Sự thật về quan điểm ‘hành tỏi mọc mầm có độc’
Hành tỏi mọc mầm có thể bị xốp, ọp, hương vị thơm ngon cũng mất đi ít nhiều nhưng chúng không có độc.
Hành và tỏi là hai loại gia vị phổ biến nhất mà người Việt thường dùng trong căn bếp, mang lại hương vị hăng nồng và thơm ngon cho các món ăn. Hành và tỏi cũng có một số lợi ích cho sức khỏe. Hành là nguồn cung cấp vitamin C, B6, kali và folate dồi dào, trong khi đó tỏi rất giàu vitamin C, B6, thiamin, kali, canxi, phốt pho, đồng và mangan.
Bác sĩ Đoàn Hồng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết tỏi và hành nảy mầm là do độ ẩm. Thông thường, hành và tỏi là phần củ của cây và để phát triển thành cây mới, vì vậy nảy mầm là một điều tự nhiên đối với chúng. Chúng sẽ “nằm im” cho đến khi gặp điều kiện thích hợp để nảy mầm và phát triển thành cây mới.
Ăn hành tỏi mọc mầm vẫn đảm bảo an toàn. Ảnh: Hoàng Linh
Ăn hành tỏi mọc mầm vẫn đảm bảo an toàn. Hành tỏi mọc mầm có thể bị xốp, ọp đi khi chúng nảy mầm do các chất dinh dưỡng đã được sử dụng để nuôi cái mầm đó, hương vị thơm ngon của hành tỏi cũng mất đi ít nhiều nhưng chúng hoàn toàn không có độc và không gây hại gì cho bạn khi ăn vào. Đặc biệt nếu rễ và chồi vẫn còn nhỏ, chúng vẫn hoàn toàn có hương vị bình thường. Rất nhiều người còn cố tình ăn mầm vì chúng có nhiều protein hơn. Do đó, hành tỏi mọc mầm phổ biến với những người ăn chay và thuần chay.
Bảo quản hành và tỏi tại những nơi khô, mát, lưu thông không khí tốt để ngăn chúng phát triển. Bạn cũng có thể bẻ củ tỏi thành từng tép và bảo quản ở nơi mát mẻ, tối, thoáng khí. Nhớ rằng nếu hành tỏi đã bị nảy mầm, chúng sẽ thối rữa nhanh hơn nhiều. Hãy nhớ bảo quản hành tỏi tách biệt với các loại trái cây và rau củ khác, vì quá trình chín của rau quả tạo ra khí ethylene kích thích hành và tỏi nảy mầm.
Video đang HOT
Đu đủ tốt vậy, người tiểu đường có nên ăn?
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, bệnh thận và tổn thương thần kinh.
Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần phải hạn chế nghiêm ngặt đối với đồ ngọt, đường và tuân theo một chế độ ăn uống riêng.
Đu đủ là nguồn dồi dào các vitamin thiết yếu như A, B, C và E và các khoáng chất như folate, magiê, đồng, kali, lutein, axit pantothenic và chất chống oxy hóa như lycopene, nên là thực phẩm tối ưu cho sức khỏe.
Tuy nhiên, vì đu đủ cũng chứa đường, nên nhiều người sẽ thắc mắc liệu người tiểu đường có nên ăn đu đủ không?
Tin vui là đu đủ an toàn cho người bệnh tiểu đường!. Ảnh SHUTTERSTOCK
Người bị tiểu đường ăn đu đủ có được không?
Chuyên trang sức khỏe của Mỹ Healthline đã giải đáp thắc mắc này: Tin vui là đu đủ an toàn cho người bệnh tiểu đường!
Thành phần dinh dưỡng của đu đủ cho thấy, mặc dù có vị ngọt nhưng nó lại chứa nhiều chất xơ nên nó là món ăn vặt lành mạnh cho người bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường phải cẩn thận, chỉ ăn đu đủ như một bữa ăn nhẹ giữa ngày, với số lượng hạn chế và không ăn quá nhiều để giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn bao nhiêu đu đủ?
Để giữ mức đường huyết không tăng đột biến, người bệnh tiểu đường nên ăn một khẩu phần đu đủ vừa phải.
Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân tiểu đường nên ăn tối đa một chén đu đủ mỗi ngày.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, 1 chén đu đủ chứa khoảng 11 gram đường, theo Healthline.
Mặc dù nó có hàm lượng calo thấp, nhưng đu đủ có chứa đường hữu cơ, do đó không nên ăn quá nhiều.
Hơn nữa, đu đủ có chỉ số đường huyết (GI) là 60, ở mức trung bình, chứa rất nhiều chất xơ, cả hai đều giúp làm chậm quá trình hấp thu đường trong cơ thể, do đó không làm tăng lượng đường trong máu quá nhanh.
Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tối đa một chén đu đủ mỗi ngày. Ảnh -SHUTTERSTOCK
Theo Healthline, thực phẩm có GI thấp là từ 20 đến 49, GI trung bình là từ 50 đến 69, và thực phẩm có GI cao là từ 70 đến 100.
Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh tiểu đường nên ăn đu đủ cho bữa xế giữa ngày, tránh ăn trái cây vào buổi tối.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy ăn đu đủ cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Theo một số báo cáo, đu đủ có thể có tác dụng giảm mức đường huyết cao. Đu đủ có chứa flavonoid có đặc tính chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận chính xác về điều này, theo Healthline.
Ăn thực phẩm giàu kali sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch Theo NDTV, ăn những loại thực phẩm giàu kali sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe tim mạch, bởi kali có thể làm giảm huyết áp, cải thiện mức cholesterol... Được biết, chế độ ăn uống của chúng ta ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tim mạch. Chế độ ăn uống và lối sống kém có thể làm tăng nguy cơ mắc...