Sự thiếu hụt chip toàn cầu sẽ sớm kết thúc
Nhà nghiên cứu phụ trách vấn đề châu Á của GoldSachs Andrew Tilton vừa tin rằng vấn đề thiếu hụt chip hiện tại sẽ sớm kết thúc khi chúng ta bước sang giai đoạn nửa cuối năm nay.
Các nhà sản xuất bán dẫn sẽ khắc phục được vấn đề cung ứng chip vào cuối năm nay?
Theo Neowin , đây là tin tức đáng quan tâm khi mà cách nay một tuần, trong phát biểu tại sự kiện ảo Computex 2021, CEO Intel Pat Gelsinger cho biết tình trạng chiếu chip toàn cầu hiện nay dự kiện sẽ kéo dài đến năm sau.
CEO Gelsinger chỉ ra nguyên nhân của vấn đề bắt nguồn từ việc các chuỗi cung ứng đang vật lộn để đáp ứng nhu cầu quá cao đối với điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay… sau sự chuyển đổi lớn từ các hoạt động truyền thống sang làm việc và học tập tại nhà do đại dịch Covid-19 gây ra.
Ông Andrew Tilton cũng thừa nhận rằng đây là thời kỳ tồi tệ nhất của ngành công nghiệp chip do khủng hoãng chuỗi cung ứng, tuy nhiên ông không đồng tình với quan điểm của Gelsinger. Theo ông, nguyên nhân của sự cố chủ yếu bắt nguồn từ các hoạt động thắt chặt đối với các chuỗi cung ứng cũng như chậm trễ giao hàng ở các quốc gia châu Á, nơi đặt trụ sở của nhiều nhà cung cấp chip lớn, đặc biệt là TSMC. Một khi các quy định được nới lỏng, nguồn cung cấp sẽ trở nên tốt hơn và không có kịch bản xấu như những gì ông Gelsinger nhận xét.
Mặc dù vậy, Andrew Tilton vẫn thận trọng về vấn đề này vì ngoài đại dịch, nhiều sự cố khác cũng diễn ra trong thời gian gần đây. Ví dụ, Đài Loan hiện phải đối mặt với một đợt hạn hán lớn và là một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều năm gây ảnh hưởng đến việc thiết kế chip vì các tấm bán dẫn có xu hướng phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước dồi dào.
Video đang HOT
Tại sao Intel, TSMC xây nhà máy chip tại nơi khô hạn nhất nước Mỹ?
Ngành sản xuất chip cần rất nhiều nước, nhưng hai "gã khổng lồ" bán dẫn Intel và TSMC gần đây lại công bố kế hoạch xây cơ sở chế tạo chip ở Arizona - một trong những bang khô hạn nhất nước Mỹ.
Hoang mạc rộng lớn ở Arizona
Vào tháng 3, Intel thông báo kế hoạch chi 20 tỉ USD cho hai nhà máy chip mới ở Arizona. TSMC cũng đang bắt đầu quá trình xây dựng nhà máy trị giá 12 tỉ USD ở Arizona.
Theo CNBC, tiểu bang Arizona có thể không phải nơi phù hợp để xây dựng nhà máy bán dẫn, vì quá trình chế tạo chip tiêu tốn hàng triệu gallon nước mỗi ngày.
Do biến đổi khí hậu, Arizona đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước ngày càng trầm trọng, khiến một số tầng chứa nước quan trọng bên dưới mặt đất bị ảnh hưởng.
Theo Trung tâm Dữ liệu Khí hậu Quốc gia - NOAA, Arizona là tiểu bang khô hạn đứng thứ tư trên toàn nước Mỹ, chỉ nhận được lượng mưa trung bình 13,6 inch/năm, tính trong khoảng thời gian từ năm 1970 - 2000. Ngược lại, những bang ghi nhận lượng mưa trung bình hằng năm cao nhất ở Mỹ so với cùng khung thời gian là Hawaii (63,7 inch) và Louisiana (60,1 inch).
Alan Priestley - chuyên gia tại công ty nghiên cứu công nghệ Gartner nói với CNBC: "Nước là một yếu tố quan trọng trong sản xuất bán dẫn, nhưng họ đã chọn cơ sở hạ tầng (ở Arizona) để đảm bảo đáp ứng nhu cầu hiện tại của ngành". Ông nói thêm, quan trọng là các công trình xây dựng mới phải đóng góp vào việc tăng cường cơ sở hạ tầng cấp nước.
