Sự thật rùng mình đằng sau loại cà phê mà nhiều người thích uống
Nghe xong câu chuyện đằng sau ly cà phê hảo hạng này ắt hẳn nhiều người sẽ bị ám ảnh và suy nghĩ.
Cà phê chồn hay còn gọi là Kopi Luwak là một loại cà phê rất đặc biệt, được xếp vào hàng “cực phẩm” trong giới cà phê và cũng là loại đồ uống hiếm có và đắt đỏ nhất trên thế giới. Nó được coi là loại cà phê sang chảnh chỉ dành cho giới thượng lưu nhờ vào cách tạo ra hạt cà phê độc đáo và khác biệt.
Đằng sau những ly cà phê phân chồn giá từ 30 tới 100 USD là nạn ngược đãi động vật tàn nhẫn.
Cà phê chồn xuất hiện lần đầu tại Indonesia, với tên gọi là Kopi Luwak. Qua thời gian, nhiều quốc gia trên thế giới cũng nắm được phương thức tạo cà phê chồn cho riêng mình, tạo nên một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ. Ước tính, 1kg cà phê chồn trên thị trường có thể có giá lên tới $1000 (tương đương gần 23 triệu đồng).
Nhưng nguồn gốc của cà phê chồn là từ cái gì? Chắc nhiều người cũng biết rằng tên gọi khác của loại cà phê này là “cà phê phân chồn” và cái tên ấy nói lên tất cả. Hạt cà phê chồn chính xác được lấy ra từ phân của loài chồn, mà cụ thể ở đây là loài chồn vòi đốm – hay chồn hương.
Phân chồn chứa hạt cà phê để tạo ra loại thức uống hảo hạng, khiến nhiều người mong muốn được thưởng thức một lần.
Cụ thể thì loài chồn khi ăn quả cà phê, hạt sẽ đi qua dạ dày và bị các enzyme trong ruột tác động. Các enzyme chỉ đủ để bào mòn lớp vỏ bên ngoài hạt và làm lên men, thấm nhẹ vào nhân cà phê, sau đó hạt được thải ra qua đường bài tiết, hay dân dã hơn là khi con chồn… đi “nặng”.
Người dân sẽ đi thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài chồn này, rồi làm sạch sau đó rang hạt cà phê lên để làm đồ uống.
Những con chồn bị nhốt trong chiếc cũi chật hẹp khiến chúng phát điên.
Những người đã trải nghiệm loại cà phê này nhận xét rằng cà phê chồn có vị thơm ngon đặc biệt so với các loại cà phê thông thường khác. Một ly cà phê chồn hòa quyện của rất nhiều hương vị. Nó được miêu tả là có “mùi mốc” rất hấp dẫn, ngọt ngào như sirô, hương vị đậm đà và thoang thoảng vị caramel và sôcôla, đắng nhưng rất dễ chịu.
Thế nhưng, đằng sau những ly cà phê ấy lại là những hình ảnh thương tâm của những chú chồn hương bị “tước” quyền được sống trong môi trường tự nhiên.
Chúng bị tra tấn về tinh thần và không ngừng gặm nhấm tứ chi.
Video đang HOT
Tờ Time đã tiết lộ, để có được sản lượng mong muốn, rất nhiều hãng cà phê giam cầm chồn trong lồng cũi, chỉ cho chúng ăn quả cà phê tươi. Những con chồn này phải sống trong kinh sợ, không được ăn uống lành mạnh. Loại động vật ăn tạp về đêm này gần như bị tra tấn về tinh thần, không ngừng gặm nhấm tứ chi, đến lúc không thể chịu đựng nổi nữa, sinh bệnh và chết.
Cuộc sống ngục tù của những con chồn.
