Sự việc SGK công nghệ giáo dục lớp 1 của GS. Hồ Ngọc Đại: Cần thẩm định lại Hội đồng thẩm định SGK
Sau sự kiện bộ SGK công nghệ giáo dục lớp 1 của GS. Hồ Ngọc Đại bị “bật” khỏi danh sách những bộ SGK được triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020 – 2021, dư luận đặt câu hỏi về tính độc lập cũng như năng lực của hội đồng thẩm định do Bộ GD&ĐT thành lập.
Sách Toán 1 bày bán trên kệ. Ảnh: Như Ý
Để có được những bộ SGK lớp 1 cho lần thay sách sắp tới theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT thành lập 9 hội đồng thẩm định (tương đương mỗi môn học 1 hội đồng). Khác với lần thay sách trước, lần nàythực hiện một chương trình nhiều SGK. Bộ GD&ĐT cho biết, hiện các hội đồng thẩm định nhận được 5 bộ SGK hoàn chỉnh. Nhưng có một số môn như môn Toán lớp 1, hội đồng thẩm định nhận được 6 cuốn SGK của các tác giả biên soạn (vì theo quy định, các tác giả, nhóm tác giả có thể chỉ viết 1 môn hoặc nhiều môn trong chương trình).
Theo tìm hiểu, hiện tác giả của các bộ SGK này có rất nhiều người đã tham gia viết chương trình các môn học. Trong khi đó, các thành viên trong hội đồng thẩm định cũng có rất nhiều người tham gia viết chương trình. Như vậy, giữa họ ít nhất cũng đã có quan hệ quen biết từ trước.
Nói về mối quan hệ này, một chuyên gia giáo dục nêu vấn đề liệu những người viết chương trình có đưa ra các điều kiện, tiêu chí, quy định làm “lợi thế” cho mình để viết SGK hay không? Hơn nữa, những người trong hội đồng thẩm định cũng biết được những người viết SGK là ai nên dù có hoạt động độc lập hay không thì không còn quan trọng nữa.
i ngược tinh thần Ban soạn thảo SGK mới?
GS. Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam đề xuất “cần thẩm định lại hội đồng thẩm định” trước những lý do mà Hội đồng thẩm định SGK đưa ra để “xóa tên” cuốn SGK công nghệ giáo dục Toán lớp 1 của GS. Hồ Ngọc Đại. GS. Phùng Hồ Hải khẳng định, với tư cách thành viên ban soạn thảo chương trình SGK môn Toán, những lý do đưa ra của Hội đồng thẩm định hoàn toàn đi ngược với tinh thần của Ban soạn thảo SGK phổ thông mới.
Video đang HOT
Bởi kết luận của hội đồng thẩm định viết: “Đối với môn Toán, hội đồng thẩm định cho rằng nội dung bản mẫu SGK chưa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình, còn nhiều nội dung vượt quá chương trình môn Toán lớp 1 như các nội dung liên quan đến khái niệm tập hợp, phương trình. Việc sử dụng lý thuyết tập hợp để hình thành số, phép toán cho học sinh lớp 1 là vượt quá chương trình. Các số “đứng liền nhau”, “dãy số”, “dãy số tự nhiên”, “trục số” không có trong chương trình.”
Như vậy, với tinh thần của kết luận này thì các SGK muốn vượt qua vòng thẩm định không được phép có nội dung “vượt quá chương trình môn Toán”. Trong khi đó, một trong những điểm quan trọng nhất của ban soạn thảo chương trình 2018 là nội dung chương trình SGK yêu cầu kiến thức tối thiểu, chương trình SGK không hạn chế việc dạy thêm các kiến thức khác nằm ngoài chương trình, thậm chí khuyến khích điều đó đối với những đối tượng phù hợp.
Còn cụ thể với chương trình SGK môn Toán có quy định: “Chương trình môn Toán bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục toán học cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc. Đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục toán học và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục.
Chương trình môn Toán chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt, phẩm chất, năng lực của học sinh; nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả SGK và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình”.
GS. Phùng Hồ Hải nhấn mạnh: “Theo tôi, cần thẩm định lại hội đồng thẩm định vừa qua”. Tuy vậy, GS. Phùng Hồ Hải không ủng hộ phương pháp dạy toán cho học sinh tiểu học của GS. Hồ Ngọc Đại, do cách tiếp cận quá trừu tượng đối với các phép tính số học.
Theo Tiền phong
Sách của GS. Hồ Ngọc Đại bị loại: Có khách quan?
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại bị Hội đồng thẩm định quốc gia đánh trượt từ vòng 1, đồng nghĩa với việc, trong năm tới, học sinh sẽ dừng học bộ sách này. Sau khi thông tin công bố, xuất hiện ý kiến trái chiều.
SGK Tiếng Việt lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại bị loại gây ra nhiều ý kiến trái chiều Ảnh: N.H
Giáo viên tiếc nuối
Cô giáo Nguyễn Trần Duyên Anh, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông nói đã dạy sách Tiếng Việt Công nghệ 5 năm nay. Lứa học sinh học cuốn này đầu tiên hiện đã lên lớp 6. Cô Duyên Anh đánh giá, đây là tài liệu có phương pháp dạy hay, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên không gặp bất cứ khó khăn nào. Học sinh học nắm chắc âm vần và chính tả, phát âm, nắm được các tiếng nói hàng ngày được cấu tạo như thế nào một cách rõ ràng.
