Sứ mệnh của nhà trường và hiệu trưởng ở đâu trong tiến trình đổi mới giáo dục?

Theo dõi VGT trên

PGS Đặng Quốc Bảo: “Người Hiệu trưởng trước yêu cầu tiến vào nền kinh tế tri thức cần thực hiện: Khai phóng nhân văn, Tam hóa đồng bộ, Vượt gộp thông minh”.

Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Trong đó, mục tiêu tổng quát là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Ngày nay, trong giai đoạn nền giáo dục đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, song cũng đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức, sứ mệnh của ngành giáo dục, của nhà trường, sứ mệnh người thầy và sứ mệnh người hiệu trưởng luôn là vấn đề cần được quan tâm.

Ba dấu mốc quan trọng gắn với đổi mới giáo dục Việt Nam

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Quốc Bảo – nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo (nay là Học viện Quản lý Giáo dục) cho biết, có thể xem 3 dấu mốc quan trọng tương ứng với 3 lần thực hiện đổi mới nền giáo dục Việt Nam.

Sứ mệnh của nhà trường và hiệu trưởng ở đâu trong tiến trình đổi mới giáo dục? - Hình 1

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Quốc Bảo – nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo (nay là Học viện Quản lý Giáo dục). Ảnh: Phạm Minh

Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp được Chính phủ ủy nhiệm trình bày Đường lối nội chính của đất nước, trong đó có vấn đề giáo dục. Có thể coi đổi mới giáo dục bắt đầu từ thời điểm này.

Một số nhà nghiên cứu coi đây là đổi mới giáo dục 1.0, đổi mới tính chất chính trị của nền giáo dục Việt Nam. Trong diễn văn của Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp lúc bấy giờ có nêu “Người thầy của xã hội Việt trong bối cảnh mới có nhiệm vụ thiêng liêng: Nhiệm vụ giáo dục – dạy học cho thế hệ trẻ rèn luyện đức tính cần thiết trong cuộc đời đoàn thể rộng rãi và năng lực kỹ thuật cần lao của con người”.

Đổi mới giáo dục Việt Nam lần thứ hai là vào tháng 10/1986, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ VI với việc xác định: Chiến lược phát triển của đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thời gian sau đó, các chính sách giáo dục được tiến hành với việc tái lập hệ thống trường ngoài công lập.

Có thể coi đây là cuộc đổi mới giáo dục 2.0 – Đổi mới mang tính kinh tế của giáo dục. Giáo dục được coi là một dịch vụ.

Người thầy trong hệ thống giáo dục tiếp tục sứ mệnh chính trị, còn được coi là người chuyển giao dịch vụ giáo dục – dạy học đến con em nhân dân.

Sứ mệnh của nhà trường và hiệu trưởng ở đâu trong tiến trình đổi mới giáo dục? - Hình 2

Trong tiến trình đổi mới giáo dục, cần quan tâm và thực hiện đúng sứ mệnh của người thầy, sứ mệnh của ngành giáo dục. Ảnh minh họa: Lã Tiến

Dấu mốc cho cuộc đổi mới giáo dục lần thứ ba là vào tháng 11/2013 theo tinh thần Nghị quyết 29 Trung ương khóa XI. Hội nghị lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ khóa XI ban hành Nghị quyết 29 với nội dung: Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Có thể coi đây là đổi mới giáo dục 3.0 – Đổi mới mang tính văn hóa của giáo dục.

Vấn đề then chốt được đặt ra trong Nghị quyết này là “Tập trung chuyển mạnh từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học”. Cuộc đổi mới lần này không chỉ nhằm vào phương pháp đào tạo mà trước tiên là triết lý giáo dục, quan điểm giáo dục.

Nói về sứ mệnh tổng quát của giáo dục, Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo cho rằng cần hiểu rõ ý nghĩa nội hàm của từ “Giáo” và từ “Dục”.