Glenn O'Donnell - phó chủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu tại công ty phân tích Forrester cho biết các nhà máy chip có cách tái chế nước riêng, hoạt động gần giống bể bơi trong tòa nhà kín. Ông cho biết: "Cần rất nhiều nước để lấp đầy bể, nhưng không cần phải đổ thêm nước một khi nó đã hoạt động. Hơn nữa, ở trong không gian kín, bước bốc hơi có thể được giữ lại bằng máy hút ẩm và trở lại bể nước. Các nhà máy chip cũng trữ nước bằng cách như vậy".
Intel tài trợ 15 dự án khôi phục nước nhằm mang lại lợi ích cho Arizona. Nếu đạt được mục tiêu, dự án sẽ giúp khôi phục khoảng 937 triệu gallon nước mỗi năm.
Theo các nhà phân tích, TSMC và Intel chọn xây dựng nhà máy ở Arizona vì nhiều lý do khác nhau.
Intel đã có mặt tại Arizona hơn 40 năm và tiểu bang này là nơi có hệ sinh thái bán dẫn lâu đời. Intel hiện sử dụng hơn 12.000 nhân viên ở Arizona. Các công ty chip lớn khác có mặt ở Arizona bao gồm On Semiconductor, NXP và Microchip.
Khi Intel tăng cường sự hiện diện ở Arizona, các trường đại học địa phương cũng tăng các khóa học thiết kế và nghiên cứu chất bán dẫn để tạo ra lực lượng lao động tay nghề cao phục vụ cho ngành sản xuất chip của tiểu bang.
Alan Priestley nhận định: "Điều này tạo ra một hệ sinh thái của các công ty cung cấp sản phẩm và các dịch vụ cần thiết để sản xuất chip". Từ đó, TSMC cũng nhận được lợi ích từ nguồn lực và hệ sinh thái này.
Ngoài ra, việc giảm thuế và ưu đãi địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy. Một số yếu tố khác bao gồm chi phí đất đai, tình trạng, chi phí nhà ở và nền kinh tế địa phương cũng được các công ty xem xét.
Không dừng lại ở đó, ODonnell cho biết tính ổn định địa chấn và nguy cơ can thiệp tự nhiên tương đối thấp của tiểu bang này đang hấp dẫn các nhà sản xuất chip.
Người này nói: "Nhà máy chip không thể rung chuyển dù chỉ một chút. Chỉ cần một trận động đất 0,5 Richter cũng đủ làm hỏng cả một vụ mùa chip".
Thế nhưng Intel có một số nhà máy chip ở Bờ Tây nước Mỹ, đặc biệt là ở thành phố Hillsboro thuộc tiểu bang Oregon - nơi rất dễ gặp động đất.
ODonnell nhận xét: "Bờ Tây có nhà máy chip nhưng cần nhiều biện pháp để cô lập động đất. Nhưng họ không cần làm vậy ở Arizona". Tiểu bang này cũng miễn nhiễm với nhiều thảm họa thiên nhiên khác như bão, cháy rừng.
Với ánh nắng dồi dào, Arizona cũng tự hào về "nguồn điện xanh, dồi dào và đáng tin cậy". Dự án Salt River tại thành phố Phoenix của Arizona đang tạo ra nguồn điện lớn cho các doanh nghiệp. Nhà máy chip cần nguồn năng lượng tương đương với một nhà máy thép.
Cuối cùng, vấn đề chủ yếu xoay quanh chính trị. ODonnell cho biết: "Bộ máy chính trị ở Arizona quyết tâm làm cho tiểu bang thành nơi thân thiện với các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm hơn, nhiều việc làm hơn thì tạo ra nhiều phiếu bầu hơn cho các nhà môi giới quyền lực. Những kế hoạch gần đây của Intel và TSMC nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các tổ chức chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương".
Các ông lớn công nghệ tham gia Liên minh Chất bán dẫn Mỹ Các công ty công nghệ Mỹ (chưa kể đến các nhà sản xuất ô tô) cảm thấy thiếu hụt chip và họ đang tập hợp lại với nhau với hy vọng mang lại nhiều sản lượng chip hơn cho Mỹ. SIAC được tạo ra nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất chip tại Mỹ Theo Engadget , một loạt gã khổng lồ công...