Sự thật về bánh cuốn thanh long hót họt ở Hà Nội: quán vắng nhưng đơn ship hàng thì ùn ùn, làm không kịp nghỉ tay
Sau bánh mì thanh long, pizza thanh long, ở Hà Nội còn xuất hiện cả bánh cuốn thanh long cùng chung tay “giải cứu” nông sản Việt Nam.
Bánh cuốn Bà Hanh là một trong những địa chỉ bánh cuốn rất quen thuộc ở Hà Nội với gần 30 năm tuổi đời. Nép mình trong con phố nhỏ Thọ Xương nhưng bánh cuốn bà Hanh vẫn được rất nhiều người biết đến, ghé ăn và thường xuyên quay trở lại ủng hộ. Và mới đây, bánh cuốn bà Hanh một lần nữa gây sốt trở lại, khiến giới trẻ biết đến nhiều hơn bởi món bánh cuốn thanh long có màu sắc rực rỡ.
Được biết trong thời gian gần đây, người dân đều rủ nhau mua thanh long đỏ để ủng hộ, giúp bà con nông dân “giải cứu” nông sản, gia đình bà Hanh cũng mua về ăn. Sau đó, mọi người nảy ra sáng kiến thử làm bánh cuốn thanh long xem sao. Thanh long ruột đỏ mua về sẽ được xay nhuyễn phần ruột rồi pha với tỷ lệ vừa đủ với bột bánh và nước để tạo nên màu hồng đẹp. Sau đó, các công đoạn tráng bánh được tiến hành theo cách thông thường.
Bà Hanh chia sẻ: “Ban đầu, vì cho thanh long vào nên bánh nhanh chín quá, không được dẻo như bột gạo nên cũng có gặp khó khăn khi thử nghiệm. Sau vài lần thay đổi thì cũng thành công”. Từ đó, món bánh cuốn thanh long đã đến được với các khách hàng.
Chị Vỹ – nhân viên tại quán chia sẻ, món bánh cuốn thanh long đã bán được khoảng gần 10 ngày nay và càng ngày càng được nhiều người biết đến. Đặc biệt, mấy ngày gần đây, bánh cuốn thanh long bắt đầu gây sốt trên nhiều trang mạng xã hội.
Theo ghi nhận tại quán, vào giờ ăn trưa, khách đến không quá đông và dồn dập, vẫn còn nhiều bàn trống. Tuy nhiên, lượng khách đặt ship hàng lại rất nhiều, các nhân viên tại quán phải làm việc liên tục, không kịp nghỉ tay. Số lượng ship bánh cuốn cũng thường khá nhiều cho mỗi đơn, có những đơn lên tới 10 suất hoặc hơn.
So với bánh cuốn thường, bánh cuốn thanh long có màu hồng đặc trưng của thanh long, khiến cho miếng bánh cuốn trở nên lạ lẫm hơn và vô cùng bắt mắt. Ngoài bánh cuốn nhân thịt theo cách thông thường còn có cả bánh cuốn trứng thanh long.
Video đang HOT
Bánh cuốn thanh long nhân thịt băm, mộc nhĩ.
Bánh cuốn trứng thanh long.
Xét về hương vị, bánh cuốn thanh long không khác biệt rõ ràng so với bánh cuốn thông thường bởi quả thanh long về bản chất cũng không có mùi hoặc vị quá đậm. Sự khác biệt dễ thấy nhất chính là phần bột bánh ít độ dẻo hơn so với thông thường. Tuy nhiên, về tổng thể thì việc thử trải nghiệm một món bánh cuốn với màu sắc bắt mắt thế này cũng rất thú vị.
Bánh cuốn nhân thịt nhiều vỏ bánh hơn nên ăn dẻo hơn. Trong khi đó, bánh cuốn trứng lại đậm vị và béo ngậy hơn bởi nhân trứng.
Cũng theo chia sẻ của chị Vỹ, tuy chi phí làm bánh cuốn thanh long có tốn kém hơn ở phần nguyên liệu thanh long nhưng quán quyết định không tăng giá để góp phần giúp “giải cứu” thanh long. Giá của bánh cuốn thanh long không thay đổi so với bánh cuốn thường: 35k/đĩa 7 cuốn, 15k/bánh cuốn trứng. Thông tin về việc bánh cuốn thanh long có giá tăng gấp đôi so với thông thường là không hề đúng. Chính vì thế, khách tới có thể yên tâm thử mà không cần lo lắng gì về giá cả.