Thực hiện giáo (có nghĩa là dạy) phải bao quát được bốn điều: dạy kiến thức (Knowledge), dạy thái độ (Attitude), dạy kỹ năng (Skill), dạy hành vi (Behaviour).

Video đang HOT

“Dục” (có ý nghĩa là nuôi) phải bao quát được 3 điều: nuôi dưỡng tâm lực (Heart), nuôi dưỡng trí lực (Head) và nuôi dưỡng thể lực (Hands).

Bàn về sứ mệnh của nhà trường, theo thầy Bảo, nhà trường nào ngày nay cũng gắn với cộng đồng, được vận hành theo 3 nhân tố vô hình và 3 nhân tố hữu hình. Ba nhân tố vô hình bao gồm: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo. Ba nhân tố hữu hình gồm có Thầy (người dạy); Trò (người học) và điều kiện (bao gồm cơ sở vật chất trường học).

Người quản lý nhà trường (hiệu trưởng) có sứ mệnh làm cho những nhân tố “Vô hình” hiện thực qua những nhân tố “Hữu hình”, những nhân tố “Hữu hình” thúc đẩy nhân tố “Vô hình” để xã hội có nhân cách, nhân lực theo yêu cầu phát triển.

Trong tiến trình thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay, người thầy phải thực hiện được ba vai trò là người chỉ huy việc rèn luyện nhân cách của thế hệ trẻ; là người chuyển giao dịch vụ giáo dục đến con em nhân dân tiếp tục rèn luyện nhân cách để nhân cách này biến thành nhân lực và là người cố vấn việc giáo dục rèn luyện của thế hệ trẻ.

Mười mong ước về người hiệu trưởng trong tiến trình đổi mới giáo dục

Theo Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo, trong tiến trình đổi mới giáo dục, trước yêu cầu tiến vào nền kinh tế tri thức, vai trò của người quản lý nhà trường là vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng vừa là người thủ trưởng, vừa là người thủ lĩnh và đồng thời cũng phải là người nhạc trưởng – một người đứng đầu nhưng không đơn thuần ở vai trò chỉ huy mà còn phải biết tạo động lực, khơi nguồn cảm hứng, sáng tạo đối với hoạt động dạy và học trong nhà trường.

Sứ mệnh của nhà trường và hiệu trưởng ở đâu trong tiến trình đổi mới giáo dục? - Hình 3

Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo cho rằng, trong tiến trình thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay, người thầy phải thực hiện được ba vai trò là người chỉ huy việc rèn luyện nhân cách của thế hệ trẻ. Ảnh minh họa: Trường ICS.

Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo gửi gắm mười mong ước về người hiệu trưởng trong tiến trình đổi mới giáo dục và tiến vào nền kinh tế tri thức.

Thứ nhất, người hiệu trưởng trước yêu cầu tiến vào nền kinh tế tri thức phải chứng tỏ là người có thể xử lý thông tin tốt. Không có cách điều hành nào tránh khỏi tác động của Internet. Internet cung cấp thông tin cho mọi người.

Nhưng thông tin chưa phải là kiến thức. Kiến thức là thông tin đã được xử lý, được chắt lọc, được liên hệ với những thông tin khác nhau để cho nó hữu dụng hơn với mục tiêu quản lý. Người hiệu trưởng trong bối cảnh đổi mới giáo dục không chỉ biết chế biến thông tin thành kiến thức, mà còn phải biết áp dụng nó tốt hơn bất kỳ ai.

Thứ hai, người hiệu trưởng phải biết giá trị tương tác giữa các con người luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong việc tạo ra sự đồng thuận của tập thể sư phạm. Do đó, người hiệu trưởng nhà trường phải kiến thiết một mạng lưới giao tiếp tốt trong đời sống chung của nhà trường.

Internet không bao giờ thay thế hoàn toàn được sự tiếp xúc giữa các con người. Không thể gửi hơi ấm của bàn tay bằng bức thư điện tử.

