Sự thật giật mình về trường quốc tế
Các chuyên gia giáo dục chỉ ra, hiện nay Việt Nam chưa có quy định về trường quốc tế, còn các cơ quan chức năng thì buông lỏng quản lý, để các trường tự gắn mác, tự quảng cáo thành “trường quốc tế”.
Không có quy định pháp luật
Theo TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT – Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – tiêu chuẩn của thế giới về trường quốc tế gồm 3 tiêu chí: Trường phải có cơ sở sở nhiều quốc gia khác nhau; phải sử dụng các ngôn ngữ quốc tế phổ biến như tiếng Anh, không sử dụng tiếng bản địa; phải đào tạo theo chương trình được nhiều nước công nhận, có thể học lên lớp cao hơn, hoặc thi vào đại học quốc tế.
Các bạn trẻ học tiếng Anh cùng người nước ngoài.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, Nhà nước chưa có quy định về trường quốc tế và cũng không có văn bản hay tiêu chuẩn cụ thể nào cho những ngôi trường này.
TS. Lê Viết Khuyến chỉ ra, trong Điều 48 của Luật Giáo dục 2019, các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân chỉ bao gồm: trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng; trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư ; trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư.
Còn trong Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, cũng không quy định về trường quốc tế mà chỉ đưa ra tiêu chuẩn của trường có vốn đầu tư nước ngoài, tên trường, diện tích lớp học…
Bên cạnh đó, các trường quốc tế đang hoạt động hiện nay đều được xếp loại là trường tư thục, được gắn thêm chữ “quốc tế” do có yếu tố nước ngoài; sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài… Một số ngôi trường đặc biệt được mở ra vì mục đích ngoại giao mới thực sự được công nhận là trường quốc tế tại Việt Nam.
Đánh vào tâm lý sính ngoại
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngoại trừ một số ít ngôi trường đã được công nhận, các yếu tố quốc tế trong nhà trường tự xưng là “trường quốc tế” hiện nay rất mập mờ.
TS. Lê Viết Khuyến cho hay, các trường đều xuất hiện với lời giới thiệu “có cánh”, quảng cáo về một môi trường học tập tiên tiến, hiện đại với mức học phí cao ngất, dạy học bằng tiếng Anh… Nhưng trong đơn đăng ký thành lập trường có chữ “quốc tế” hay không, sự tham gia của các yếu tố ngoại quốc đến đâu không được chỉ rõ, cũng không có tiêu chuẩn nào để đo lường, không có hành lang pháp lý nào để thực thi.
TrườngTiểu học Gateway tự gắn mác trường quốc tế.
“Thực tế, khi ngôi trường có tên tiếng Anh hoặc có yếu tố nước ngoài, cộng đồng sẽ hiểu đó là trường quốc tế. Việc này “đánh lừa” xã hội về mặt thương hiệu, đánh vào tâm lý sính ngoại của người dân, cứ có cái chữ “quốc tế” vào là nghe oai hơn hẳn, từ đó người dân cũng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để con em họ theo học. Đối với người không hiểu biết, họ dễ bị đánh lừa hơn khi nghe thông tin quảng cáo” – TS. Lê Viết Khuyến chỉ ra.
Để các trường tự gắn mác, quảng cáo là “trường quốc tế” còn tồn tại hiện nay, theo ông Nguyễn Trọng An – nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) – nguyên nhân chính đến từ sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng.
Ngay trong vụ việc của Trường Tiểu học Gateway, cơ quan chức năng biết các trường tự xưng là “quốc tế” tồn tại nhưng không xử lý, đó là minh chứng rõ nhất của việc buông lỏng quản lý hoạt động của trường học có yếu tố nước ngoài hiện nay.
“Việc buông lỏng quản lý đối với trường quốc tế hiện nay có phải do nước ta thiếu quy phạm pháp luật về trường quốc tế? Không phải, chúng ta đã có quy định rồi, nhưng các địa phương có thực hiện theo quy định đó hay không. Họ biết thực tế nhưng cũng không xử lý, tôi cho rằng đó là một sự thật đáng buồn cần phải được khắc phục” – TS. Lê Viết Khuyến chia sẻ.
Theo viettimes
Sắp xếp lại các trường ĐH: Giải thể một trường đại học yếu kém không dễ!
Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT cho rằng, giải thể một trường đại học yếu kém không dễ vì phải chứng minh được trường đó yếu kém như thế nào?
Góp ý về việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam mà Bộ GD&ĐT đang xây dựng đề án, TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT cho biết, về lâu dài, Bộ GD&ĐT không thể bao quát một hệ thống gồm quá nhiều trường ĐH,CĐ như hiện nay. Nhưng nếu Bộ muốn quy hoạch, sáp nhập, hợp nhất, giải thể trường ĐH công lập hiện nay thì cần phải có lộ trình và bước đi cụ thể vì trước đây đã có nhiều dự án Quy hoạch trình Chính phủ về vấn đề này nhưng chưa thực hiện được.
