Sữa dạng lỏng và sữa dạng bột, loại sữa nào tốt hơn cho sức khoẻ?
Hiện nay, sữa dạng lỏng luôn luôn được ưa chuộng hơn vì sự tiện lợi. Thay vì phải điều chế lượng nước, bột sao cho hợp lý thì đối với sữa dạng lỏng, bạn chỉ cần trực tiếp sau khi mở. Tuy nhiên, băn khoăn của mọi người là so với sữa bột thì sữa dạng lỏng có cung cấp đủ dinh dưỡng hay không?
Hiện nay, trên thị trường sữa có hai loại sữa phổ biến nhất là sữa dạng bột và sữa dạng lỏng (sữa công thức pha sẵn). Mỗi loại có những đặc điểm và lợi ích riêng khi sử dụng. Nhiều người thắc mắc rằng loại sữa nào mang lại lợi ích lớn hơn cho cơ thể, dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.
Giá trị dinh dưỡng
Những sữa bột thông thường, khi phối chế thường cắt giảm phần lớn lượng casein và chất béo bão hoà có trong sữa bột, đồng thời thêm vào whey protein. Một số khác cũng đã bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, DHA, AA và các chất dinh dưỡng khác, cung cấp đầy đủ và cân bằng dưỡng chất như protein, vitamin, carbohydrate, chất béo…
Sữa công thức lỏng có thể hiểu là dạng “lỏng” của sữa bột, cũng có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn dinh dưỡng quốc tế, thoả mãn các yêu cầu về phát triển và sinh trưởng của cơ thể.
Nếu so sánh về thành phần dinh dưỡng, sữa công thức dạng lỏng không hề thua kém sữa bột, cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như khoáng chất, vitamin, DHA…
Độ tươi mới
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng, việc nhìn vào ngày sản xuất và hạn sử dụng là có thể đánh giá được sữa đó có tươi mới hay không. Thực tế, điều này không hoàn toàn chính xác, bởi vì nguyên liệu và công nghệ cũng ảnh hưởng đến độ tươi mới của sữa.
Thông thường, bàn về độ tươi mới của chất dinh dưỡng trong sữa bột, trong danh sách các thành phần thường ghi “sữa tươi nguyên chất” mà không phải là “sữa bột tách béo” hay “sữa bột béo”. Nhiều nhà sản xuất thường trộn bột whey protein vào sữa trong quá trình làm, sau đó tiếp tục phun bột mà không phải trực tiếp đem sữa nguyên chất làm thành bột. Sản xuất như vậy, sữa bột khi thành phẩm đã không còn nguyên độ tươi mới và dinh dưỡng như ban đầu.
Sữa công thức dạng lỏng khác với sữa bột truyền thống ở chỗ không cần trải qua giai đoạn làm thành bột, không tiến hành quá trình gia nhiệt lần hai. Vì vậy, những thành phần dinh dưỡng tự nhiên có trong sữa được giữ lại, tạo nên sự tươi mới và giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.
Thời gian lưu trữ
Tin rằng nhiều người đều gặp phải vấn đề này, do bản thân sữa bột khô và hút ẩm, vì vậy không thể đặt ở những nơi ẩm ướt và kín đáo, ví dụ như tủ lạnh, như vậy bột sẽ dễ vón cục, thậm chí là biến chất. Sau khi mở sữa bột, tốt nhất là dùng xong trong vòng 1 tháng. Thêm vào đó, trong quá trình pha sữa, nếu không cẩn thận có thể khiến bụi và tạp chất dễ dàng “xâm chiếm” bình sữa, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Dễ dàng thấy được, việc bảo quản sữa công thức dạng lỏng dễ dàng hơn rất nhiều. Nhiều sản phẩm được tiệt trùng UHT và được đóng bao bì bảo quản cẩn thận, với nhiệt độ phòng có thể để được trong vòng 9 tháng. Khi uống, chỉ cần cắm ống hút và trực tiếp uống, sữa sẽ không tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tránh được các tác nhân gây bệnh có trong không khí.
Độ tiện lợi
Sữa bột truyền thống có các bước pha chế rất phức tạp, những điều cần chú ý cũng không ít. Khi đi ra ngoài, bạn sẽ phải mang theo rất nhiều bình, ví dụ như sữa bột, bình pha sữa, nước ấm… Mỗi lần bé uống xong, cần phải tốn thêm một chút thời gian để rửa bình. Do vậy, nếu cần ra ngoài một thời gian hoặc người không quen tay, pha sữa bột trở thành một bài toán khó.
Sữa dạng lỏng có lợi thế đáng kể về tính di động. Sữa dạng lỏng có thể mở và uống được ở mọi lúc mọi nơi, không bị giới hạn bởi môi trường và trang bị chai bình khác. Khi đi du lịch, việc mang theo sữa dạng lỏng sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều. Phải thừa nhận rằng ở phương diện này sữa dạng lỏng có ưu thế hơn hẳn sữa dạng bột.
Nhìn chung, giá trị dinh dưỡng của sữa dạng lỏng và sữa bột hầu như là giống nhau, nhưng ở các khía cạnh khác, sữa dạng lỏng có lợi thế hơn hẳn. Hy vọng xem xong bài viết này, các bạn có thể có cái nhìn toàn diện hơn về sữa dạng lỏng. Nhân dịp tiết trời vào thu đang mát mẻ, hãy đem theo sữa dạng lỏng cùng đi thăm thú xung quanh nào!
Nguồn: QQ/Helino
Chỉ số đánh giá rối loạn mỡ máu
Tôi đi xét nghiệm máu được chẩn đoán rối loạn mỡ máu, nhưng không biết dựa trên những chỉ số nào để biết như vậy.
Ảnh minh họa
Mong được bác sĩ giải thích kỹ hơn.
Nguyễn Trần Lê (Hà Nội)
Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là mỡ trong máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid. Chất mỡ trong cơ thể chủ yếu là cholesterol và triglyceride, khi có nồng độ cao trong máu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm... Khi acid béo tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglyceride. Khi có một trong các chất sau đây không nằm trong giới hạn bình thường thì được gọi là rối loạn mỡ máu:
Tăng cholesterol máu (bình thường cholesterol máu
Còn chất LDL-C (cholesterol có tỷ trọng thấp) trong máu người bình thường
BS. Trung Hưng
Theo suckhoedoisong
10 nguy cơ không ngờ từ dầu dừa Dầu dừa ngày càng được sử dụng nhiều trong nấu nướng, chăm sóc da, mỹ phẩm. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều dầu dừa có thể gây những nguy cơ không ngờ. Mức cholesterol cao: 90% thành phần của dầu dừa là chất béo bão hòa, và chất này làm tăng lượng cholesterol LDL có hại. Tác động lâu dài của dầu dừa...