Hàng bún đỏ duy nhất ở Hà Nội đang hot thời gian gần đây: Hương vị thật sự thế nào mà được quan tâm nhiều như vậy?
Bún đỏ là cái tên còn khá lạ lẫm trên bản đồ ẩm thực Hà Nội, có lẽ bởi vậy mà nó rất hot trong thời gian gần đây.
Thời gian gần đây, trên khá nhiều hội nhóm ăn uống, cư dân mạng truyền tay nhau địa chỉ một hàng bún đỏ ở Hà Nội. Dù không phải mới mở, thế nhưng bún đỏ là cái tên còn khá lạ lẫm trên bản đồ ẩm thực Thủ đô. Có lẽ vì thế mà rất nhanh chóng, món bún đỏ này trở thành chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, hương vị thật sự của món bún ở hàng bún này thế nào?
Cho đến thời điểm hiện tại, đây gần như là hàng bún đỏ duy nhất ở Hà Nội. Xuất phát từ Buồn Mê Thuộc, nơi đã quá nổi tiếng với bún đỏ nhưng ở Hà Nội thì không phải ai cũng từng được thử.
Hàng bún đỏ này nằm ngay đầu con ngõ 185 Chùa Láng, địa điểm thu hút rất nhiều bạn học sinh, sinh viên. Quán bình dân và mức giá cũng phải chăng (35k – 45k) nên khi hot trên mạng xã hội thì nhanh chóng được nhiều lượt khách ghé thăm.
Có mặt tại quán bún đỏ vào khoảng 1h chiều, thời điểm có vẻ đã khá muộn so với giờ ăn trưa, thế nhưng lượt khách tới đây vẫn tương đối đông, gần như kín tất cả các bàn. Hiện tại, quán bán 2 loại bún đỏ gồm tô lớn (35k) và tô đặc biệt (45k). Tô đặc biệt lớn hơn và có thêm giò tai.
Dưới đây là đánh giá khi ăn thử bún đỏ ở Hà Nội:
Video đang HOT
*Nước dùng: 7/10
Với những món ăn có nước dùng như phở, bún, miến, có thể nói rằng nước dùng đóng vai trò “linh hồn” của món ăn. Thế nhưng với món bún đỏ ở đây, nước dùng quả thật chưa thật sự đặc sắc, thiếu đi độ ngọt.
*Sợi bún: 8/10
Bún đỏ là loại sợi bún to, tương tự như bún bò Huế. Điểm khác biệt nằm ở chỗ sợi bún đã được tạo màu đỏ nên nhìn rất thích mắt. Hương vị sợi bún khi ăn không có gì khác biệt so với bún trắng.
*Topping: 8/10
Với 1 bát bún đỏ loại to sẽ có thịt, chân giò hầm nhừ, trứng cút, chả cua, mọc cùng với rau muống. Bát đặc biệt còn có thêm cả 2 miếng giò tai. Lượng topping này được đánh giá là tương đối đầy đặn.
*Độ độc đáo: 9/10
Nói gì thì nói, bún đỏ vẫn là một món còn khá lạ lẫm, độc đáo trên bản đồ ẩm thực ở Hà Nội. Vì thế nên không quá lạ khi nó nhanh chóng trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm.
Xét một cách tổng quan, có thể món bún đỏ ở hàng này chưa phải “đối thủ” của nhiều món bún khác cũng như nhiều hàng bún khác tại Hà Nội. Thế nhưng với độ độc đáo của bún đỏ thì đây là một món ăn đáng thử và nên thử. Biết đâu đó, bạn sẽ thích nó thì sao?
*Lưu ý: Những đánh giá trên dựa trên cảm nhận của cá nhân người viết. Bạn có thể thử và chia sẻ thêm các cảm nhận riêng của mình nhé!
Tấm lưng "gợi cảm" của bác sĩ nói hộ nỗi khát khao thầm kín của nhiều người: Hết dịch nhất định đi ăn "sập" Sài Gòn
Những dòng chữ trên lưng áo bảo hộ của bác sĩ nói hộ nỗi thèm thuồng của nhiểu người hàng quán đóng cửa: Hết dịch, nhất định phải ra ngoài ăn một bữa cho đã đời!