"Nhiều người không ủng hộ sách này đó là vì họ không nhìn thấy những gì học sinh đạt được khi theo học. Từ khi nghe tin có thể trong năm tới không dùng bộ sách này nữa tôi rất buồn và nuối tiếc. Không hiểu tại sao lại nói sách vượt trình độ học sinh", cô Duyên Anh nói.
Bộ sách giáo khoa (SGK) Công nghệ giáo dục lớp 1 của GS. Hồ Ngọc Đại gồm ba cuốn: SGK tiếng Việt, SGK toán và SGK đạo đức. Chỉ có duy nhất cuốn SGK đạo đức là qua vòng thẩm định. Còn lại, hai cuốn Tiếng Việt và Toán đều bị loại. Có thể nói, một lần nữa, số phận lại "trêu ngươi" GS Hồ Ngọc Đại.
Nhiều giáo viên khác cũng cho rằng, học sinh tiếp thu nhanh và nắm chắc tiếng Việt hơn; học sinh nắm bắt nhanh thế nào là nguyên âm ngay từ bài đầu tiên. Từ đó, dựa vào phát âm học sinh tự phát hiện ra các âm khác là loại âm gì. Các trò cũng được học quy tắc về chính tả, ví như nếu âm đứng trước âm "e", "ê"; "i" thì phải luôn bằng chữ "k" nên các em sẽ không bao giờ viết sai là: "ce"; "cê"; "ci"...
Chị Nguyễn Thị Lan, có con học SGK của GS Hồ Ngọc Đại cũng đánh giá, sách giúp học sinh chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức mới. Theo phụ huynh này, con chị vốn hiếu động, không có năng lực nổi trội và lười học nhưng từ khi học trường Thực nghiệm, theo chương trình này con rất hào hứng đến trường.
Không có lợi ích nhóm?
Sau khi biết thông tin bộ sách bị loại, GS Hồ Ngọc Đại nói, cuộc đời ông có hơn 50 năm giảng dạy và nghiên cứu thực tiễn để viết sách cho tiểu học. Ông quan niệm: "Chương trình có hiệu quả hay không là mỗi giờ học đem lại cái gì mới cho trẻ chứ không phải đem lại lợi ích cuối cấp". Trong nhiều năm nghiên cứu, bộ sách được chỉnh sửa nhiều lần, đều dựa trên nguyên tắc đó. Theo GS. Đại, người lớn nói cao siêu nhưng trẻ con chấp nhận được thì không có gì cao siêu bởi nó nằm trong môi trường của chúng.
Do vậy, khi sách bị loại với lý do có những chỗ "vượt chương trình", ông Đại khẳng định, sẽ không sửa. "Bảo tôi thụt lùi để phù hợp với thay đổi thì không thể được. Họ nghĩ rằng tôi kiêu ngạo nhưng thành tựu của công nghệ giáo dục không phải của tôi mà của một thời đại mà tôi chỉ là người thực thi mà thôi", ông Đại nói.
Trao đổi với báo chí, ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt gồm 15 người. Trong đó có 2 GS đầu ngành về chuyên môn, một số GS đang công tác tại trường ĐH am hiểu lĩnh vực và 1/3 là giáo viên giảng dạy tại các trường đến từ nhiều vùng miền, có cả nhà quản lý giáo dục.
Theo các thành viên Hội đồng thẩm định quốc gia, khi đánh giá về bộ sách của GS Đại cũng đã ghi nhận ý kiến của các giáo viên dạy cấp 1. Họ cho rằng, trong quá trình dạy để đạt mục tiêu họ phải tranh thủ nhiều giờ khác để bổ sung cái thiếu, yếu của chương trình.
Ông Tài cho biết thêm, trong hồ sơ nộp để hội đồng thẩm định bao gồm cả hồ sơ thực nghiệm thực tế. Sau khi hội đồng thẩm định, các tác giả cũng được mời đến để thuyết trình là một trong những điều kiện bắt buộc. Ông Tài khẳng định, thẩm định SGK không có chuyện lợi ích nhóm. Nhiều tác giả cống hiến cho thế hệ trẻ, nếu Hội đồng làm không minh bạch, sẽ không đúng theo chương trình đổi mới.
Một chuyên gia giáo dục cho rằng, GS Trần Đình Sử là chuyên gia lý luận Văn học hàng đầu Việt Nam, GS Mai Ngọc Chừ đầu ngành về ngữ âm học, nhưng nếu chỉ căn cứ vào ý kiến của hai GS này và 1/3 giáo viên (số giáo viên này chưa chắc đã dạy chương trình) để đánh giá chưa hẳn đã khách quan.
Theo Tiền phong
40 năm thăng trầm sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại Bộ sách được áp dụng giảng dạy từ 1978, nhận nhiều phản hồi tích cực nhưng mới đây sách bị Hội đồng thẩm định quốc gia loại từ vòng 1. Thông tin về bộ sách giáo khoa lớp 1 Công nghệ Giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại bị Hội đồng thẩm định quốc gia chấm không đạt ngay từ vòng đầu...