Sử dụng kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể để thắp sáng lên tia hi vọng cuối cùng, cứu sống bệnh nhân nhi viêm phổi nặng
Nhờ có sử dụng kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) cứu sống bệnh nhân nhi 14 tháng tuổi trong tình trạng suy hô hấp/ viêm phổi rất nặng. Theo các bác sĩ nếu không dùng kỹ thuật ECMO tiên lượng tỷ lệ tử vong của bé là 100%.
Trẻ vào viện được tiên lượng rất nặng
Đêm ngày 15/12/2019, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Phúc K.(14 tháng tuổi), cân nặng 7kg, (Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Trẻ nhập viện trong tình trạng thở gắng sức, tím nhẹ, phải thở máy không xâm nhập.
Sau nhập viện, trẻ có diễn biến bệnh tiến triển nặng, không đáp ứng, phải thở máy xâm nhập, tình trạng CO2 trong khí máu tăng cao, được chỉ định thở máy cao tần (HFO). Tuy nhiên, tình trạng trẻ vẫn không cải thiện nhiều, lâm sàng tiến triển xấu, CO2 trong khí máu tăng lên rất cao sau điều trị nội khoa tích cực không giảm. Tiên lượng bệnh nhân rất nặng.
Trẻ vào viện tiên lượng rất nặng nên cuối cùng phải dùng kỹ thuật ECMO để cứu sống.
Qua hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định dùng kỹ thuật ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể) để cung cấp oxy qua màng ngoài cơ thể, từ đó chuyển máu có oxy vào hệ tuần hoàn trong cơ thể cung cấp oxy cho mô và các cơ quan trong cơ thể trẻ.
Sau khi kết nối được với hệ thống ECMO, máu có oxy được chuyển vào hệ tuần hoàn để cung cấp oxy cho mô và các cơ quan trong cơ thể trẻ được đảm bảo, lượng CO2 trong khí máu giảm xuống. Thắp sáng lên tia hi vọng cuối cùng để cứu sống bệnh nhân nhi.
Trong thời gian thực hiện kỹ thuật ECMO, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu phải thường xuyên theo dõi, túc trực, điều chỉnh liên tục theo diễn biến bệnh để tìm phương án tối ưu nhất cứu trẻ.
Sau 1 tuần chạy ECMO, sức khỏe của trẻ được cải thiện, chức năng phổi tốt lên, khí máu CO2 về giá trị sinh lý bình thường. Các bác sĩ tiến hành cai ECMO, sau cai ECMO, trẻ vẫn được thở máy, điều trị nội khoa tích cực giúp trẻ tiến triển tốt, tiến hành rút máy thở cho trẻ tự thở.
Video đang HOT
Hiện tại sau 10 ngày điều trị tích cực không ngừng nghỉ của cả tập thể Khoa Hồi sức cấp cứu đến nay trẻ đã tỉnh, tự thở khí trời, dấu hiệu sinh tồn ổn định, ăn sữa hoàn toàn, có thể xuất viện trong tuần tới.
Sau thời gian điều trị trẻ qua cơn nguy kịch, đang được chăm sóc và hồi phục tại bệnh viện.
Nếu không kịp thời dùng kỹ thuật ECMO, tiên lượng tỷ lệ tử vong của bé là 100%
BSCKII Đinh Thị Lan Oanh (PGĐ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, trường hợp bé K.(14 tháng tuổi) bị biến chứng suy hô hấp/ viêm phổi/ bệnh phổi mạn không đáp ứng điều trị nội khoa tối ưu – tích cực thì ECMO là lựa chọn cuối cùng có khả năng cứu sống người bệnh. Nếu không được hỗ trợ kịp thời bằng ECMO, tiên lượng tỷ lệ tử vong của bé là 100%.
Đây là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân bị suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng. Máy sẽ thay tim hoạt động bình thường, bảo đảm máu truyền đến các cơ quan trong cơ thể.
Để thực hiện kỹ thuật ECMO cần có một ekip các bác sĩ, kỹ thuật viên vận hành máy liên tục trong suốt thời gian chạy máy. Ekip bác sĩ mạch máu có nhiệm vụ đặt hệ thống canulas vào mạch máu của bệnh nhân để kết nối máy với bệnh nhân. Bác sĩ Ngoại khoa mạch máu sẽ rút hệ thống canulas khi bệnh nhân ổn định cai được máy ECMO.
Đây là trường hợp bệnh nhi đầu tiên được thực hiện kỹ thuật ECMO tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, việc triển khai thành công sẽ giúp việc xử lý các ca bệnh khẩn cấp kịp thời, mang lại cơ hội sống cho nhiều trẻ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
Theo baodansinh
Những sai lầm tai hại khi cho trẻ dùng kháng sinh
Sốt hay viêm mới phải dùng kháng sinh và có thể giảm liều hoặc ngưng hẳn việc sử dụng thuốc trong những ngày cuối khi đã cảm thấy khỏe hơn.
Theo BS Huỳnh Tiểu Bình, Khoa Nhi BV quận 11, TP.HCM, nhiều trẻ em đang được sử dụng kháng sinh trong các trường hợp không cần thiết hoặc dùng kháng sinh không cần đơn thuốc của bác sĩ... Chính điều này làm gia tăng khả năng kháng thuốc kháng sinh, khiến việc điều trị bệnh khó khăn, kéo dài, tốn kém.