Trong những bộ đồ bảo hộ chuyên dụng mặc trong ca trực chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus Sars-coV-2, khó có thể nhận ra ai với ai. Các bác sĩ đã nghĩ ra cách ghi tên lên lưng áo để tự "đánh dấu" mình, đồng nghiệp và các bệnh nhân có thể dựa vào chữ mà nhận diện.
Nhưng thay vì đơn giản là ghi tên, những người có tính hài hước lại nghĩ ra cách độc đáo hơn để điểm danh. Như bác sĩ Dương Mình Tuấn, một bác sĩ theo đoàn chi viện từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh chống dịch chẳng hạn. Anh đã ghi... nguyên một menu đồ ăn lên lưng áo. Nào là cơm tấm, bánh xèo, mì vịt tiềm, lẩu dê, nào là sủi cảo, cơm gà, bún mắm... Toàn những món "gợi cảm" khiến dân tình thèm thuồng, nhất là khi hàng quán ở Sài Gòn đã nghỉ bán hết để phòng dịch.
Thật sự trớ trêu, khi một món trong menu này, bác sĩ Tuấn cũng khó lòng được nếm, vì anh đang trong một chuyến công tác khác thường. Và cũng vì, mỗi khi vào ca trực, khi đã mặc vào đồ bảo hộ, tất cả các bác sĩ đều cố gắng nhịn lâu nhất có thể, không ăn uống, không đi vệ sinh, thậm chí không chạm đến khẩu trang.
Điều thú vị nhất là ở chỗ, những dòng chữ ghi trên lưng áo bác sĩ trẻ cũng là nỗi thèm thuồng của nhiều người trong lúc này. Thực ra chẳng phải người ta thèm ăn. Khéo tay một chút thì món gì cũng nấu được, ngon chẳng kém gì ăn tiệm. Nhưng cái khiến người ta thèm nhất chính là không khí nhộn nhịp của hàng quán, sự náo nhiệt của việc đưa nhau ra đường ăn uống. Thôi thì, đành ăn trong tâm tưởng, ghi vào để nhắc nhớ, rằng khi hết dịch nhất định sẽ được bung xoã.
Những dòng chữ "gợi cảm" trên lưng áo bác sĩ.
Những dòng chữ thú vị trên lưng áo bác sĩ trẻ tuổi đã khiến dân tình thích thú vì sự hài hước, ngộ nghĩnh cũng như năng lượng tích cực anh mang lại. Có người chòng ghẹo: " Ủa vậy chứ lúc cần, người ta phải gọi: Bác sĩ Dê, bác sĩ Xèo, bác sĩ Pate ơi hay sao anh? ". Không biết có bệnh nhân nào gọi thế không, nhưng chắc họ cũng giống chúng ta, bất giác mỉm cười khi thấy những dòng chữ này. Bác sĩ Dương Mình Tuấn còn tiết lộ, mỗi ngày anh ghi một thực đơn khác nhau trên lưng áo.
Bác sĩ Tuấn hiện đang là bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành nội khoa, công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Anh cũng đồng thời là một Facebooker nổi tiếng, thường có những câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội về góc nhìn cuộc sống, về ngành y. Chính việc lan tỏa những năng lượng tích cực đã giúp bác sĩ trẻ này nhận được sự yêu mến của nhiều người.
Một bức thư mà người bạn nhỏ gửi tặng bác sĩ Tuấn.
Ngoài công tác tại bệnh viện, bác sĩ Tuấn còn là một cây bút trẻ. Anh là tác giả 2 cuốn tản văn mang tên "Lạc Quan gặp Niềm Vui ở quán Nỗi buồn và những chuyện chưa kể" và "Những đứa trẻ không bao giờ lớn". Đây đều là những câu chuyện và trải nghiệm thật của anh trong cuộc sống, công việc và gia đình.
Nam sinh tá hỏa khi lỡ quên 1 thứ sau khi đã nộp bài kiểm tra, giáo viên nhìn thấy chấm ngay 0 điểm Một pha não cá vàng cực mạnh, khiến công sức làm bài coi như đi tong. Trước giờ, học sinh từ Tây sang Ta, dốt giỏi cỡ nào cũng có một biệt tài khó ai địch được: Quay cóp trong giờ thi. Dù nhiều trường đã chuyển sang hình thức thi online nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra rất nhiều. Tuy nhiên,...