Lễ bế giảng Ams sau 1 năm “vắng bóng”: Chỉ 1 khoảnh khắc chứng minh độ chăm học trong truyền thuyết!
Hôm nay (23/5), lễ bế giảng năm học 2021-2022 của các bạn học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đã chính thức được diễn ra.
Sáng ngày 23/5, trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đã tổ chức lễ bế giảng năm học 2021 – 2022. Đây là lễ bế giảng khá đặc biệt bởi lẽ năm ngoái do ảnh hưởng của dịch bệnh, mọi hoạt động trường lớp đều bị đình trệ ít nhiều. Mặc dù thời tiết hôm nay không thật sự thuận lợi nhưng thầy cô và các bạn học sinh của trường vẫn tham dự đầy đủ và lễ bế giảng vẫn được diễn ra với sự một sự trang nghiêm vốn có của nó.
Lễ bế giảng năm nay của THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam được tổ chức với quy mô nhỏ
Dẫu vậy, các hoạt động vẫn diễn ra hết sức chỉn chu
Tuy năm nay quy mô lễ bế giảng của THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam không lớn như mọi năm song mọi hoạt động vẫn được tổ chức một cách chỉn chu. Vốn được biết đến là một ngôi trường với bề dày lịch sử nên trong buổi lễ tổng kết hôm nay, nhà trường cũng dành ra một khoảng thời gian để tuyên dương những bạn học sinh có thành tích học tập xuất sắc không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế.
Đáng chú ý, dù đang trong buổi lễ bế giảng, nhưng chúng ta vẫn có thể chứng khiến khoảnh khắc nhiều bạn học sinh chăm chỉ ôn bài, đến độ dân mạng phải thốt lên: “Đúng là chăm học như Amser!”.
Một nữ sinh tranh thủ hỏi bài cô giáo giữa lúc buổi lễ được diễn ra
Là một học sinh cuối cấp, bạn Nguyễn Phương Anh, học sinh 12 chuyên Địa đã chia sẻ lại cảm xúc trong buổi lễ bế giảng cuối cùng của thời học sinh:
“Sau hôm nay, mình sẽ trở thành cựu học sinh của Ams. Cảm xúc hiện tại của mình đang lẫn lộn giữa vui và buồn, bởi lẽ 3 năm qua đối với bản thân mình khá là trọn vẹn vì mình có bạn bè, thầy cô luôn sát cánh bên cạnh để hỗ trợ mỗi khi mình đối mặt với những khó khăn”.
Phương Anh bày tỏ những nỗi niềm cảm xúc xong buổi lễ bế giảng cuối cùng của thời học sinh
Video đang HOT
Ngoài ra, Phương Anh còn chia sẻ thêm về cảm xúc của bản thân trong buổi sáng ngày hôm nay. Cô nàng có chút hụt hẫng khi thời tiết ban đầu không “chiều lòng người”, vì mưa lớn nên nguy cơ buổi lễ sẽ phải tổ chức trong hội trường nhỏ. Tuy nhiên, may mắn thay, tới thời điểm lễ bế giảng diễn ra, trời đã ngớt mưa và buổi lễ bế giảng năm học đã kết thúc một cách thuận lợi.
“Mỗi một học sinh Ams đều có một hành trình mang tên ‘hành trình 1000 days’. Mỗi một cột mốc trong hành trình đều đánh dấu được sự trưởng thành của chúng mình. Tuy nhiên, vì đại dịch nên hành trình đó đã có những lúc đứt gãy và mình đã không thể hoàn thiện được trọn vẹn. Điều đó khiến mình cảm thấy vô cùng nuối tiếc nhất và nếu có một mong ước, mình mong sẽ được quay trở lại để hoàn thiện nốt chặng đường còn đang dang dở”, Phương Anh tâm sự thêm.
Do sau buổi lễ, các khối lớp vẫn phải tiếp tục chương trình học nên chúng ta không có cơ hội chứng kiến quá nhiều những khoảnh khắc xúc động. Tuy nhiên, đâu đó ở các góc sân trường, ở trong lớp học vẫn là cảnh tượng các bạn học sinh cuối cấp ký vội lên áo nhau để làm lưu niệm. Và một lần nữa, nhan sắc xinh xắn của nữ sinh Ams vẫn khiến người ta trầm trồ không thôi!