Thứ ba, người hiệu trưởng phải là người biết phát hiện, phân biệt nhanh giải pháp tốt và giải pháp dở, phải biết hiện thực nhanh một giải pháp tốt một khi đã xác định được nó.

Khi có hai giải pháp tốt mà chỉ được chọn một giải pháp, phải chọn giải pháp tốt hơn, khi tình thế dồn vào hai giải pháp dở phải biết chọn cái đỡ dở hơn. Nói chung, người hiệu trưởng trong bối cảnh đổi mới giáo dục phải luôn luôn biết canh tân và ủng hộ cho các sự canh tân quá trình giáo dục đào tạo.

Thứ tư, người hiệu trưởng phải biết huy động được cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường, đặc biệt huy động được nguồn lực tổng hợp của cộng đồng: tài lực, nhân lực, vật lực, thông tin. Phải biết dựa vào “túi t.iền của cộng đồng” để xây dựng nhà trường và muốn vậy phải làm cho nhà trường trở thành “vầng trán” của cộng đồng, là nơi để nhân dân cộng đồng được giáo dục hoá, luôn nhận rõ với sứ mệnh, chức năng, chuyên môn của nhà trường, đồng thời nhà trường phấn đấu là trái tim hòa hợp được nhân tâm cộng đồng.

Thứ năm, người hiệu trưởng phải là người biết kiên nhẫn lắng nghe, biết dân chủ song đòi hỏi phải có sự quyết đoán ở các “thời điểm internet”. Nên bớt các cuộc họp hình thức, phải chấp nhận mạo hiểm, tức là ra quyết định dứt khoát và hành động nhanh. Để làm được việc đó, cần thu hút được nhiều người “biết động não”, cùng làm việc với họ, tham vấn họ.

Thứ sáu, người hiệu trưởng phải biết gợi ý người khác. Trong nhà trường ngày nay phải ưu tiên cho mô hình quản lý “kiểu hàng ngang”. Không người quản lý nào ra lệnh quát tháo mà đạt được kết quả. Phải biết gợi ý, thuyết phục. Tùy tình huống quản lý có lúc phải là chim đầu đàn, có lúc phải lùi về phía sau làm tầu đẩy cho tập thể tiến lên.

Thứ bảy, người hiệu trưởng phải xây dựng được các cộng sự chân thực, muốn vậy phải giữ được sự chuẩn mực cao về tính trung thực và liêm khiết ngay cả khi không có ai giám sát và phải có tính khiêm nhường, biết thừa nhận đóng góp của người khác, không nên kiêu ngạo, khoe khoang thành tích của mình.

Thứ tám, người hiệu trưởng phải thực hiện tốt quản lý khơi gợi nhân tâm (Soul management). Trước hết phải có ý thức giao tiếp với người dưới quyền và có cách làm tốt nhất động viên được họ làm việc, biết khuyến khích các tài năng, đảm bảo sự liên tục trong chỉ đạo, biết cách duy trì và phát triển tổ chức ngay cả khi quyền quản lý chuyển tới người kế nhiệm.

Thứ chín, người hiệu trưởng cần phấn đấu là người có nhân cách: Sống hẳn hoi, sống hiện thực, sống hiện đại, sống có hoài bão; sống có lòng tự trọng, sống tự lập, sống có tâm ổn định, sống có tình gắn bó. Đồng thời, người hiệu trưởng phải có tư duy phản biện; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp và năng lực sáng tạo.

Cuối cùng, người hiệu trưởng trước yêu cầu tiến vào nền kinh tế tri thức cần thực đồng bộ: Khai phóng nhân văn, tam hóa đồng bộ, vượt gộp thông minh.

Khai phóng có nghĩa là khai minh và giải phóng cho con người, ở nhà trường là thầy trò, đưa thầy trò thực hiện hướng thiện và hướng thượng nhiều hơn.