Dùng kháng sinh mới nhanh hết bệnh?
Theo BS Bình, kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn, không có tác dụng đối với các bệnh do siêu vi. Vì vậy hầu hết các trường hợp sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy... đều không nên dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi. Nếu cho trẻ sử dụng kháng sinh quá nhiều trẻ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn.
Cha mẹ thường có hai tâm lý khi dùng kháng sinh cho trẻ. Thứ nhất là muốn BS cho kháng sinh với quan niệm phải có kháng sinh mới nhanh hết bệnh, chứ không là phải tái khám nhiều lần. Quan niệm này không đúng vì chỉ khi đúng chỉ định thì BS mới kê toa có kháng sinh để giảm tình trạng lạm dụng dẫn đến kháng thuốc và tăng chi phí khám chữa bệnh.
Thứ hai, một số người có tâm lý không muốn cho trẻ dùng kháng sinh vì lo ngại ảnh hưởng sức khỏe trẻ. Việc này khiến tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn, có khi trẻ phải nhập viện cũng như phải dùng kháng sinh cao cấp hơn hoặc kháng sinh chích, khá tốn kém.
Kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn. Ảnh: Internet
Ngoài ra, việc cha mẹ tự ý cho trẻ giảm liều hoặc dừng kháng sinh trong những ngày điều trị cuối khi thấy trẻ khỏe hơn cũng là cơ hội cho vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển. Thực tế các triệu chứng thường được cải thiện trước một khoảng thời gian nhưng vẫn còn vi khuẩn gây bệnh sót lại. Nếu tự ý cắt giảm thuốc, số lượng kháng sinh sẽ không đủ để tiêu diệt những vi khuẩn này. Những vi khuẩn còn sót lại có thể sẽ sinh sản và tái tạo lại quần thể. Kết quả là trẻ sẽ dễ bị tái phát bệnh sau một thời gian.
Việc cho trẻ dùng kháng sinh bừa bãi thường gây tác dụng phụ như: Tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh. Về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, trẻ sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ
Trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau có thể trạng, cân nặng khác nhau nên liều lượng thuốc được bào chế cũng khác nhau. Vì vậy cha mẹ không nên xem trẻ em là người lớn thu nhỏ và không nên nghĩ rằng người lớn dùng thuốc gì thì trẻ em dùng thuốc nấy, chỉ cần bớt liều lượng đi là được.
Đặc biệt, khi trẻ bị ốm và phải dùng tới kháng sinh, cha mẹ nhất thiết phải cho trẻ đi khám bệnh để BS chẩn đoán và kê toa thuốc chính xác, đúng bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc cho trẻ cho sử dụng hoặc điều trị theo sự mách nước của những người không có chuyên môn.
Khi trẻ có các dấu hiệu cảm sốt, ho, sổ mũi... cha mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp tự nhiên như lau mát, mặc quần áo thông thoáng dễ hút mồ hôi, cho trẻ uống nhiều nước. Các loại thuốc ho được bào chế từ thảo dược an toàn cho trẻ có thể dùng trong trường hợp này. Cạnh đó còn có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm sạch mũi trẻ, giúp cho đường hô hấp của trẻ được thông thoáng.
Nên cho trẻ chích ngừa cúm hằng năm để giảm ho, sốt, sổ mũi. Ảnh: Internet
Nếu đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để khám bệnh. Khi trẻ được BS chỉ định thuốc, cha mẹ cũng nên hỏi BS về toa thuốc của trẻ bao gồm loại nào là kháng sinh. Trong trường hợp trẻ đã từng dị ứng với loại thuốc nào hoặc với loại chất hóa học nào thì cha mẹ cần trao đổi với BS để BS lựa chọn một loại thuốc khác cùng tác dụng nhưng không gây dị ứng cho trẻ.
Đối với những bệnh thật sự cần dùng kháng sinh, cha mẹ nên cho con uống đầy đủ theo chỉ định. Sau khi uống hết toa thuốc, cần đưa con đi tái khám đúng hẹn. Không nên khi uống thuốc được vài ngày, thấy bé khỏe hơn thì tự động ngưng thuốc hoặc đến hẹn không tái khám. Bởi vì mặc dù các biểu hiện như ho, sưng họng, sốt... triệu chứng của trẻ đã giảm nhưng các vi khuẩn vẫn còn.
Sau cùng, việc dùng kháng sinh chỉ là trị bệnh, có thể phòng bệnh bằng nhiều cách như cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng hoạt động thể chất phù hợp với trẻ, và quan trọng là chích ngừa đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế. Nên cho trẻ chích ngừa thêm vaccine cúm hằng năm để giảm các triệu chứng cảm cúm như sốt, ho, sổ mũi... Điều này cũng góp phần làm giảm việc lạm dụng kháng sinh.
Theo PLO
Bé 5 tuổi hóc xương gà, 2 năm sau gia đình mới phát hiện Bé K. (5 tuổi, Đồng Nai) bị viêm phổi tái phát nhiều lần nhưng đi khám ở địa phương không phát hiện nguyên nhân. Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) đã tiến hành nội soi và phát hiện dị vật là mảnh xương gà nằm trong phổi suốt 2 năm. Ngày 26/12, theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng...