Sự thật video ‘chuột bò trên túi bún’ ở quán ăn Hà Nội khiến dân mạng kinh hãi
Video quay lại cảnh một con chuột bò lên túi bún ‘ngồi ung dung’ được cho là ở một quán vỉa hè trên địa bàn quận Tây Hồ ( Hà Nội) khiến người dân xôn xao, bức xúc.
Ngày 19/7, mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại hình ảnh một con chuột bò lên túi bún trong khi chủ quán đang làm bún cho khách ngay bên cạnh. Video này được cư dân mạng cho là quay tại một quán bún trộn ở phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội).
Đoạn video khiến người xem “rùng mình”, “ghê sợ”, lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Thật sợ hãi, tại sao có thể để bún dưới nền đất bẩn thỉu thế kia?”, “Hình ảnh ám ảnh”, “Quá cẩu thả, mất vệ sinh”… cư dân mạng bình luận.
Ngày 20/7, ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, quận này đã nhận được thông tin phản ánh. Lập tức, chính quyền phường Xuân La đã rà soát toàn bộ địa bàn, đặc biệt các cơ sở kinh doanh ăn uống.
“Chúng tôi không phát hiện quán bún như trong video. Chúng tôi khẳng định hình ảnh mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong video trên không thuộc địa bàn phường Xuân La và đang tìm người đăng tải thông tin sai sự thật”, ông Khuyến nói.
Video đang HOT
Đám cưới đình đám ở Hà Nội đầu thế kỷ 20, dàn xe sang, tiệc toàn sản vật đắt đỏ
Đám cưới của GS Nguyễn Thị Yến - hiệu trưởng trường Trưng Vương từng gây xôn xao khắp Hà thành.
Đám cưới của nữ hiệu trưởng gây xôn xao dư
GS Nguyễn Thị Yến (sinh năm 1905) được biết đến là hiệu trưởng của trường PTTH Trưng Vương (trường Đồng Khánh cũ, Hà Nội) giai đoạn 1954- 1963. Bà xuất thân trong gia đình Nho học, gốc ở Hà Nam lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp.
Trước năm 1945, bà tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương thời Pháp thuộc (trước năm 1945). Năm 1930, bà công tác ở trường Đồng Khánh (Huế). Năm 1935, được bổ nhiệm từ Huế ra Bắc làm hiệu trưởng trường nữ trung học ở Cao Bằng.
GS Yến (bên trái) chụp ảnh người bạn ở Huế.
Chính thời gian này, thông qua sự mai mối và sắp đặt, bà đã có một cuộc hôn nhân với cái kết đầy bất ngờ. Cho đến nay, những người thuộc thế hệ trước ở Hà thành vẫn nhắc đến câu chuyện về đám cưới đình đám, gây xôn xao một thời của bà.
Năm 1936, bà về làm dâu gia tộc họ Bùi Huy nổi tiếng ở ngõ Phất Lộc (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Chồng bà là ông Bùi Huy Khê (1904- 1980), kỹ sư công chính (Giao thông).
Khi ấy bà Yến và chồng cách xa cả nghìn cây số bởi bà dạy học ở Cao Bằng, còn ông Khuê đang làm đường sá ở Lào. Cũng vì lẽ đó mà ngày hai bên gia đình tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 10/1935 thì chỉ có chú rể do bà Yến đang bận dạy học ở xa không về kịp.
Em gái GS Yến từng kể lại, sính lễ ăn hỏi của chị gái thuộc hàng xa hoa, đắt đỏ nhất thời kỳ đó. Đến xe rước sính lễ còn dùng toàn bộ xe kéo lọng vàng. Đoàn người đi ăn hỏi đều mặc áo the khăn xếp đông đúc kéo dài cả tuyến phố.
Mùa hè năm 1936, GS Yến về Hà Nội sửa soạn trang phục, vật dụng cá nhân về nhà chồng và chuẩn bị tổ chức tiệc cưới.
Đám cưới được cử hành trọng thể ở dinh cơ ở gia đình bà tại số nhà 49 Felix Pauvre (phố Trần Phú ngày nay). Cỗ cưới gồm những món sơn hào hải vị như vây cá mập, yến sào, bào ngư,...
Ngày cưới, bà Yến vô cùng xinh đẹp trong trang phục áo dài nhung đỏ, chân đi hài thêu chỉ vàng. Theo lời ông Bùi Nguyễn Trần Hy - con trai duy nhất của bà Yến, đoàn xe rước dâu có tới 20 chiếc xe ô tô sang trọng màu đen. Đại diện nhà trai đến rước dâu có hai quan tuần phủ là cụ Thượng thư tuần phủ Bắc Giang Bùi Huy Tiến (chú ruột) và Cử nhân tuần Phủ Vĩnh Phúc, Bùi Huy Đức.
Cưới xong, vợ chồng bà Yến ra ở riêng tại một căn biệt thự mới mua trên phố Lê Trực. Cả hai hưởng tuần trăng mật ở Sơn Tây, đi chùa rồi về Hải Phòng thăm người bà con. Một tuần sau, chưa kịp hưởng hết ngọt ngào của cuộc sống vợ chồng son, vợ chồng GS Yến phải tạm biệt nhau khi bà Yến đi Nam Định làm hiệu trưởng, ông lại sang Lào làm việc.
Cái kết hạnh phúc từ cuộc hôn nhân sắp đặt
GS Yến và ông Bùi Huy Khê đến với nhau là do sắp đặt, nhưng vợ chồng bà đã có cuộc hôn nhân vô cùng viên mãn. Năm 1950, ông bà lên tàu thủy sang Paris (Pháp) học tập, sinh sống. Tại đây, bà hạ sinh người con trai duy nhất.
Một vài bức hình hiếm hoi của vợ chồng GS Yến khi ở Pháp.
4 năm sau, hai vợ chồng GS Yến về nước. Bà tiếp tục công tác quản lý, giảng dạy tại trường Trưng Vương còn ông Khuê về Bộ Kiến trúc (tiền thân của Bộ xây dựng ngày nay) làm việc.
Người con trai kể lại, bố mẹ ông có lối ứng xử rất văn minh, luôn dành cho nhau sự trân trọng, yêu thương. Ông Khuê thường đích thân lái xe đưa vợ đi làm rồi mới đến cơ quan. Khi ở nhà, họ thường cùng nhau ngâm thơ, trao đổi các kiến thức xã hội. Khi rảnh rỗi, ông Khuê lại vào bếp tự tay nấu ăn cho vợ.
Mỗi tháng một lần, vợ chồng ông bà lại tụ tập, tổ chức tiệc gặp mặt ở nhà mình cùng những người bạn.
Trọn vẹn trải nghiệm tham quan nhà tù Hoả Lò đầy ấn tượng, lý giải vì sao lại thu hút nhiều người đến vậy Không chỉ hấp dẫn trên các trang mạng xã hội, trải nghiệm tại nhà tù Hoả Lò quả thật khiến cho ai cũng phải trầm trồ. Thứ cành quả đẹp lạ mắt cắm chơi cả tháng, giá siêu tiết kiệm khiến người chơi hoa mê mẩn Đừng bỏ lỡ mùa sen đẹp nhất Ninh Bình: Góc nào đứng vào cũng ngút ngàn! Clip...