Tam hóa bao quát ba việc: Hiện đại hóa các tinh hoa tư tưởng mà nhà trường từng thu lượm; Địa phương hóa các giá trị tiên tiến từ ngoài nhà trường; Lành mạnh hóa tiến trình dạy và học của nhà trường.

Vượt gộp thông minh là tìm các nhân tố tiên tiến từ bên ngoài, gộp với các nhân tố đang yêu cầu đổi mới ở bên trong, tạo nên trạng thái hoàn thiện nhiều hơn, rồi thúc nhà trường tiến đến trạng thái mới trong cuộc sống.

Thực hiện được 10 điều trên, người hiệu trưởng chính là người thủ trưởng, người thủ lĩnh và người nhạc trưởng tài năng. Thực hiện đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ những ngôi trường trên mọi miền đất nước Việt Nam, đổi mới từ chính vị trí của những người hiệu trưởng – họ vừa là cánh chim đầu đàn, là người chỉ huy, vừa là tàu đẩy, người tạo động lực, tạo cảm hứng và mang đến làn gió mới cho giáo dục ở mỗi cơ sở, mỗi đơn vị.

Muốn đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ hiệu trưởng

Theo tôi, kế hoạch bắt đầu từ hiệu trưởng, được xây dựng trên cơ sở điều kiện thực tế của từng nhà trường, từng địa phương, và mục tiêu của nhà trường hướng tới.

Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới, người hiệu trưởng sẽ gánh trên vai trách nhiệm lớn trong việc tổ chức thực hiện dạy và học, đổi mới dạy học truyền thụ nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, cần chủ động và sáng tạo xây dựng kế hoạch giáo dục.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Câu chuyện về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường là câu chuyện dài vì mỗi năm một khác, liên tục đổi mới. Nhiều bài học, nhiều chủ đề tên vẫn như thế nhưng nội hàm tổ chức và thực hiện thì lại rất đổi mới sau mỗi năm.

Theo tôi, kế hoạch bắt đầu từ hiệu trưởng, được xây dựng trên cơ sở điều kiện thực tế của từng nhà trường, từng địa phương, và mục tiêu của nhà trường hướng tới, mỗi giáo viên hàng năm phải có sự đổi mới. Mỗi năm học, kế hoạch này phải được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật... và phương pháp tổ chức hoạt động để phù hợp với kiến thức. Nếu dự định đến 2025 là phải đạt được cái gì, vậy luôn luôn phải nhìn thấy rằng đến 2022 rồi đã đạt được đến đâu? Trong kế hoạch phải xây dựng để đạt được như vậy, để đến 2025 đạt được mục tiêu như đã đề ra.

Muốn đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ hiệu trưởng - Hình 1

Nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Điều quan trọng là trong suốt quá trình mình xây dựng mục tiêu, mọi chuyện không ở yên một chỗ, bởi năm nay mình định như thế này nhưng sau khi thực hiện lại thấy chưa hợp lí, như vậy rất cần điều chỉnh. Giáo viên là người thực hiện, bắt tay vào việc xây dựng đó và họ có rất nhiều ý tưởng đổi mới. Ngay như trong một hoạt động trải nghiệm, năm nay cho học sinh đến để trải nghiệm ở vùng này, nhưng xét thấy không hiệu quả, vậy họ có thể xoay và vẫn chủ đề đó nhưng đưa học sinh đến vùng khác thích hợp hơn và hiệu quả hơn.

Khi thực hiện kế hoạch, nó cho tôi khá nhiều ý tưởng đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trong tổ chức hoạt động học cho học sinh, theo xu hướng hiện nay học sinh phải được làm thì mới thể hiện được năng lực, phẩm chất, và chính những hoạt động đó đã hình thành năng lực, phát hiện ra học sinh có thiên hướng gì để định hướng cho tương lai nghề nghiệp sau này.