Hơn nữa, đây là một công việc cực kỳ quan trọng có tác dụng quyết định đến sự phát triển giáo dục, là cơ hội để thực hiện đổi mới hệ thống giáo dục một cách cơ bản hòa nhập dần vào cộng đồng đại học thế giới.
Việc sắp xếp này có tác dụng lâu dài, lại động chạm đến đông đảo đội ngũ cán bộ giáo dục nên phải cân nhắc kỹ và chọn phương án tối ưu.
Quy hoạch sắp xếp lại các trường đại học phải thận trọng và có lộ trình bài bản, phương án tối ưu.
Phải có căn cứ thì mới giải thể được trường yếu kém
Theo TS Khuyến, khi thực hiện quy hoạch các trường đại học công lập thì phải có đủ chủng loại đại học để đáp ứng về nhu cầu nhân lực đa dạng, ở các cấp độ khác nhau từ tầm quốc tế, tầm quốc gia, tầm vùng và tầm địa phương. Chứ như vừa qua, diễn ra tình trạng ghép một số trường đại học, sẽ không ăn nhập gì cả.
TS Khuyến cho rằng, khi sắp xếp các trường thì phải dựa vào điều kiện cụ thể, chứ tự dưng nói xếp trường yếu vào trường mạnh là không ổn. Bộ phải giải thích thế nào nếu gọi trường đại học này là yếu kém; thế nào là trường mạnh.
Ví dụ, những trường địa phương sáp nhập vào trường ĐH Quốc gia do yếu kém nhưng mỗi trường có một xứ mệnh khác nhau; trường địa phương đào tạo nhân lực cho địa phương còn ĐH Quốc gia đào tạo vươn tầm quốc tế. Đội ngũ giảng viên của 2 trường khác nhau, tiêu chuẩn khác nhau, không thể ngồi chung với nhau được.
Do đó, sắp xếp trường đại học phải có nguyên tắc cụ thể, không thể nói giải thể một trường đại học yếu kém ngay được, căn cứ nào để bảo trường đó yếu kém?
Tất cả phải qua kiểm định. Bởi hiện nay, khi kiểm định 1 trường đại học, trường đó yếu thì người ta sẽ không giải thể ngay mà kiểm định sẽ yêu cầu dừng các chương trình đào tạo kém lại để củng cố và cho thời gian dự phòng, khắc phục, nếu không khắc phục được mới tính đến giải thể.
"Sắp xếp trường đại học phải có lộ trình đi thích hợp, phụ thuộc vào xứ mệnh của từng trường, không nên ghép kiểu cơ học mà phải tổ chức lại thành trường đa lĩnh vực. Chứ không ghép các trường lại thành trường lớn nhưng lại không chất lượng.
Bên cạnh đó, các trường ghép lại phải cùng đẳng cấp với nhau chứ không phải trường mạnh, trường yếu. Nếu ghép các trường cùng một lĩnh vực thì sẽ mất đoàn kết. Nguyên tắc sắp xếp trường mà không làm rõ thì "lợi bất cập hại" - TS Khuyến chia sẻ.
Không nên gây xáo trộn đột ngột
TS Lê Viết Khuyến cho biết, trước đây đã có đề án sắp xếp lại các trường đại học trình lên Chính phủ từ thời Bộ trưởng Trần Hồng Quân.
Lúc đó, đề án đã đặt ra mục tiêu, khi sắp xếp lại các trường đại học phải đạt các mục tiêu đảm bảo hợp lý về số đầu mối và quy mô của cơ sở đào tạo để tăng hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất.
Mạng lưới và hệ thống pháp quy kèm theo phải tạo được mối quan hệ ràng buộc giữa các cơ sở đào tạo với nhau nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo.
Mạng lưới phải tạo thuận lợi để đảm bảo các trường gắn liền với xã hội, bám sát các đại bàn phục vụ, gắn bó với các cộng đồng dân cư; phải tạo điều kiện để thực hiện tốt phân cấp quản lý, vừa đảm bảo hiệu lực của QLNN, vừa phát huy được tính năng động của cơ sở; phải xây dựng được một mạng lưới đủ hợp lý để có thể phát triển trong nhiều thập kỷ tới.
TS Khuyến cho rằng, Bộ GD&ĐT phải đưa ra bước đệm 3 - 5 năm để chuyển dần cấu trúc trường khi quy hoạch sang mô hình hiện đại nhằm không gây xáo trộn quá đột ngột về tổ chức và nhân sự ở các trường, giữ được ổn định về chính trị.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Bỏ thi sang xét giáo viên giỏi: Cần một bộ tiêu chí hợp lý Theo TS Lê Viết Khuyến- nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT), thời gian qua, dù còn nhiều ý kiến khác nhau về việc "chuyển từ áp lực kiểu cũ sang áp lực kiểu mới", nhưng đã đến lúc phải thay đổi hình thức, bản chất của hội thi giáo viên giỏi trong thời gian qua. Trong đó, quan trọng...