Sứ mệnh cao cả nghiệp trồng người
Mỗi năm khi mùa xuân chạm ngõ, người ta thường có thói quen suy ngẫm về những chặng đường đã qua, đồng thời hoạch định cho chặng đường mới. Và đây cũng là dịp để mỗi người làm công tác giáo dục nhìn lại sứ mệnh nghiệp trồng người của mình
ảnh minh họa
Và mùa xuân này cũng vậy, nhưng nó có nhiều lý do hơn để mỗi người làm công tác giáo dục suy nghĩ về nghề dạy học, để thấu hiểu hơn trách nhiệm lớn lao đối với sự nghiệp “trồng người”.
Năm nay – dấu mốc của năm thứ 5 toàn ngành Giáo dục bắt tay vào triển khai nhiệm vụ theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế – một nhiệm vụ vừa vinh quang và cũng thật nặng nề càng khiến mỗi người làm công tác giáo dục nhận rõ hơn về con đường mình đang đi, về nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn và theo đuổi.
Nhất là giờ đây cái sứ mệnh cao cả, nhiệm vụ của mỗi người thầy đã được chỉ rõ không phải chỉ dạy, mà còn phải từng bước dạy cho người học biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu, phát hiện ra điều mới… nghĩa là phát huy tích cực nội lực của mình để thông qua tri thức mà phát triển trí tuệ, phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách, chứ không phải chỉ tiếp thu tri thức một cách thụ động, dù là tri thức tiên tiến.
Hay nói cách khác, nhiệm vụ mỗi người thầy là thông qua giáo dục mà đánh thức cái tiềm năng trong mỗi học sinh, sinh viên khơi dậy và phát triển cái nội lực đó của người học.
Đó thực sự là một công việc không dễ chút nào, bởi thực tế xã hội đang có những chuyển biến chóng mặt, ở đó nhiều vấn đề, nhiều kiến thức, nhiều quan niệm mới hôm qua còn được chấp nhận, hôm nay đã có thể không còn thích hợp nữa. …
Cũng chính từ mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo, là không phải chỉ nhằm tạo ra con người làm ngay được một nghề nghiệp, một công việc cụ thể trước mắt, mà còn phải nhìn xa hơn, đào tạo những con người có khả năng thích ứng linh hoạt với những hoàn cảnh, những nghề nghiệp, những công việc luôn luôn thay đổi sau này, những con người thạo việc, năng động, sáng tạo, biết lo cho bản thân, cho cộng đồng, đồng thời cũng là những công dân có trách nhiệm với xã hội, với đất nước… càng làm cho mỗi người làm công tác giáo dục thêm sự lắng kết, trăn trở về nghề, xác định rõ chấp nhận đến với nghề dạy học, đồng nghĩa với việc bên cạnh phải luôn phấn đấu trở thành người thầy mẫu mực, là tấm gương tiêu biểu của con người mới, đem trí tuệ, tâm huyết, sức lực cống hiến đào tạo, giáo dục các thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, góp sức vào xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa và bảo vệ Tổ quốc…
Nhất là khi ngày nay trước những đòi hỏi của công cuộc đổi mới giáo dục, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, dành sự quan tâm đặc biệt tới sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Vị thế, vị trí người thầy được xem là nhân vật trung tâm của quốc sách ấy.
Video đang HOT
Điều đó cũng đồng nghĩa vai trò trách nhiệm người thầy càng có vị trí đặc biệt quan trọng, càng đòi hỏi sự lao động của người thầy càng phải hết sức cẩn trọng, khoa học, nghiêm túc.
Vì thế, công việc rất cần được mỗi người dạy học phải bắt tay vào làm ngay lúc này là phải không ngừng tự hoàn thiện mình, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng cập nhật các tri thức khoa học, kỹ thuật công nghệ và giáo dục hiện đại, để theo kịp các bước tiến khoa học và đáp ứng kịp thời các yêu cầu thực tiễn đặt ra cho sự nghiệp giáo dục.
Bên cạnh đó phải luôn lấy yếu tố đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp làm hàng đầu qua việc không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống có tấm lòng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với chính mình và xã hội.
Ngoài mỗi người thầy cũng cần phải thường xuyên tiếp thu, lắng nghe sự đóng góp chân thành từ phía đồng nghiệp và người học; nghiêm túc đánh giá, nhìn nhận những ưu điểm và những khiếm khuyết của bản thân trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu; cần tránh tình trạng dễ làm, khó bỏ, tôn vinh, đánh bóng uy tín của mình và tìm cách hạ uy tín của người khác, gây chia rẽ, làm mất đoàn kết thống nhất nội bộ….
Nói một cách chung nhất đó là mỗi người thầy phải có thế giới quan khoa học đúng đắn, phải được đào tạo một cách có hệ thống, có trình độ về học vấn, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn mà mình giảng dạy, đồng thời phải có trình độ nhất định về các môn khoa học cơ bản, khoa học công nghệ ứng dụng, kĩ thuật và khoa học xã hội nhân văn.
Mặt khác phải có năng lực chọn lọc các tri thức cơ bản, hiện đại thực tiễn, phù hợp với phương pháp giáo dục của bậc học, để có thể chuyển tải nội dung môn học tới học sinh một cách hấp dẫn, phải không ngừng rèn luyện, trau dồi cả chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp và phải học hỏi suốt cuộc đời.
Bởi kiến thức khoa học, xã hội rất rộng lớn, những phát minh, khám phá, kỹ thuật hiện đại thì thay đổi hằng ngày, cho nên phải cập nhật, học hỏi để có thể theo kịp thời đại. Hơn thế, giáo dục ngoài tính chất là một khoa học, còn là một nghệ thuật. Người thầy giáo giỏi cần nắm chắc về chuyên môn và giỏi về nghệ thuật truyền đạt.
Có thể nói sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với nền giáo dục, đào tạo nói chung và việc lưu giữ, phát huy những giá trị cao đẹp của đạo đức người thầy trong truyền thống nói riêng.
Để tạo ra một lớp người Việt Nam cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta hội nhập với văn minh nhân loại mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững, là nhiệm vụ của toàn xã hội, nhưng trong đó người thầy giữ vai trò yếu tố quyết định.
Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, mỗi người thầy phải không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu mới, phải có ý thức quyết tâm đi vào khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học giáo dục, làm tốt công tác “dạy chữ, dạy nghề, dạy người”.
Tập thể người thầy, cá nhân người thầy không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã hội chủ nghĩa. Phải làm sao để mỗi người thầy không những là nhà sư phạm mà còn là nhà mô phạm, say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc và sáng tạo trong lao động sư phạm, thành công không kiêu căng, thất bại không nản chí, thương yêu, gần gũi học sinh, đoàn kết với đồng nghiệp, thực sự là những “tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.
Nói cách khác, người thầy phải không ngừng vươn lên để tiếp tục khẳng định cái tâm, cái tầm của một nhà giáo dục có trí tuệ, có đạo đức, chống tư tưởng áp đặt và biểu hiện quyền lực trong truyền thụ tri thức mới có thể hoàn thành được sứ mệnh và nhiệm vụ trồng người.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cuộc chạy đua hướng về chất lượng
Bước sang 2018, nhiều trường ĐH, CĐ đã lên chiến lược tuyển sinh cho năm học này. Theo đại diện nhiều nhà trường, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 sẽ không thay đổi, các trường sẽ hướng nhiều đến đảm bảo chất lượng và giữ quy mô tuyển sinh. Với một số trường, kỳ tuyển sinh năm nay sẽ đưa thêm ngành học mới để tăng sức hấp dẫn với người học.
Chất lượng đào tạo là thước đo quan trọng nhất trong thu hút tuyển sinh (Trong ảnh: Giờ thực hành của SV công nghệ sinh học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành)
Hướng đến chất lượng
Năm 2017, cuộc chạy đua hướng đến đảm bảo chất lượng của nhiều trường ĐH, CĐ được thể hiện rõ bằng việc hàng loạt các trường mời các Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (CLGD) đến để đánh giá và cấp giấy chứng nhận kiểm định. Cho dù được Trung tâm kiểm định CLGD công nhận CLGD ở cơ sở giáo dục nhưng không có nghĩa là chất lượng đào tạo có thay đổi lớn. Nhưng ít nhiều nỗ lực được công nhận đạt chuẩn chất lượng cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm với người học và xã hội của các cơ sở đào tạo này.
Trường Đại học Giao thông Vận tải, đầu năm 2016 là trường đại học đầu tiên trên cả nước được Trung tâm kiểm định CLGD Đại học Quốc gia Hà Nội công nhận đạt chuẩn CLGD. Đến nay sau 2 năm trên cả nước đã có nhiều trường được công nhận đạt chuẩn CLGD. Theo đánh giá của nhiều nhà quản lý giáo dục thì đây là một động thái tốt thể hiện tinh thần trách nhiệm với người học và xã hội của các nhà trường vì chỉ có đánh giá ngoài một cách khách quan và trung thực thì người học mới có thể dựa vào đó mà tìm hiểu thông tin quyết định theo học trường nào hay không. Từ việc kiểm định đánh giá ngoài, những thông tin 3 công khai của các trường sẽ là kênh thông tin quan trọng để người học tham khảo, xã hội, doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá chất lượng đào tạo của những trường này một cách khách quan nhất.
PGS.TS Nguyễn Đình Luận - Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội - cho biết: "Trường chúng tôi vừa được Trung tâm kiểm định CLGD (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cấp giấy chứng nhận kiểm định CLGD (tháng 12/2017). Việc chúng tôi mời một trung tâm kiểm định độc lập đến làm việc và công nhận chất lượng đào tạo của trường không chỉ là thực hiện yêu cầu của Bộ GD&ĐT mà cũng là khẳng định chất lượng đào tạo của trường với người học một cách minh bạch và rõ ràng. Với Trường Đại học Hà Nội, là một trường uy tín và chất lượng hàng đầu trên cả nước trong đào tạo ngoại ngữ thì việc công nhận CLGD sẽ động viên, khích lệ để từng cán bộ, giảng viên có trách nhiệm và mong muốn cống hiến nhiều hơn".
Nhiều ngành học mới hấp dẫn
Theo thống kê sơ bộ từ một số nhà trường, trong năm 2018 này, danh mục các ngành đào tạo đại học sẽ có thêm nhiều ngành mới. Những thay đổi này được thực hiện theo quy định về Danh mục giáo dục, đào tạo cấp 4 trình độ ĐH vừa được ban hành, kèm theo Thông tư số 24 ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bao gồm 23 lĩnh vực (gọi chung là danh mục 2017) đã chính thức có hiệu lực.
Cụ thể, sẽ có 366 ngành đào tạo (tăng thêm 105 ngành so với danh mục được ban hành năm 2010). Thay đổi tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: An ninh quốc phòng, khoa học GD-ĐT giáo viên, khoa học xã hội và hành vi. Đối với đào tạo sư phạm, ngoài các ngành truyền thống, lần đầu tiên có các ngành mới như: Tiếng Khmer, Jrai, XêĐăng... Được biết, việc mở ngành mới là các trường đang thực hiện quyền tự chủ của mình trên cơ sở có những nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của xã hội và doanh nghiệp nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút người học.
Như vậy, thí sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề khi đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ trong mùa tuyển sinh 2018 này.
Theo nhiều chuyên gia sư phạm, năm nay việc các trường sư phạm còn có thêm ngành sư phạm khoa học tự nhiên, khối ngành ngôn ngữ cũng có nhiều ngành mới xuất hiện như ngôn ngữ Chăm, ngôn ngữ Khmer, ngôn ngữ ARập.... là đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú về yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông hiện nay, đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đã được Quốc hội phê duyệt. Không chỉ sư phạm, các khối ngành khác liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn cũng mở thêm nhiều ngành học nhằm đáp ứng yêu cầu ngành càng cao của quản lý hoạt động du lịch, an toàn thông tin, tổ chức và quản lý y tế, bảo tồn di sản kiến trúc đô thị, quản lý đô thị và công trình...
Mới đây nhất ngày 18/12/2017, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã công bố mở ngành đào tạo kỹ sư ngành công nghệ hàng không vũ trụ và xây dựng. Đây là mô hình hợp tác toàn diện giữa Trường ĐH Công nghệ và Tập đoàn Viettel hướng đến đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về công nghệ hàng không vũ trụ ở các bậc đại học, sau đại học. Sinh viên sẽ được nhận học bổng toàn phần của Tập đoàn Viettel và các đơn vị đối tác, được thực hành tại các phòng thí nghiệm nghiên cứu về hàng không vũ trụ của ĐHQG Hà Nội, Tập đoàn Viettel và Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ mở thêm một số ngành học mới, nếu kịp theo kế hoạch thì những ngành này sẽ tuyển sinh vào mùa thi năm 2018. Trường Đại học Kiến trúc TPHCM cũng vừa công bố tuyển sinh ngành mỹ thuật đô thị, đây cũng là ngành học dự báo sức hấp dẫn lớn. Trường Đại học Văn Lang sẽ tuyển sinh ngành văn học ứng dụng thuộc khoa Quan hệ công chúng và truyền thông.
Theo Giaoducthoidai.vn
Để kì thi nghề phổ thông đi vào thực chất Hơn 100.000 học sinh lớp 9 của Hà Nội sẽ dự thi kì thi nghề phổ thông cấp THCS được tổ chức vào ngày 18/1 tới. Đây là kì thi có quy mô lớn, được kì vọng sẽ đưa công tác giáo dục nghề nghiệp trong trường học đi vào thực chất hơn. ảnh minh họa Sáng 16/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ...