thường, có như thế tác giả và nhà xuất bản mới coi trọng chất lượng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, mọi góp ý nếu có chỉ mang tính tham khảo, có như thế sách giáo khoa mới đảm bảo chất lượng.
Tài liệu tham khảo:
https://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/can-tho-chua-nhan-duoc-phan-anh-nao-ve-sach-canh-dieu-953663.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.
Huy động nhiều giáo viên địa phương tham gia thẩm định sách giáo khoa Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT sẽ cử giáo viên giỏi để tham gia tiếp cận, góp ý các bản mẫu sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 trong quá trình thẩm định theo ba vòng. Chú trọng thực nghiệm SGK mới Hiện nay, những sai sót trong SGK Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều đang được...