Theo Tri Trức Trẻ
Cận cảnh quy trình sản xuất bánh mì thanh long của Việt Nam được báo Mỹ hết lời khen ngợi
Bánh mì được làm từ thanh long, món ăn mới lạ giúp nông dân Việt Nam "giải cứu" nông sản trong mùa dịch virus Corona, đang trở thành 1 trend ẩm thực thú vị và được báo chí quốc tế hết lời khen ngợi.
Gần một tháng qua, người dân rất ưa chuộng bánh mì thanh long - sáng tạo của "Vua bánh mì" Kao Siêu Lực để giúp giải cứu nông sản cho nông dân trong mùa dịch virus Corona. Loại bánh mì này còn trở thành 1 trend ẩm thực thú vị và thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế. Tờ Business Insider của Mỹ mới đây cũng đã hết lời ca ngợi loại bánh mì giải cứu thanh long của Việt Nam.
Không chỉ mang ý nghĩa nhân văn to lớn trong việc chung tay giải cứu nông sản Việt giữa mùa dịch virus corona, những ổ bánh mì thanh long còn gây sốt bởi hương vị thơm ngon, độc lạ.
Sau nhiều lần liên hệ, cuối cùng PV cũng được "mục sở thị" quy trình sản xuất loại bánh mì đang "gây bão" này.
Quy trình kiểm soát trước khi vào xưởng bánh mì khắc khe như "kiểm dịch", tất cả đều phải mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang và mũ trùm tóc... và phải đứng vào máy sấy gió để đảm bảo vệ sinh.
Được biết, đây là một trong những nơi đầu tiên sản xuất bánh mì thanh long và một số loại "bánh mì nông sản" khác như dưa hấu, khoai lang... tại TP Đà Nẵng.
Xưởng bánh mì được trang bị rất nhiều loại máy móc hiện đại. Hiện, có gần 50 nhân viên đang làm việc tại đây và mỗi ngày cho ra đơn hàng trăm bánh mì thanh long...
Nhận viên mix nguyên liệu theo tỉ lệ và công thức đã quy định sẵn.
Sau đó, bột làm bánh và thanh long ruột đỏ được trộn đều với nhau bằng máy tự động.
Bánh mì thanh long được nhào nặn thành hình từ đôi bàn tay khéo léo của các nhân viên.
Để tạo nên 1 ổ bánh mì thành phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn...
Ông Kao Siêu Lực, chủ nhân của bánh mì "giải cứu" thanh long, tiết lộ công thức bánh mì thanh long như sau: 25kg bột mì; 14kg thanh long ruột đỏ (đã bỏ vỏ); 4,5kg nước; 625gr men tươi Lasaffre/ 500gr muối; 125gr phụ gia Puratos S500 (không bắt buộc)/ Với công thức này sẽ cho ra khoảng 400 ổ bánh mì. Trọng lượng bánh là 120gr/ổ bánh lúc chưa nướng.
Bánh mì thanh long được quét thêm một lớp gia vị đặc biệt bên ngoài để vỏ bánh thêm thơm ngon hơn.
Bánh mì được cho vào lò nướng.
Đại diện xưởng bánh cho biết, khi mới thử nghiệm, xưởng chỉ sản xuất khoảng 100 chiếc bánh mì thanh long, baguette, sandwich..., rồi sau đó dần dần tăng lên và đến giờ mỗi ngày cho ra lò từ 600-700 chiếc, cung ứng cho các cửa hàng ở Đà Nẵng.
Theo Tri Trức Trẻ
Người Sài Gòn xếp hàng dài đợi mua bánh mì thanh long nhân sầu riêng 6 Ri của "vua bánh mì" Kao Siêu Lực Sản phẩm bánh mì thanh long vẫn chưa kịp nguội thì gần đây, ông chủ thương hiệu ABC Bakery - Kao Siêu Lực lại tiếp tục sáng tạo ra món mới: Bánh mì thanh long nhân sầu riêng 6 Ri Được biết, bánh mì thanh long sầu riêng 6 Ri được ông chủ ABC Bakery sáng tạo và đưa ra công thức chỉ...