Các bạn học sinh cuối cấp tranh thủ tặng nhau chữ kí lên áo làm lưu niệm
Do yếu tố thời tiết và các bạn học sinh còn phải tiếp tục lên lớp nên mọi công đoạn đều nhanh gọn
Con gái trường Ams giản dị mà xinh ghê hông?
"Hẹn ngày mai, anh về phép thăm em" nhưng gần 50 năm sau vợ chồng mới được gặp lại nhau
Suốt gần nửa thế kỷ sau lời hẹn ước, đôi vợ chồng mới gặp lại nhau, các con mới gặp lại cha nhưng niềm vui chẳng còn trọn vẹn.
"Em về Sài Gòn, anh ở đây vắng bóng
Em đi anh buồn, thương nhớ nhau
Em nhớ giữ vẹn lời thề
Ngày mai anh về phép thăm em!"
Đó là lời hẹn ước ông Nguyễn Minh Tú (SN 1930, ngụ ở thôn Phước Hà Bình Phú, Thăng Bình, Quảng Nam) gửi cho hậu phương của mình là bà Nguyễn Thị Loan (1942, Trảng Bom, Đồng Nai) trước khi cả hai có cuộc chia ly suốt gần 50 năm dài đằng đẵng, tưởng như sẽ không bao giờ gặp lại.
Hạnh phúc vỡ tan không một câu báo trước, không một lời giải thích
Năm 1956, ông Tú vào Sài Gòn lập nghiệp. Hai năm sau, ông bị chính quyền chế độ cũ bắt đi lính. Trong thời gian đóng quân ở Bến Cát, Bình Dương ông phải lòng cô thiếu nữ Nguyễn Thị Loan ở Trảng Bom. Đến năm 1960, cả hai nên duyên vợ chồng, rồi lần lượt sinh được 3 người con trai.
Trong 2 năm từ 1968-1970, chiến trường miền Trung vô cùng khốc liệt bom đạn rải khắp nơi suốt ngày đêm. Những cuộc giao tranh nổ ra triền miên, ông Tú buộc phải đưa ra quyết định đưa vợ con về lại Biên Hòa để bảo đảm an toàn. Sau đó, bà Loan dắt díu các con vào Nam. Thời gian này, ông Tú mỗi năm vào thăm vợ con 1 lần, được hai lần thì ông bị thương phải nằm trong bệnh viện Huế.
Ông Tú cũng không ngờ từ ngày bị thương vào năm 1972, mọi liên lạc với vợ con bị cắt đứt, khiến gia đình rơi vào cảnh ly tán suốt gần nửa thế kỷ. " Tháng 8/1974, tôi được lệnh bị thương không làm được việc nặng thì làm việc nhẹ nên được đưa đi học và công tác ở phân chi khu cho đến ngày giải phóng. Hồi đó, thực tế là quá khó khăn tôi không có phương tiện để tìm kiếm, có vài lần về lại nơi cũ vợ con từng sinh sống nhưng không tìm được".
Đến khi mọi hy vọng tìm kiếm dường như đã tắt lịm, ông Tú được một người phụ nữ cùng quê chủ động làm quen. Thấy cô gái có tình cảm sâu nặng với mình, ông Tú không nỡ chối từ. Sau đó, cả hai xây dựng gia đình mới ở Quảng Nam và sinh được thêm 3 người con.
Thời bao cấp thiếu ăn, ông Tú tập trung lo cho 3 người con của người vợ sau nên không có điều kiện đi tìm vợ trước. Nhưng tâm trí của người đàn ông vẫn đau đáu nhớ về người vợ cũ và các con đã thất lạc.
Mãi đến năm 1997 ông Tú mới có điều kiện để bắt đầu hành trình tìm kiếm. Người cha gần 70 tuổi tận dụng từng chút thời gian ít ỏi vào Nam để lần nò tung tích của vợ con. Nhưng khi tìm về ngôi nhà cũ đã không còn, người thân của bà Loan người mất, người cũng chuyển đến nơi khác sinh sống.