Qua mỗi lần hoạt động như vậy, chính các thầy cô, ban giám hiệu nhà trường cũng rút ra được kinh nghiệm, nó giống như một cái vòng khép kín, luôn làm cho mỗi một giáo viên, nhà trường luôn đổi mới hơn sau mỗi học kì, mỗi năm học".

Hiệu trưởng phải dám nghĩ, dám làm

Cô Nhiếp cho biết: "Việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn 791 năm 2013, theo tôi văn bản như một "chìa khóa" mở ra cho các nhà trường trong việc đổi mới. Đến năm 2017, chính là Công văn 4612 tổng hợp lại 791, và Công văn 5555. Công văn 4612 có 4 nội dung chính: Thứ nhất cho phép các nhà trường loại bỏ kiến thức cũ, cập nhật và bổ sung kiến thức mới.

Thứ hai: Tổ chức, sắp xếp lại nội dung từng bài, từng chương, thậm chí là từng khối, ví dụ trong một bài, phần kiến thức đang ở phần B nhưng nếu không thấy phù hợp có thể đẩy sang phần C, và ngược lại. Hoặc trong chương đó, bài này đang ở bài cuối nhưng có thể đẩy lên bài trên cùng. Hiện nay trường chúng tôi có một số bộ môn, chương trình đang ở lớp 12 nhưng được đẩy lên lớp 10, hoặc bài ở lớp 11 đẩy xuống lớp 12, để làm sao phù hợp, đảm bảo mạch logic kiến thức của thầy cô và phù hợp với đối tượng học sinh Yên Hòa.

Thứ ba: Cho phép các bài có nội dung tương tự giống nhau, và giáo viên chọn để thành chủ đề, khuyến khích dạy chủ đề đó ở bên ngoài lớp học, đưa học sinh đi trải nghiệm. Theo tôi vấn đề này cực kì cởi mở, càng cho phép các nhà trường sáng tạo, nhất là khi kết hợp với điều đầu tiên loại bỏ kiến thức cũ.

Thứ tư: Những kiến thức trùng lặp nhau, ví dụ môn Hóa có, môn Lý cũng có, trên cơ sở đội ngũ và hiệu trưởng quyết định phân công môn Lý hay Hóa sẽ dạy phần kiến thức đó. Cũng có thể đưa những kiến thức trùng nhau vào chủ đề liên môn".

Muốn đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ hiệu trưởng - Hình 2

Học sinh Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) trong ngày lễ khai giảng. Ảnh: NTCC.

Muốn đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ hiệu trưởng - Hình 3

Học sinh Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) trong các hoạt động ngoại khóa. Ảnh: NTCC.

Theo cô Nhiếp: "Để thực hiện tốt kế hoạch nhà trường còn Thông tư 32 về ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Giáo viên và nhà trường cần nắm chắc vấn đề, thứ nhất là mục tiêu tổng quan của từng cấp học là gì. Thứ hai là nắm bắt mục tiêu của từng bộ môn để xây dựng kế hoạch nhà trường.

Ở Công văn 5512, tôi thấy còn cởi mở hơn, cho phép các nhà trường không phải dạy dàn trải ra tất cả, mà cho phép dạy theo kiểu tín chỉ, căn cứ vào tình hình đội ngũ thầy cô và cơ sở vật chất của nhà trường. Một điều nữa là các mẫu, các phụ lục ở 5512, thầy cô cần quan tâm, tính toán làm sao phù hợp với điều kiện của nhà trường, chứ không nên "máy móc" áp dụng nguyên những mẫu phụ lục để vô tình gây áp lực cho giáo viên và học sinh.

Với tôi, đây là những văn bản "then chốt" để xây dựng kế hoạch nhà trường, qua mỗi năm học, hiệu trưởng cần nhìn nhận và đ.ánh giá lại kết quả năm học đó có ưu, nhược đ.iểm gì, nguyên nhân do đâu và trên cơ sở đó nhìn nhận lại thực chất đội ngũ của cơ sở mình, nhìn lại tình hình của địa phương bởi các hoạt động trải nghiệm đều ở bên ngoài trường.

