Sự thật gây “sốc” về độ sạch của rau quả bán ở siêu thị, chỉ nhân viên mới biết
Nhiều người tin rằng các loại rau củ và trái cây trong siêu thị đều hoàn toàn sạch. Song những tiết lộ từ những nhân viên siêu thị sẽ khiến khách “ngã ngửa” về độ sạch và sự tươi ngon của rau, củ, quả trong siêu thị.
Nhiều người vẫn đinh ninh các loại rau củ quả trong siêu thị hoàn toàn tươi ngon, sạch sẽ. Nhưng tiết lộ từ những nhân viên siêu thị sẽ khiến bạn phải “ngã ngửa” vì nó chưa thực sự đúng.
Không phải tất cả rau củ đều được rửa sạch trước khi đưa lên kệ
Theresa, một cựu nhân viên siêu thị Wal-Mart tại Glen Burnie (Mỹ) cho biết, bà đã có lần nhìn thấy các sản phẩm rau củ, quả đưa đến siêu thị trên các pallet lớn rồi xếp thẳng lên kệ siêu thị.
Vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng tất cả các sản phẩm trong siêu thị đều được rửa sạch trước khi đưa lên kệ. Ngay cả khi rau củ và trái cây được cung cấp bởi các cửa hàng uy tín, bạn cũng không thể chắc chắn chúng không bị nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển. Do đó, bạn cần phải rửa sạch rau củ, trái cây trước khi sử dụng chúng.
Những sản phẩm được xếp ở nơi bắt mắt thường sắp hết hạn sử dụng hoặc không còn tươi mới
Đầu bếp Melanie đến từ Manchester (Anh) đã giải thích quy trình luân chuyển mà các nhà quản lý siêu thị thường áp dụng: Lô sản phẩm đầu tiên được bày bán trên kệ sẽ luôn đảm bảo độ tươi mới, và nếu trong ngày hôm đó, sản phẩm đó chưa được bán hết thì các nhân viên sẽ xếp chúng ở vị trí đầu tiên hoặc trên cùng trong ngày bán thứ 2. Còn các sản phẩm ở lô thứ 2 sẽ được trưng bày ở phía sau hay phía dưới của lô đầu tiên.
Cho nên, nếu bạn muốn mua được sản phẩm mới thì nên chịu khó tìm ở phía trong hoặc bên dưới nhé.
Video đang HOT
Táo ở siêu thị thường được bảo quản trung bình hơn 1 năm
Táo bạn mua ở cửa hàng ăn vẫn giòn và mọng nước, nhưng có nhiều khả năng là nó đã nằm trong kho gần một năm bằng cách sử dụng một kĩ thuật đặc biệt gọi là “làm cho táo ngủ đông”.
Các công ty đóng gói và vận chuyển phải chịu trách nhiệm điều khiển không khí trong kho bảo quản để khiến táo luôn tươi cho đến khi được bày lên kệ. Trong phòng niêm phong, các yếu tố như ôxi, CO2, Nitơ cũng như nhiệt độ và độ ẩm đều được điều chỉnh cẩn thận để táo rơi vào trạng thái ngưng hoạt động.
Trong khi đó, chuối được chuyển đến kho lạnh trong vòng 36 giờ sau khi hái xuống. Điều này sẽ giúp ngưng quá trình chín của chuối. Khi đã đến nơi, những quả chuối này sẽ được đặt vào trong phòng tăng nhiệt độ và xử lí bằng etylen trong hai tuần để làm chín một lần nữa.
Nhân viên siêu thị không tuân thủ tiêu chuẩn y tế khi làm việc
Melanie nói thêm, không phải nhân viên siêu thị nào cũng đeo găng tay hay đồ bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn y tế khi làm việc. Vì thế, các loại rau củ, quả trong siêu thị có thể sẽ không đảm bảo vệ sinh.
Rau quả “theo mùa” trong siêu thị có thể là hàng dự trữ
Một nhân viên siêu thị ở Mỹ tiết lộ, rau, củ, quả “theo mùa” trong siêu thị có thể là hàng dự trữ trong cả năm. Bởi các siêu thị thường mua một lượng hàng rất lớn từ các nhà sản xuất, có thể cung cấp cho khách hàng của họ quanh năm.
Ngoài ra, để bảo quản, rau xanh được rửa với nước lạnh, làm ráo nước bằng máy ly tâm xử lý bằng một loại hỗn hợp hóa chất bảo quản có chứa Chlorine (chất sát khuẩn) và đặt nó vào trong các bao điều chỉnh không khí, được thiết kế để có thể điều khiển được nồng độ ôxi và CO2, làm chậm quá trình hư hỏng của rau tươi. Cách này có thể bảo quản được rau khoảng hơn một tháng.
Bạn cũng không nên lo lắng vì bảo quản rau củ kiểu này không hề gây hại cho sức khỏe hay thiếu an toàn; vì những cơ sở bảo quản thực phẩm dùng để tiêu thụ trong gia đình phải đăng kí với Cục An toàn thực phẩm và đảm bảo các điều kiện bảo quản tiêu chuẩn.
Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, các trái cây tươi được hái ngay tại gốc thường chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn so với các sản phẩm được bảo quản, vì theo thời gian, các loại thực phẩm này thường mất đi giá trị dinh dưỡng.
Thực phẩm được bảo quản lạnh đôi khi cũng mất đi hương vị – các nhà khoa học đã chứng minh được điều này khi nghiên cứu về cà chua. Khi để lạnh, các enzym trong cà chua kết hợp kém hiệu quả hơn với các hợp chất dễ bay hơi quan trọng, làm giảm khả năng tạo nên mùi vị của chúng.
Đặt các mặt hàng giảm giá ở nơi dễ thấy
Ai đi mua hàng mà chẳng mong được giảm giá hay khuyến mại. Và vì rất hiểu tâm lý này của khách hàng nên các siêu thị thường lựa chọn nơi trưng bày các mặt hàng giảm giá ở ngay lối vào hay hai giữa lối đi, để thu hút sự chú ý của bạn, và khiến bạn “móc ví” ra mua dù món đó không hề có trong danh sách mua sắm.
Rau héo để bán tại quầy salad
Ở một số siêu thị, các loại rau xanh héo, úa có thể được nhân viên cắt nhỏ để bán tại quầy salad trong siêu thị. Các loại rau này có thể vẫn dùng được nhưng không một khách hàng nào muốn bỏ tiền ra lại phải nhận những thực phẩm không được tươi ngon.
Vì sao các siêu thị không bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu?
Nhiều siêu thị lớn cho rằng, do thói quen tiêu dùng của người dân thích thịt tươi nên không bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Còn những siêu thị bán nhưng số lượng không đáng kể.
Thịt lợn đông lạnh nhập khẩu hiếm có ở siêu thị.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Coopmart Hà Đông cho biết, siêu thị không bán thịt lợn nhập khẩu bởi có bán cũng không có khách mua.
Theo bà Dung, ngay cả tình huống thiếu thịt trong trường hợp khẩn cấp không đủ thịt tươi bán cho khách hàng, siêu thị cũng lấy nguồn hàng dự trữ là thịt lợn trong nước cấp đông chứ không bán thịt lợn nhập khẩu.
Đại diện siêu thị Big C cho biết, hệ thống Big C miền Bắc không bán thịt lợn đông lạnh nhưng miền Nam có bán và số lượng ít dưới 1%. Giá thịt lợn nhập khẩu rẻ hơn thịt tươi trong nước từ 7-9% nhưng số lượng tiêu thụ thấp. Do thói quen người tiêu dùng nên rổ hàng hoá tại hệ thống siêu thị vẫn tập trung bán thịt lợn tươi sống đến 99%. Hiện, nguồn cung thịt tươi siêu thị dồi dào đảm bảo cho người tiêu dùng trong mùa dịch COVID-19.
Còn đại diện hệ thống siêu thị MM (Mega Market) cho biết, hiện nay, MM đang phân phối các sản phẩm chân lợn, thịt vai, sườn lợn xuất xứ châu Âu, châu Mỹ nhưng số lượng ít, chỉ chiếm 2%, còn lại 98% đều là thịt heo trong nước. Tuy nhiên do thị trường Việt Nam vẫn ưa chuộng thịt lợn tươi nên sản lượng tiêu thụ hàng đông lạnh cũng không đáng kể, thậm chí trong giai đoạn cao điểm vừa qua cũng không có biến động.
"Đối với hàng thực phẩm nhập khẩu nói chung tại MM đều được nhập từ những nhà nhập khẩu uy tín trong nước, hàng hóa có xuất xứ từ các nước như Mỹ, Canada, Brazil, các nước châu Âu, New Zealand... với chứng từ hồ sơ và kiểm định đầu vào theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Cùng với đó, MM đồng thời lấy mẫu để kiểm soát chất lượng tại các phòng kiểm định độc lập. Mặc dù chiếm số ít nhưng lượng tiêu thụ còn ít hơn bởi thói quen ăn thịt tươi của người Việt Nam", đại diện siêu thị MM cho biết.
Ngoài ra, vị này cũng cho biết, không chỉ thịt lợn nhập khẩu, các mặt hàng thịt nhâp khẩu khác như: bò, gà cũng có số lượng tiêu thụ ít. "Thậm chí trước khi công bố dịch COVID-19, người dân cũng mua thịt tươi về tích trữ ngăn đá chứ không mua thịt lợn đông lạnh nhập khẩu dù giá rẻ hơn", vị này nói.
Đại diện hệ thống siêu thị Vimart, Saikamart cho biết, hiện tại chưa bán thịt lợn nhập khẩu do sức mua thịt tươi lớn.
Ngọc Mai
Nhân viên đeo mặt nạ bán hàng, siêu thị hàng hóa ngập kệ trong ngày đầu cách ly xã hội Để tăng cường sự an toàn, nhân viên siêu thị đeo mặt nạ trong suốt khi làm việc. Siêu thị cũng liên tục bổ sung hàng hóa, đáp ứng nhu cầu người dân. Hôm nay là ngày đầu tiên người dân cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 do...