Sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng làm bếp ăn cho trường học: Phương án hợp lý
Vì Trường Mầm non Vĩnh Nguyên 1 không có bếp ăn nên các ngành chức năng đã thống nhất lấy nhà sinh hoạt cộng đồng của Tổ dân phố 1, 2 Thánh Gia (phường Vĩnh Nguyễn, TP. Nha Trang) để làm nhà bếp. Tuy nhiên người dân lại không đồng ý với cách làm này.
Nhà sinh hoạt nằm trong khuôn viên trường học
Ông Lương Thanh Hải – Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 2 Thánh Gia cho biết, Tổ 1 và 2 Thánh Gia có hơn 360 hộ dân đều lấy điểm nhà sinh hoạt cộng đồng này làm nơi sinh hoạt, hội họp. Đồng thời, nhà sinh hoạt này đã được cấp sổ đỏ cho phường quản lý, giao cho tổ dân phố sử dụng và đã được thành phố đầu tư hơn 300 triệu đồng sửa chữa khang trang vào năm 2018. Thế nhưng, khi Trường Mầm non Vĩnh Nguyễn 1 được đầu tư xây dựng lại không có bếp ăn cho học sinh. Thấy nhà sinh hoạt cộng đồng nằm sát bên trường học, để đảm bảo hoạt động, nhà trường, chính quyền địa phương và các phòng, ban của thành phố đã họp bàn và thống nhất mượn nhà sinh hoạt cộng đồng để làm bếp ăn cho học sinh. Khi thành phố có văn bản điều chuyển nhà sinh hoạt cộng đồng này cho trường để xây bếp ăn thì người dân, tổ dân phố đã làm đơn kiến nghị các ngành chức năng. “Cách làm này là không đúng nên giờ đây, mỗi lần sinh hoạt, hội họp thì tổ phải đi mượn địa điểm để sinh hoạt, rất bất tiện”, ông Hải nói. Còn bà Phạm Thị Sen – Tổ trưởng Tổ dân phố 2 Thánh Gia cho biết: “Nếu địa phương và các ngành chức năng lấy nhà sinh hoạt cộng đồng hiện có để làm bếp ăn cho trường học thì địa phương, thành phố cần xây dựng cho 2 tổ dân phố một khu nhà sinh hoạt cộng đồng khác”.
Nhà sinh hoạt cộng đồng Tổ dân phố 1, 2 Thánh Gia đã được lấy làm bếp ăn cho Trường Mầm non Vĩnh Nguyên 1.
Video đang HOT
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Trọng – Chủ tịch UBND phường Vĩnh Nguyên cho biết, khu nhà sinh hoạt cộng đồng của 2 tổ dân phố 1, 2 Thánh Gia hiện nằm trong khuôn viên khu đất Trường Mầm non Vĩnh Nguyên 1. Trước đây, nhà sinh hoạt này là điểm phổ cập giáo dục. Sau này, điểm phổ cập này không sử dụng nữa thì thành phố giao cho phường quản lý và phường giao cho tổ dân phố sử dụng làm nhà sinh hoạt cộng đồng. Nhận thấy việc lấy nhà sinh hoạt để phục vụ cho giáo dục là cần thiết nên phường đã đề xuất thành phố xem xét giao cho trường học. Bởi vì, diện tích của nhà sinh hoạt cộng đồng cũng khá nhỏ hẹp, chỉ rộng 40m2. Đồng thời, phường cũng đã đề nghị nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tạo điều kiện tốt nhất cho 2 tổ dân phố sử dụng phòng họp của trường để hội họp, sinh hoạt khi có nhu cầu. Hiện địa phương cũng đã khảo sát quỹ đất, nhưng không có khu vực nào thích hợp để đề xuất thành phố xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng cho 2 tổ dân phố 1, 2 Thánh Gia.
Tạo điều kiện tốt nhất cho tổ dân phố sinh hoạt khi cần
Bà Trần Thị Phượng – Hiệu trưởng Trường Mầm non Vĩnh Nguyên 1 cho biết, trường được đầu tư xây mới và đưa vào sử dụng trong năm học 2021 – 2022. Hiện trường có 355 học sinh và thực hiện bán trú, học sinh ăn 4 bữa/ngày. Khi thực hiện chủ trương đầu tư, trong thiết kế, trường có khu nhà bếp, nhưng sau khi được phê duyệt xây dựng thì lại không có vì theo quy định, nhà bếp phải nằm tách biệt với khu nhà học, sinh hoạt của học sinh. Khi đưa vào sử dụng, do chưa có bếp ăn nên trường đã có đơn gửi địa phương và thành phố xin mượn lại nhà sinh hoạt cộng đồng làm bếp ăn để giải quyết nhu cầu trước mắt. Hiện tại trong khuôn viên của trường không còn quỹ đất thích hợp để xây nhà bếp. Do đó, sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng để làm bếp ăn là thích hợp vì nằm trong khuôn viên của trường và sát với các dãy nhà học. Nếu được chuyển khu nhà sinh hoạt cho trường làm bếp ăn, trường cam kết luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho 2 tổ dân phố sử dụng cơ sở vật chất của trường để tổ chức hội họp, sinh hoạt khi có nhu cầu.
Theo ông Trần Nguyên Lập – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Nha Trang, theo quy định, thiết kế bếp ăn trường mầm non phải độc lập với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và sân chơi. Do vậy, việc xây dựng Trường Mầm non Vĩnh Nguyên 1 không thể xây dựng bếp ăn chung với các dãy phòng học của học sinh. Qua khảo sát, khu nhà sinh hoạt cộng đồng tổ 1, 2 Thánh Gia nằm trong khuôn viên của trường và trước đây là của ngành giáo dục. Vì vậy, chính quyền địa phương, các ngành chức năng đã thống nhất lấy khu nhà sinh hoạt này để làm bếp ăn cho trường là hợp lý. Việc sinh hoạt cộng đồng dân cư rất quan trọng, nhưng lại không thường xuyên. Vì thế người dân, địa phương cần ưu tiên nhường khu nhà sinh hoạt này để phục vụ cho giáo dục. Khi tổ dân phố có nhu cầu sinh hoạt, Trường Mầm mon Vĩnh Nguyên 1 luôn tạo điều kiện cho người dân sử dụng trường để hội họp, tổ chức các hoạt động, sự kiện khu dân cư. Hiện các cấp, ngành, địa phương đã thống nhất chuyển nhà sinh hoạt cộng đồng cho giáo dục, do đó, thời gian tới, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố sẽ đầu tư xây dựng bếp ăn theo quy chuẩn cho Trường Mầm non Vĩnh Nguyên 1.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Sỹ Khánh – Chủ tịch UBND TP. Nha Trang đề nghị Đảng ủy phường Vĩnh Nguyên làm việc với tập thể Chi bộ Tổ dân phố 1, 2 Thánh Gia để vận động, giải thích đối với đảng viên về sự cần thiết điều chuyển phục vụ cho học sinh địa phương; giao UBND phường Vĩnh Nguyên khẩn trương lập phương án điều chuyển để xây dựng bếp ăn cho Trường Mầm non Vĩnh Nguyên 1; Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng ban liên quan nghiên cứu phương án sửa chữa, cải tạo nhà sinh hoạt cộng đồng phù hợp với công năng của trường học; yêu cầu Ban giám hiệu Trường Mầm non Vĩnh Nguyên 1 tạo điều kiện, hỗ trợ, bố trí phòng họp sinh hoạt cho 2 tổ dân phố khi có yêu cầu; Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND thành phố về thủ tục đất đai sau khi điều chuyển và kiểm tra, rà soát hồ sơ các lô đất trống chưa sử dụng ở khu Thánh Gia để quản lý.
Phụ huynh ở Đắk Lắk lo lắng trang bị kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Nhiều phụ huynh có con 5 tuổi đang rất lo lắng khi năm học 2021-2022 sắp kết thúc và các cháu chuẩn bị vào lớp 1.
Thành phố Buôn Ma Thuột có tình hình dịch COVID-19 phức tạp nhất của tỉnh Đắk Lắk. Do đó, năm học 2021-2022, số ngày học trực tiếp của trẻ mầm non chỉ "đếm trên đầu ngón tay". Đến nay, còn hơn 1 tháng nữa là năm học kết thúc, nhưng trẻ 5 tuổi chuẩn bị lên lớp 1 vẫn chưa thể đến trường học trực tiếp, khiến phụ huynh lo lắng và băn khoăn.
Phụ huynh hướng dẫn con trẻ nhận biết mặt chữ cái.
Chị Hà Thị Ngọc Anh, có con 5 tuổi, ở thôn 8, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết: Trong thời gian cháu không đến trường học trực tiếp, gia đình bố trí thời gian dạy kèm cháu thông qua các video giáo viên đứng lớp gửi hoặc dụng cụ học tập như bảng chữ cái, chữ số... nhưng việc phụ huynh dạy con chỉ là giải pháp tình thế.
"Bản thân mình không có kỹ năng nhiều về sư phạm. Mình không thể hỗ trợ hay bày vẽ cho cháu thêm được những kiến thức mới thì cũng mong sau này cháu vào lớp 1 cũng hỗ trợ thêm giáo viên để bày vẽ thêm cho các cháu để các cháu để các cháu có kiến thức bước vào hành trang mới được tốt hơn", chị Hà Thị Ngọc Anh lo lắng.
Còn chị H Rim ÊBan, thôn 6, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, từ đầu năm học 2021-2022 đến nay, con gái 5 tuổi mới chỉ đến trường học trực tiếp khoảng 1 tuần. Hiện năm học đã sắp hết nhưng trường học vẫn phải đóng cửa vì tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Điều chị H Rim lo lắng nhất hiện nay là khả năng nói tiếng phổ thông của cháu rất yếu. Không biết, liệu vào lớp 1 cháu có theo kịp bạn bè và chương trình giáo dục phổ thông mới hay không?
"Nhiều khi phụ huynh trong thôn buôn, bố mẹ đi rẫy là các cháu đi theo. Việc dạy học chữ cái, chữ số rất khó khăn. Tôi rất lo lắng về kiến thức rồi viết các nét cơ bản để cháu có một kỹ năng tốt hơn để vào lớp 1", chị Êban bày tỏ.
Giáo viên trường Trường Mầm non Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột làm video hướng dẫn việc học cho trẻ 5 tuổi.
Theo bà Trần Thị Tin, Hiệu trưởng Trường Mầm non Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, các cháu ở tuổi mầm non lên lớp 1 là một bước ngoặt lớn đối với các cháu khi thay đổi hoàn toàn môi trường giáo dục. Do đó, việc các cháu mới được học trực tiếp 1 tuần ở trường học trong năm học 2021-2022 là rất khó khăn và thiệt thòi.
Để hỗ trợ trẻ 5 tuổi có kiến thức, kỹ năng trong thời gian nghỉ học phòng dịch Covid-19, nhà trường đã đẩy mạnh và triển khai cho tất cả giáo viên xây dựng video hướng dẫn phụ huynh thực hiện việc giáo dục kỹ năng cho học sinh 5 tuổi chuẩn bị lên lớp 1.
"Trường đã chỉ đạo giáo viên tăng cường các video hướng dẫn kỹ năng cho các cháu như: chuẩn bị quần áo khi vào lớp 1 chúng ta mặc quần áo như thế nào, chuẩn bị những đồ dùng cho học sinh tiểu học, công tác vệ sinh được các cháu chuẩn bị như thế nào để phòng chống dịch và có những kỹ năng cho các cháu vững vàng hơn không còn bỡ ngỡ khi vào ngôi trường mới", bà Tin cho hay./.
Vừa đến lớp, học sinh lớp 1 khóc không ngừng, cô giáo phải gọi bố mẹ đón về Lần đầu tới trường học trực tiếp, nhiều học sinh lớp 1 bỡ ngỡ, rụt rè, thậm chí khóc không ngừng, cô giáo bất đắc dĩ phải nhờ đến sự cứu trợ từ phụ huynh. 9h15, chuông điện thoại của chị Nguyễn Thanh Huyền (36 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) vang liên hồi. Chị vội vàng tấp xe vào ven đường để nghe...