Tuy nhiên, có một sự thật đau xót rằng những thương nhân sản xuất hoàn toàn bỏ qua tất cả những điều này, trong mắt họ chỉ chú ý đến việc làm cách nào khiến chúng có nhiều phân càng tốt. Cách làm của họ cũng đồng nghĩa với việc kết án tù chung thân không thương tiếc đối với những con chồn hương bị giam cầm trong ngục tù.
Chúng bị ép ăn để sản xuất ra nhiều phân chồn chứa hạt cà phê đắt đỏ.
Các trang trại uy tín, họ có cách để đảm bảo tình trạng sức khỏe cho chồn. Nhưng với nhiều cơ sở sản xuất tự phát, điều kiện chăm sóc chồn cũng cực kỳ đơn sơ và không đảm bảo. Sau vài năm, những con chồn năng suất kém sẽ được trả lại tự nhiên.
Tưởng như là sự giải thoát, nhưng không, vì hầu hết chúng sẽ chết do sức khỏe đã bị bào mòn sau những năm tháng bị bóc lột.
Nhiều con chồn bị vắt kiệt sức lao động và chết dần chết mòn.
Nhận thấy sự tàn nhẫn khi kiếm lời một cách tham lam từ sản phẩm này, thương gia Tony Wild, người đã đưa thương hiệu cà phê chồn vào phương Tây từ năm 1991, đã khởi xướng chiến dịch quảng cáo, thuyết phục người tiêu dùng ngừng tiêu thụ loại sản phẩm này.
Cuộc sống của chúng gói gọn trong chu trình ăn rồi thải, thải rồi ăn.
Ông đã nói rằng: “Nhu cầu về mặt hàng này ngày càng tăng làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng theo, điều này khiến cho loài chồn đang bị bắt giữ trái phép, bị tước mất tự do, bị ép ăn quả cà phê quá lượng để có thể sản xuất cà phê hàng loạt, tôi rất hối tiếc vì rằng sự khám phá của tôi không ngờ lại dẫn đến sự kinh doanh tàn nhẫn dựa trên sự ngược đãi động vật như vậy”.
Những con chồn kiệt quệ tinh thần và thể chất trong chiếc cũi chật hẹp bẩn thỉu.
Một số nước phương Tây hiện nay cũng đã bắt đầu phong trào tẩy chay “Cà phê chồn”. Sau khi một số người hiểu được sự thật này đều cảm thấy bi ai và buồn cho số phận những con chồn hương gặp phải.
Giá rẻ chưa bằng bát phở nhưng đây là những mặt hàng Việt 'quốc dân'
Tuy giá cả ở mức bình dân nhưng không thể phủ nhận những mặt hàng này chính là "quốc dân" với người Việt.
Các sản phẩm truyền thống của Việt Nam không chỉ được lòng người dân quê hương mà còn nổi tiếng với cả bạn bè quốc tế. Không những ghi điểm bởi chất lượng, mà những sản phẩm này còn có giá thành rất phải chăng, phù hợp với ví tiền của số đông người tiêu dùng Việt.
Cùng điểm danh 5 sản phẩm Việt có mức giá chưa bằng một bát Phở nhưng độ phủ sóng đến hàng "quốc dân" mà người Việt Nam nào cũng đã một lần thưởng thức.
1. Nước mắm
Có thể nói Việt Nam từ thời xa xưa đã là xứ sở của các loại mắm. Từ mắm nêm, mắm phệt, mắm ruốc, mắm tôm đến các loại mắm lóc, mắm sặt, khô mắm, khô mặn.
Tại Việt Nam, suốt miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá cơm, cá thu, cá nục v.v.) và rút chiết ra dưới dạng nước.
Tùy theo độ đạm trong nước mắm mà người ta phân cấp độ (nước mắm cốt, nước mắm loại 1, nước mắm loại 2).
Chén nước mắm dùng chung giữa mâm cơm được coi là nét đặc trưng cho văn hoá chia sẻ trong ẩm thực Việt Nam và cũng là món gia vị chế biến không thể thiếu cho các món ăn.
