Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Hướng tới yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT
Từng có thời gian dài đứng lớp, thầy Nguyễn Văn Sỹ, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn quản lý Chương trình Moet (Bộ GD&ĐT) tại Hệ song ngữ – Hệ thống Trường Quốc tế Canada (quận 7, TPHCM), cho biết rất đồng tình với Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục mà Bộ GD&ĐT đang soạn thảo.
Yêu cầu cấp thiết
Theo thầy Nguyễn Văn Sỹ, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, của mọi mặt đời sống xã hội cũng như chúng ta đang hướng đến một nền giáo dục định hướng mở, hội nhập quốc tế, sửa đổi Luật để phù hợp hơn với thực tiễn là điều rất nên làm và cần làm ngay. Bởi trên thực tế, qua thời gian, có những điều luật không còn phù hợp, có nhiều vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện, trong thực tiễn xảy ra đòi hỏi phải có sự điều chỉnh bổ sung luật mới có thể tháo gỡ và giải quyết mang lại hiệu quả cao.
Đặc biệt, qua tham gia Dự thảo Luật GD được Bộ GD&ĐT đăng tải lấy ý kiến rộng rãi cả nước, thầy Nguyễn Văn Sỹ rất tâm đắc với việc sửa đổi Điều 29: Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa.
Theo thầy Sỹ, Luật GD sửa đổi bổ sung có hiệu lực từ 1/7/2010: Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
Nay với việc sửa đổi bổ sung Điều 29, cho thấy Bộ đã cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, không còn khái quát một cách chung chung mà đã nêu rõ: Quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của HS cần đạt được sau mỗi cấp học, những nội dung giáo dục bắt buộc với tất cả HS trên phạm vi toàn quốc… Chương trình thống nhất trong cả nước và tổ chức thực hiện đảm bảo tính linh hoạt.
Để chuẩn bị triển khai, cụ thể hóa điều này, thời gian qua việc chuẩn bị các nội dung của dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể một cách chi tiết, đầy đủ và đồng thời lấy ý kiến rộng rãi.
Chương trình phổ thông mới rất đáp ứng sự kỳ vọng của giáo viên, người học, tăng tính thực hành, thực tiễn, giảm tính hàn lâm.
Việc bổ sung đưa vào Luật Giáo dục nội dung liên quan đến SGK cụ thể: Có một số SGK cho mỗi môn học. Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một SGK. Khuyến khích các cá nhân tổ chức biên soạn SGK dựa trên chương trình GD phổ thông.
Điều này thể hiện sự đột phá trong GD, tạo ra hướng mở linh hoạt cho người học, có một số SGK để lựa chọn, chứ không phải là một bộ sách duy nhất dùng chung cho cả hệ thống, khiến người ta dễ nghĩ đến việc độc quyền SGK, không mang tính mở.
Video đang HOT
Đây là điều mà nhiều nước trên thế giới đang thực hiện, thậm chí ở một số quốc gia có diện tích lớn, các tỉnh, TP, các vùng trải dài, họ thậm chí còn dùng bộ sách riêng của từng vùng, miền. Trên nền tảng chung theo quy định, bộ sách của vùng miền soạn thảo đều có những bài học liên quan đến địa phương, về kinh tế, lịch sử, về công nghiệp…
Thầy Sỹ lấy ví dụ như ở Canada, mỗi vùng sử dụng SGK riêng, nhưng nội dung chương trình vẫn dựa trên khung chuẩn quy định. Mỗi vùng sẽ có thêm một phần để dạy cho HS (tương tự như phần lịch sử hay địa lý địa phương ở Việt Nam) nhưng nó mở rộng ra nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, xã hội, văn hóa…
Việc bổ sung vào nội dung: Khuyến khích các cá nhân tổ chức biên soạn SGK dựa trên chương trình GD phổ thông (xã hội hóa SGK) cho thấy được tầm nhìn của Bộ tạo ra hướng mở nhằm huy động, phát huy trí tuệ của tất cả mọi người để góp phần cho sự phát triển GD, qua đó góp phần kiện toàn, phong phú nội dung chương trình SGK.
Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này, SGK được biên soạn bởi cá nhân, tổ chức khác cần được thẩm định kĩ từ Bộ GD&ĐT.
Chuẩn hóa đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Liên quan đến Luật GD sửa đổi, thầy Nguyễn Văn Sỹ cũng rất đồng tình với vấn đề nâng chuẩn trình độ đào tạo GV tiểu học. Theo đó, Luật đề xuất nâng chuẩn hóa trình độ đào tạo GV tiểu học từ trung cấp lên CĐ.
Theo thầy Sỹ, điều này là hoàn toàn phù hợp nhằm cụ thể hóa quan điểm mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đề cập: Tiến tới tất cả giáo viên tiểu học, THCS… phải có trình độ từ ĐH trở lên.
Thầy Sỹ lập luận, ngày nay, với sự phát triển nhanh của CNTT, mọi thứ trở nên rất gần gũi, chỉ cần một cú click chuột, bài giảng điện tử, tài liệu ôn tập, tài liệu chuyên sâu về một vấn đề hay hình ảnh, video liên quan đến bài học rất nhiều trên Internet.
Vậy vai trò của giáo viên trong lớp học là gì? Chắc chắn không còn là hình ảnh thầy đọc, trò chép nữa mà người giáo viên chính là người truyền cảm hứng cho các em say mê với học tập, là người định hướng cho các em, dẫn dắt kích thích các em tìm hiểu kiến thức cũng như phát hiện, phát huy sở trường, năng lực của từng em, người GV dần lùi lại phía sau hỗ trợ việc tự học, tự nghiên cứu của các em, qua đó GV sẽ có thời gian tiếp cận đến từng đối tượng học sinh, giúp các em hoàn thành bài học và hiểu sâu sắc hơn về bài học.
Bên cạnh đó, ngoài việc học tập ở trường sư phạm, để đáp ứng việc dạy học thì bản thân nhà giáo phải luôn nỗ lực đổi mới, học hỏi nâng cao trình độ.
Hiện có số ít GV tiểu học trình độ trung cấp đang theo dạy tiểu học, chủ yếu ở một số vùng sâu, vùng xa, việc nâng chuẩn trình độ là điều cấp thiết, để tiến tới chuẩn hóa đội ngũ của tiểu học. Vì vậy, điều chỉnh này là rất hợp lý, phù hợp.
Thầy Nguyễn Văn Sỹ cũng góp ý, nếu vấn đề này được thông qua, Bộ GD&ĐT cần có những hướng dẫn cụ thể, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại đồng thời tuyên truyền sâu rộng cho GV đang giảng dạy hiểu hết ý nghĩa của việc nâng chuẩn trình độ đào tạo GV tiểu học. Bởi hiện nay, vẫn có giáo viên do nắm bắt chưa kĩ, hoặc dư luận vẫn đặt ra những câu hỏi, vậy rớt chuẩn thì sẽ ra sao?
Thảo Nguyên (ghi)
Theo giaoducthoidai.vn
Học sinh áp lực vì phải học quá nhiều
Chương trình giáo dục hiện nay quá nặng nề, quá hàn lâm. Tháo gỡ được điều này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác, từ tự tử vì áp lực đến dạy thêm, học thêm.
Bà Phạm Phương Thảo - nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM - tại hội thảo - Ảnh: PHƯƠNG NGUYỄN
Đó là ý kiến được GS Phạm Phụ đưa ra tại Hội thảo góp ý dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức ngày 13-4.
"Chương trình giáo dục hiện nay quá nặng nề, quá hàn lâm. Chúng ta cần giải quyết ngay vấn đề này. Nếu chúng ta giải quyết được việc này chúng ta sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề khác, từ tự tử vì áp lực đến dạy thêm học thêm", GS Phạm Phụ nói.
Theo GS Phạm Phụ, nên giảm khối lượng và tính hàn lâm của chương trình. Đồng thời, không thể yêu cầu chương trình giáo dục giống nhau giữa các vùng miền.
Đồng quan điểm với GS Phạm Phụ, bà Phạm Phương Thảo cũng cho rằng trong chương trình giáo dục hiện nay khối lượng kiến thức hàn lâm còn quá nhiều.
"Ta nói phát huy sáng tạo của học sinh nhưng thực tế là học thuộc lòng nhiều, triệt tiêu sáng tạo ngay tại trường. Trong giáo dục tôi thấy cũng chưa giáo dục làm người, kỹ năng làm việc. Mặc dù ta luôn nói học đi đôi với hành nhưng ta chưa giáo dục hành, chưa thấy hành đâu" - bà Thảo nói.
Còn về vấn đề bạo lực học đường thường nổi trên mặt báo, mạng xã hội, theo bà Thảo là do chất lượng giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu, từ đầu vào, tuyển sinh đến quá trình giảng dạy. "Lương giáo viên thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này. Lương quá thấp, đặc biệt là mầm non và tiểu học.
Một vấn đề đặt ra nữa mà mọi người hay nói là: Triết lý giáo dục của Việt Nam ta là gì? Ta có đưa vào luật sửa đổi lần này không? Đấy là vấn đề ta cần xem lại, nếu luật sửa đổi lần này ta đưa được cái đó vào thì rất là tốt", bà Thảo nói.
Luật sư Hà Hải phát biểu tại hội thảo về vấn đề cần có chương trình giáo dục cho trẻ em lai không hộ khẩu, giấy khai sinh tại đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: PHƯƠNG NGUYỄN
Cũng tại buổi hội thảo, nhiều cán bộ quản lý giáo dục tại TP.HCM đề nghị xem xét lại vấn đề tài chính, học phí và lương giáo viên.
Cô Lại Thị My Nhung, cán bộ quản lý Trường mầm non TP, cho biết nhiều giáo viên rất tâm tư. Hiện nay, chuẩn gia mầm non được nâng lên rất cao, có bằng cử nhân, thậm chí có nhiều người học lên thạc sĩ. Nhưng sau khi tuyển viên chức xong, giáo viên mầm non đó lại được bổ nhiệm theo ngạch giáo viên mầm non hạng tư, hệ trung cấp.
Vấn đề sách giáo khoa mới cũng được thảo luận. Theo bà Lâm Hồng Lãm Thúy - hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM), thực tế trong quá trình giảng dạy, bà thấy có những bất cập, khó khăn đối với từng vùng miền.
"Chủ trương của Bộ GD-ĐT cho các đơn vị địa phương có bộ sách giáo khoa riêng, theo tôi là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực vấn đề cốt lõi là con người.
Chương trình sách giáo khoa có thay đổi như thế nào, có làm tốt ra sao nhưng người thực hiện trực tiếp chính là giáo viên.
Chương trình có thành công hay không, sách giáo khoa có thành công hay không là do giáo viên. Vấn đề đạo tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình là vấn đề trọng tâm, cốt lõi" - bà Thúy nói.
Theo tuoitre.vn
Giáo viên mà cả học kỳ "câm nín" thì đòi nâng chất lượng như thế nào? "Chất lượng không chỉ nằm ở chương trình, sách giáo khoa mà còn ở người giáo viên, ở phương pháp giảng dạy. Giáo viên mà cả học kỳ không giảng thì chất lượng giảng dạy như thế nào? Rồi thi cử thì phải giảm tải như thế nào chứ giờ cứ làm nặng nề thêm, căng thẳng thêm". Đó là phát biểu của...