Su-35 Nga, F-16 Thổ Nhì Kỳ suýt không chiến trên bầu trời Syria
Hai chiếc Su-35 Nga đã ngăn chặn tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào không phận Idlib của Syria để bảo vệ phiến quân ở Khan Sheikhun.
Tiêm kích Su-35 của Nga.
Theo Avia.Pro, 2 tiêm kích Su-35 của Nga đã xuất kích từ căn cứ không quân Khmeimim để ngăn chặn các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ. Các phi công Nga đã buộc máy bay Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi không phận Syria chỉ trong vài phút.
Bản tin cho hay các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải rời không phận Syria sau khi chỉ đi vào được 30-40km. Các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã được cảnh báo trước hoặc chỉ đơn giản là nhìn thấy các máy bay Nga qua radar của họ.
Sau đó, 2 máy bay Su-35 của Nga được phát hiện trực tiếp tại khu vực gần thị trấn Khan Sheikhun.
“Chiến đấu cơ Su-35 hộ tống và bảo vệ không quân Syria khi triển khai cuộc tấn công trên vùng trời Khan Sheikhun sau khi có các mối đe dọa từ Thổ Nhĩ Kỳ” – South Front dẫn lại bản tin này.
Các chuyên gia không loại trừ khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết trong thời gian ngắn để tấn công vào các vị trí của quân đội Syria gần Khan Sheikhun bởi nếu không một trạm quan sát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng nổi dậy được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn sẽ bị bao vây.
Diễn biến trên không giữa máy bay Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra ngay sau khi quân đội Arab Syria tấn công đoàn xe của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 3 dân thường thiệt mạng và 12 người bị thương trong vụ việc. Ankara tuyên bố, đoàn xe chở nhu yếu phẩm nhân đạo tới cho Điểm quan sát số 9 và yêu cầu mở đường tiếp tế và ngăn chặn thương vong cho dân thường trong khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ cho hay đoàn tiếp tế này gồm 28 phương tiện quân sự, trong đó có ít nhất 7 xe tăng và đang hướng về phía phiến quân ôn hòa (các phiến quân có liên kết với al-Qaeda) đang bị quân đội Syria tấn công trong những tuần gần đây.
Từ 19.8, quân đội Arab Syria và các lực lượng thân chính phủ khác đã bắt đầu tiến vào Khan Sheikhun, cắt đứt tuyến cao tốc huyết mạch M5 thường được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng để “hỗ trợ nhân đạo” cho các lực lượng nổi dậy trong thị trấn.
Video đang HOT
Theo Thanh Hà (Lao động)
Chống F-16 đảo chính chỉ là một phần lý do: S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ còn là "nhất tiễn hạ tam điêu"?
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng hệ thống phòng không của Nga với 3 mục đích khác nhau. Việc chống nguy cơ F-16 do Mỹ sản xuất được dùng làm công cụ đảo chính chỉ là một trong số các lý do.
Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 không đơn giản chỉ là để chống đảo chính.
Hơn một tháng qua, đã có nhiều tranh luận về lý do tại sao Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm mua hệ thống S-400 từ Nga.
Đặc biệt, rất nhiều nhà phân tích cùng chung quan điểm cho rằng: Động lực chính khiến Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga - bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Washington - chính là để bảo vệ trước viễn cảnh một cuộc đảo chính mới xảy ra.
Giải mã quan điểm Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 để chống đảo chính
Vào đêm ngày 15/7/2016, các binh sĩ đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ điều khiển những chiếc F-16 do Mỹ sản xuất đã ném bom tòa nhà quốc hội ở Ankara.
Giới quan sát đã ghi nhận đó là một sự kiện chưa từng có, khi đây là lần đầu tiên thành phố này bị tấn công quân sự kể từ năm 1402. Nguy hiểm hơn, thậm chí cả chuyên cơ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoan cũng nằm trong tầm ngắm.
Các lực lượng quân sự của Chính phủ Erdoan khi đó đã thất bại trong việc đánh chặn hoặc bắn hạ một trong những máy bay đảo chính nói trên.
"Trong cuộc tấn công đảo chính năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ không có bất kỳ cơ chế phòng thủ hiệu quả nào chống lại vũ khí Mỹ mà họ sở hữu", nhà phân tích chính sách đối ngoại Ali Demirdas viết trên National Interest.
"Có một số người nói ông Erdogan muốn hệ thống chỉ để bảo vệ chính mình", Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết. "Ông không muốn có một hệ thống tích hợp với NATO".
Từ những nhận định trên, nhiều người tin rằng, lý do mua S-400 của Tổng thống Erdogan thực sự là để tránh khỏi tình thế ngàn cân treo sợi tóc như vậy một lần nữa.
Tuy nhiên, có quan điểm phản bác cho rằng, trong khi nỗ lực đảo chính vào năm 2016 có thể đã thuyết phục Tổng thống Erdogan về việc ông cần một hệ thống phi NATO - nhưng Thổ Nhĩ Kỳ thực tế đã theo đuổi các tên lửa phòng không không phải của phương Tây từ lâu trước cuộc đảo chính.
Vào năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua hệ thống FD-2000 của Trung Quốc, vũ khí được sản xuất dựa trên S-300 - phiên bản cũ hơn của S-400.
Mặc dù vậy, Ankara đã vỡ mộng khi Bắc Kinh do dự về việc chuyển giao công nghệ, điều kiện mà Thổ Nhĩ Kỳ luôn tìm kiếm khi mua thiết bị quân sự.
Trước khi thương vụ bị hủy bỏ vào năm 2015, các đồng minh NATO của Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng cảnh báo họ không nên mua hệ thống đó từ Trung Quốc với lý do cũng tương tự như thương vụ S-400 mới đây.
"Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm kiếm một hệ thống phòng không tầm xa trong hơn một thập kỷ", Omar Lamrani, chuyên gia phân tích quân sự cấp cao tại Stratfor, nói với Ahval. "Nhu cầu này được củng cố bởi sự bùng nổ của cuộc chiến ở Syria và việc Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra họ có rất ít khả năng phòng thủ trước các tên lửa đạn đạo mà Chính phủ Syria sở hữu".
Do đó, chuyên gia Lamrani đánh giá rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn vũ khí của một quốc gia không thuộc NATO không liên quan gì đến nỗ lực đảo chính.
Quyết định đi cùng với S-400 của Nga chủ yếu liên quan đến việc chuyển giao công nghệ quan trọng đi kèm với mong muốn của Ankara trong việc cải thiện mối quan hệ với Nga, ông nói.
3 mục tiêu của S-400
S-400 sẽ được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng với 3 mục đích.
Timur Akhmetov, nhà nghiên cứu từ Hội đồng Quốc tế Nga coi thương vụ S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ như một phần của chính sách đối ngoại độc lập và hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng nội địa vững mạnh.
"Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn có được các công nghệ để thúc đẩy khả năng phòng thủ của chính mình trong các lĩnh vực liên quan", ông nói với Ahval.
Joseph Trevithick, cây bút tại The War Zone cũng nghi ngờ về lý thuyết đảo chính.
"Tôi cảm thấy khó tin khi coi đó là yếu tố chính trong quyết định mua S-400", Trevithick nói với Ahval. "Tất cả những gì bạn phải làm là nhìn vào số lần các thành viên NATO triển khai các tài sản phòng không đến Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1990".
Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ có hệ thống phòng không tầm xa và do đó phải dựa vào các đồng minh NATO để triển khai tên lửa Patriot của họ trên đất Thổ Nhĩ Kỳ - điều đã được thực hiện vài lần trong 30 năm qua.
Tuy nhiên, vẫn có một số chuyên gia tỏ ra không đồng tình.
Nhà phân tích quốc phòng và địa chính trị Levent Ozgul là một trong những người bảo vệ mạnh mẽ quan điểm Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 là để phòng ngừa trước một nỗ lực đảo chính khác, liên quan đến chiến đấu cơ F-16 của nước này.
Lập luận của ông xuất phát từ việc các thành phần S-400 đầu tiên đã được chuyển đến căn cứ không quân Murted. Căn cứ Murted chính là căn cứ Akinci năm xưa (đã đổi tên) - nơi những chiếc F-16 từng tấn công Ankara trong nỗ lực đảo chính năm 2016.
Chuyên gia Ozgul dự đoán Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng hệ thống phòng không của Nga với 3 mục đích khác nhau.
Theo đó, tổ hợp S-400 đầu tiên sẽ là để bảo vệ Ankara cùng dinh tổng thống. Tổ hợp thứ hai để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công từ các đồng minh Syria, Israel hoặc NATO, trong khi chiếc thứ ba có khả năng đóng tại Istanbul và bảo vệ khu vực Aegean.
Ozgul thừa nhận rằng bảo vệ trước nguy cơ đảo chính có thể không phải là lý do duy nhất đằng sau việc mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng nó thực sự là điều mà giới lãnh đạo Ankara nghĩ đến.
Theo nguoiduatin
Nga gửi thông điệp "máu" tới quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tăng đột biến đầu tuần nay khi các máy bay chiến đấu của liên minh Nga-Syria được cho là đã ném bom vào một đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria khiến 3 người thiệt mạng. Đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ cấp tốc hành quân tới Nam Idlib, Syria để...