Trường chúng tôi thường lên kế hoạch từ đầu năm học, định đưa học sinh đi trải nghiệm ở đâu thì đều có đi t.iền trạm trước, tìm hiểu chi tiết vào thời gian đó thì địa phương thế nào, từ thời tiết, phong cảnh đến những thứ cây, con, khí hậu, đi xe hay đi từng nhóm lớp,...phù hợp việc học tập trải nghiệm. Việc này bắt buộc giáo viên phải tìm hiểu nhiều thứ trong khâu tổ chức, thậm chí có sẵn phương án dự phòng nếu có chuyện đột xuất xảy ra. Thậm chí có nơi đã đi t.iền trạm, nhưng đến thời gian đó họ báo lại rằng cây, con... chưa phát triển được như yêu cầu của bài học, vậy là phải có phương án chuyển đổi ngay sang nơi khác".

Cô Nhiếp cho biết: "Một điều mấu chốt để giúp thực hiện tốt kế hoạch, hiệu trưởng phải là người nắm chắc nội dung, phương pháp, nguyên tắc, quy trình, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, những nội dung triển khai. Hiệu trưởng phải là người cùng học, chân thành chia sẻ với đồng nghiệp những khó khăn mà bản thân hiệu trưởng cũng đang vướng mắc để mọi người cùng hợp tác và sẻ chia.

Ban xây dựng Kế hoạch giáo dục bộ môn có từ 2 đến 4 giáo viên, trong đó một giáo viên trưởng bộ môn là người chịu trách nhiệm tổng thể, một đến hai giáo viên chắc chuyên môn, nắm vững chương trình tổng cấp học không chỉ của bộ môn đang dạy, mà còn của bộ môn có liên quan, và một đến hai giáo viên trẻ giỏi công nghệ thông tin, nhanh nhạy và cập nhật xu hướng đổi mới dạy học.

Quá trình thực hiện Kế hoạch giáo dục bộ môn, nếu thấy bất cập, cần điều chỉnh để hiệu quả hơn thì ban giám hiệu tạo điều kiện cho bộ môn thảo luận, thống nhất, ghi vào biên bản sinh hoạt chuyên môn và khuyến khích bộ môn điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch giáo dục.

Phải có sự ghi nhận, động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, bộ môn xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường sáng tạo và hiệu quả. Nếu hiệu trưởng làm tốt những điều đó, giáo viên sẽ thấy rất yên tâm bởi hiệu trưởng như một chỗ "dựa", luôn cung cấp những ý tưởng đổi mới, cùng đồng hành từ tập huấn cho đến chỉ đạo các bước thực hiện, sai đâu sửa đó, hiệu trưởng luôn là người chịu trách nhiệm, có như thế giáo viên dám làm, dám thực hiện.

Muốn đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ hiệu trưởng - Hình 4

Học sinh Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) trong lễ hội sinh hoạt tại trường. Ảnh: NTCC.

Muốn đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ hiệu trưởng - Hình 5

Học sinh Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) trong buổi học ngoại khóa với hợp tác xã trồng rau xanh. Ảnh: NTCC.

Công lớn của thầy cô và phụ huynh học sinh

Cô Nhiếp cho biết: "Theo tôi, đổi mới gì cũng phải đem lại được lợi ích cho giáo viên, có thể không phải là vật chất bởi mức đãi ngộ hiện nay hầu như chưa có, nhưng cái lợi nhất là thầy cô được đổi mới, biết cách đổi mới và các kĩ năng đều được nâng lên qua quá trình làm việc. Một điều nữa, nếu phụ huynh Yên Hòa không ủng hộ, thì chúng tôi không thể đổi mới được. Các thầy cô rất cố gắng, phụ huynh học sinh cũng luôn ủng hộ, cùng đồng hành trong tất cả các hoạt động trải nghiệm.

Khi đã đổi mới, nó cho ta rất nhiều cơ hội để tổ chức, sắp xếp phù hợp nhất với đặc điểm của cơ sở mình, giúp đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Họ cho nhà trường một "quyền" như vậy thì tại sao mình không làm? Xét về tổng chương trình không đổi, không được cắt bớt số tiết học, phải đảm bảo số đầu điểm, đồng thời thúc đẩy các hoạt động đổi mới...

Vậy tại sao Yên Hòa đổi mới được nghỉ thứ 7? Trên cơ sở nguyên tắc đó và do mình tự tổ chức sắp xếp, có rất nhiều tiết học được bố trí học bên ngoài nhà trường, thực chất không phải thứ 7 nào tất cả học sinh đều nghỉ, mà có thể là thứ 7 này với khối 11 đang học ở thực địa cách Hà Nội khoảng 30 km, hoặc lớp 10 đang học ở một hợp tác xã trồng rau nào đó, lớp 12 đang học tại Viện Bảo tàng,... Tất cả đều do cách sắp xếp nhưng rất mở.

Hiện nay, chúng tôi tổ chức cho học sinh được trải nghiệm ở tất cả các môn học, lựa chọn những phần kiến thức nào gắn liền thực tiễn với đời sống, bóc tách ra thành chủ đề tự chọn để học sinh được trải nghiệm, vậy nên cả môn Toán, Lý, Hóa, Sinh,...đều có mảng kiến thức liên quan đến thực tiễn cuộc sống, chỉ cần hiệu trưởng định hướng, tư vấn là các thầy cô sẽ nắm bắt được để triển khai.

Ngoài chương trình của Bộ, ban giám hiệu nhà trường cũng định hướng cập nhật thêm kiến thức mới để làm sao phải đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, ở chương trình môn Tin học của Bộ, chúng tôi tích hợp thêm chương trình của Microsoft, và khi ra trường, học sinh có được 3 chứng chỉ Word, Excel và PowerPoint. Và ở chương trình tiếng Anh cũng được tích hợp luôn để khi ra trường các con đạt chứng chỉ IELTS 5.0 trở lên".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân "không ai dám đắc tội" U40 xuống sắc đáng tiếc, sự nghiệp tụt dốc vì bị bạn trai rao bán c.lip n.óng
06:40:54 21/06/2024
Sau sinh, tôi đưa con về nhà mẹ đẻ, ở chưa đầy tháng chị dâu đã vùng vằng bỏ đi, anh trai liền quát một câu khiến tôi rùng mình
07:46:52 21/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng phá nát nguyên tác lại được khen hết lời, cứu Lưu Diệc Phi khỏi cảnh cả đời làm tiểu tam
06:06:15 21/06/2024
Chồng đưa cho vợ 5 triệu/tháng nhưng giọng "ra lệnh" như thể 50 triệu, tối hôm kia bỗng dưng anh bàn thêm một việc khiến tôi tức ứa gan
07:53:45 21/06/2024
Quang Linh Vlogs lên tiếng khi bị chồng Hằng Du Mục ghen
10:23:14 21/06/2024
Phát hiện cặp đôi mới Vbiz: Tình tứ lộ liễu giữa sự kiện, nóng nhất là khoảnh khắc đụng mặt người cũ!
06:57:24 21/06/2024
Cuộc sống viên mãn của Bảo Thy sau 5 năm kết hôn
07:01:25 21/06/2024
Phim của Song Seung Hun lép vế khi đối đầu 'Connection' của Ji Sung
06:09:15 21/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lisa (BLACKPINK) gây ngỡ ngàng với tạo hình khác lạ trong teaser mới

Nhạc quốc tế

12:15:03 21/06/2024
Tối qua (20/6), Lisa - thành viên nhóm nhạc BLACKPINK - bất ngờ cho ra mắt teaser đầu tiên báo hiệu sự trở lại với tư cách nghệ sĩ solo cùng ca khúc mới mang tên Rockstar.

Hoa loa kèn muốn đẹp và tươi lâu cần dùng một trong 3 thứ thuốc này

Trắc nghiệm

11:57:41 21/06/2024
Những bông hoa loa kèn đơn giản, đẹp tinh khiết rất được ưa chuộng. Cắm hoa loa kèn rất dễ, nhưng để đẹp và bền thì cần biết vài mẹo đơn giản sau -

Ngày ly hôn, chồng tôi trố mắt khi thấy tôi mang sợi dây chuyền 2 tỷ, câu chuyện phía sau khiến anh sốc hơn

Góc tâm tình

11:50:44 21/06/2024
Tôi rực rỡ cả một gian phòng như thế thì làm sao anh ta lại không nhìn chăm chú?Tôi cùng chồng đi lên từ bàn tay trắng. Lúc quen biết tôi, chồng còn là nhân viên giao hàng

Nam thần đình đám một thời quỳ gối trước cửa đài truyền hình xin được đóng phim

Sao châu á

11:46:10 21/06/2024
Ngày 20/6, trang 163 đưa tin tối ngày 19, nam diễn viên Đường Trì Bình đã quỳ gối trước cửa đài truyền hình để xin cơ hội được đóng phim.

Khởi tố 2 thanh niên giả danh cảnh sát hình sự chặn xe người đi đường

Pháp luật

11:45:51 21/06/2024
Ngày 20-6, Công an TP Quy Nhơn đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Anh Tỷ (19 t.uổi; ngụ phường Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn) để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Phụ nữ sành không dựa vào số lượng quần áo, chỉ nhờ 5 món mà mặc gì cũng đẹp, tôn dáng chuẩn

Thời trang

11:43:48 21/06/2024
Những người thực sự sành sỏi trong việc lên đồ , họ chẳng quan tâm tới việc trong tủ có bao nhiêu quần áo, có phải đồ hợp mốt hay không mà sẽ chú ý tới những điều sau.

Cú bắt tay lịch sử của làng rap - hip hop Việt

Nhạc việt

11:39:48 21/06/2024
Nhật ký vào đời là khởi đầu cho màn đáp trả của Karik, chứa đựng cái chất mà mọi người từng nghĩ anh đã đ.ánh mất khi bước lên mainstream để mang nhạc Rap đến gần hơn với khán giả đại chúng.

Côn Đảo triển khai du lịch xanh

Du lịch

11:37:16 21/06/2024
Gìn giữ sắc xanh, giảm tải áp lực cho môi trường, hướng tới phát triển du lịch xanh, cao cấp và bền vững là định hướng phát triển của Côn Đảo.

Con gái út nhà Angelina Jolie 15 t.uổi xinh như thiên thần, là "rich kid" nhưng chuộng diện đồ giản dị, cá tính

Phong cách sao

11:34:38 21/06/2024
Bước sang độ t.uổi 15, Vivienne không chỉ ngày càng ra dáng một thiếu nữ xinh đẹp mà còn thể hiện phong cách thời trang đầy cá tính.

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Trung Lương, 11 người nhập viện cấp cứu

Tin nổi bật

11:33:33 21/06/2024
Tai nạn liên hoàn giữa 3 ô tô trên cao tốc TPHCM - Trung Lương đoạn qua địa phận tỉnh T.iền Giang đã khiến 11 người phải nhập viện cấp cứu.

Cô gái vội uống nước, nuốt luôn phải vòng nắp chai

Sức khỏe

11:11:54 21/06/2024
Theo bác sĩ Hiếu, hằng năm đơn vị này tiếp nhận rất nhiều trường hợp dị vật thực quản bao gồm các ca dị vật là dụng cụ sinh hoạt như răng giả, vỏ thuốc, tăm, nút chai... cho tới các ca dị vật bã thức ăn.