Cuộc hội ngộ ngược đường, gần 50 năm sau mới gặp lại
Dù buồn vì chồng sống bên cạnh mình nhưng lúc nào cũng đau đáu nghĩ về người vợ đầu nhưng người vợ sau của ông Tú rất thông cảm và còn động viên. Để bà khỏi chạnh lòng, ông đành tìm kiếm trong bí mật nhưng bất thành. Mãi đến năm 2007, sau khi đã mãn tang người vợ thứ hai ông Tú mới tập trung hết sức lực vào công cuộc tìm vợ con.
Suốt 8 năm trời, ông Tú cứ dành dụm được chút tiền lại khăn gói bắt xe vào Nam, lang thang khắp chợ Bến Thành, tìm kiếm những người quen cũ mong sao có chút thông tin về bà Loan và các con.
Hành trang của ông là ít thông tin và bức ảnh bạc màu chụp cả gia đình vào năm 1969 trước khi chia tay. Có hai tấm bà Loan giữ 1, ông Tú giữ 1. Cả hai đều ghi chung lời hẹn ước và ước nguyện hạnh phúc bên nhau mãi trọn đời.
Lời hẹn ước của ông Tú và bà Loan viết sau tấm ảnh ngày 9/4/1969
Trong khi đó, hàng chục năm không thấy ông Tú quay lại thăm, bà Loan ngỡ chồng đã chết trận. Vài năm sau bà cùng các con lần về địa chỉ cũ đi tìm chồng nhưng không ai biết ở đâu, không còn thân nhân nào ở đó nữa.
Thời điểm ấy, người phụ nữ vô cùng cơ cực, gồng gành nuôi các con khôn lớn. Sau này, bà cũng đi bước nữa và có thêm một cô con gái với người chồng sau. Dẫu vậy, bà vẫn đốc thúc các con tìm cha, tìm về cội nguồn thân tộc bên nội.
Khi cha xuôi Nam đi tìm thì ba người con của ông Tú và bà Loan lần lượt là Nguyễn Văn Tuấn (1962); Nguyễn Văn Nh. (SN 1966), Nguyễn Văn Đức (SN 1968) lại ngược về miền Trung hỏi han. Biền biệt tìm cha nhưng bất thành, những người con thất vọng quá trở về. Bốn mẹ con bà Nguyễn Thị Loan mang tấm hình chôn ở nấm mộ vọng, chọn một ngày trong tháng 11 (ngày ông Tú về thăm 4 mẹ con rồi trở về Quảng Nam trong năm 1973 làm ngày giỗ).
Thật đau lòng vì có lần hai bên đã rất gần nhau khi ông Tú về lại chợ Trảng Bom, các người con cũng xuất phát ngay gần đó để đi tìm cha nhưng chẳng có cuộc hội ngộ nào cả.
Ông Tú vui đến ngất đi khi gặp lại các con
Đến giữa năm 2014, khi xem được một cuộc hội ngộ trên tivi trong chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly", ông Tú ngay lập tức liên hệ nhờ tìm kiếm vợ con với mong mỏi được gặp lại người thân trước khi nhắm mắt xuôi tay.
Cuối năm 2015, ông tú và các con đã có cuộc đoàn tụ trong nước mắt trên sóng truyền hình. Thế nhưng, 3 người con trai thì nay chỉ còn 2.
Gần nửa thế kỷ gặp lại người xưa, bà Loan không khỏi xúc động: " Đúng là ng ười từ cõi chết trở về. Bao năm qua cứ nghĩ là ông ấy mất rồi chứ đâu ngờ có ngày trở về. Chuyện này tưởng sẽ không bao giờ có, kể tìm gặp về sớm đặng gặp con chứ giờ trễ quá Nh. mất rồi tội nghiệp lắm".
Camera ghi lại phút nam sinh trường chuyên tự tử, xót xa lá thư tuyệt mệnh: 'Tạm biệt 1/4' Trước khi nhảy từ chung cư xuống đất, nam sinh đã để lại bức thư trên bàn học, nói lời tạm biệt bố mẹ. Thông tin nam sinh L.N.N.M (SN 2006, trú tại căn hộ ở chung cư Văn Phú Victoria, Hà Đông) nhảy lầu tự tử vào sáng ngày 1/4 khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Được biết, nam sinh này...