Giá bán: Trên thị trường, giá bán của các loại nước mắm khá đa dạng. Dao động từ 35.000 đồng/chai cho tới 110.000 đồng/chai.
2. Chè xanh
Chè (hay còn gọi là trà) là một thức uống được ưa chuộng của người Việt. Nước ta cũng sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng với rất nhiều loại chè có thể kể tới như trà mạn Hà Giang, chè Tuyết (Shan), trà đen, trà hương, trà hoa tươi...
Nguyên liệu để nấu nước chè xanh gồm lá chè non và già, to nhỏ, xanh tươi. Lá chè hái sau khi rửa sạch vò nhầu lá bằng tay rồi cho vào nồi hoặc ấm đun nước loại to cho thêm vài lát gừng để thêm vị cay. Nước chè xanh có thể uống nóng hoặc nguội đều tốt cho sức khỏe. Đây cũng là đồ uống không thể thiếu của người dân nông thôn vùng Bắc Bộ.
Giá bán: 25.000 đồng/kg.
3. Cà phê
Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới và có một nền văn hóa cà phê phong phú, sáng tạo xuất hiện trong mọi khía cạnh cuộc sống. Và cà phê là một phần rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của người Việt.
Quán cà phê xuất hiện rất nhiều ở mọi góc đường phố. Quán cà phê có bàn ghế thường được đặt trong phạm vi một doanh nghiệp bán lẻ, chẳng hạn như văn phòng chuyên nghiệp, cửa hàng quần áo hoặc hiệu sách để phục vụ nhu cầu của tất cả người dân.
Một số loại cà phê quen thuộc và nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể tới như: cà phê sữa đá, cà phê trứng, cà phê sữa chua, bạc sỉu và cà phê chồn.
Giá bán: Trên thị trường, giá bán của các loại cà phê khá đa dạng. Dao động từ 25.000 đồng/cốc cho tới 45.000 đồng/cốc.
4. Cá khô
Cá khô là một trong những đặc sản miền Tây làm quà nổi tiếng vùng nước nổi bởi hương vị thơm ngon, chế biến được nhiều món ăn như nướng, làm gỏi... Mặc dù là cá khô nhưng chất dinh dưỡng và độ ngon của cá thì không thua kém cá tươi nên được lòng người dân Việt khắp nơi.
Cá khô có nhiều loại nhưng nổi tiếng nhất vẫn phải kể tới khô cá lóc, cá thòi lòi khô, khô cá sặc bổi, khô cá đù. Đây điều là các món đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Hơn nữa, nó cũng dễ dàng được vận chuyển đi xa, rất thích hợp để làm quà biếu và tặng cho người thân, bạn bè.
Giá bán: Trên thị trường, giá bán của các loại cá khô có nhiều loại. Thấp nhất là 20.000 đồng/kg. Và cao nhất là 250.000 đồng/kg.
5. Mì tôm
Xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước, mì tôm phiên bản gói giấy được coi là thương hiệu đồ ăn liền quốc dân đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm nổi tiếng này được xem là nét văn hóa ẩm thực "thời khó" của nước ta.
Sau này kinh tế thị trường phát triển hơn, mì tôm Việt dần thay đổi mẫu mã chuyển từ gói giấy sang túi nilon như nhiều loại mì khác. Một số thương hiệu mì tôm Việt nổi tiếng có thể kể tới như mì Vị Hương, Tabiket, mì ăn liền Miliket, mì Hảo Hảo của Vina Acecook, Vifon.
Giá bán: 3,5 - 5.000 đồng/gói.
Những cửa hàng, dịch vụ nào được mở cửa sau 0 giờ ngày 28-3? UBND TP Hà Nội chiều 27-3 đã công bố danh mục các ngành hàng thiết yếu được hoạt động từ nay đến hết ngày 15-4. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra ( Covid-19) của TP Hà Nội chiều 27-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức...