SpeedReading- phương pháp Đọc hiểu nhanh giúp học sinh vượt qua nỗi sợ thi cử
Sinh viên tại Hoa Kỳ và tại nhiều đại học lớn trên thế giới đều cần trải qua khóa học Speed Reading khi họ được yêu cầu phải đọc rất nhiều sách, xử lí thông tin.
Một trăm năm trước, thế giới chưa có điện thoại, máy fax hay email, chúng ta không đi du lịch nhiều và do đó mức độ tiếp cận với thông tin cũng như nhu cầu tìm hiểu thông tin của con người còn khá ít. Nhịp sống thật chậm và chúng ta chỉ học đọc với tốc độ khoảng 240 từ/phút.
Một trăm năm sau, chúng ta đang ở giữa kỷ nguyên của sự bùng nổ thông tin. Cứ sau 9 tháng tổng số lượng kiến thức được tăng gấp đôi, thế giới bước nhịp nhanh hơn và ngày càng phức tạp, chúng ta đang bị tấn công dồn dập bởi những “trận lũ thông tin”, hệ thống giáo dục trở nên lỗi thời và rất ít người trong số chúng ta có thể đọc nhanh hơn so với con người của 100 năm về trước.
Để đưa đến bước tiến hiệu quả cho người đọc lúc bấy giờ, SpeedReading đã trở nên rất nổi tiếng vào những năm 1947-1959, tạo nên những “Cơn bão lớn” về phong trào học đọc nhanh trên khắp nước Mỹ và các nước trong khu vực. Khái niệm về các khóa học dạy kỹ năng đọc nhanh (Super Reading) đã có mạng lưới từ những năm 1976 và đã rất thành công. Những người ham đọc, nhà nghiên cứu, sinh viên Hoa Kỳ đã làm việc hiệu quả hơn nhờ cải thiện tốc độ đọc của bản thân.
Sinh viên tại Hoa Kỳ và tại nhiều đại học lớn trên thế giới đều cần trải qua khóa học Speed Reading khi họ được yêu cầu phải đọc rất nhiều sách, xử lí rất nhiều thông tin.
SpeedReading được về đến Việt Nam từ năm 2012 thông qua Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển giáo dục toàn cầu SpeedReading (gọi tắt là Công ty SR) nhận chuyển giao phương pháp Đọc hiểu nhanh (Speed Reading) theo bản quyền chương trình của SpeedReading International Hoa Kỳ, độc quyền tại Việt Nam với mong muốn cung cấp kĩ năng đọc hiểu nhanh cho người Việt Nam nhằm xử lí thông tin, tăng năng suất lao động.
SpeedReading được về đến Việt Nam từ năm 2012 thông qua Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển giáo dục toàn cầu SpeedReading (gọi tắt là Công ty SR)
Theo chia sẻ của bà Tô Minh Tâm – Tổng Giám đốc Công ty SR, dựa trên sự phản biện của các chuyên gia, những phản hồi của các đối tượng học viên, SpeedReading đã nâng cao, cải tiến chương trình thường xuyên và liên tục để đáp ứng nhu cầu thực tế của người Việt Nam. Theo đó, SpeedReading cung cấp các khóa đào tạo chương trình “Đọc hiểu nhanh” – bản quyền từ Hoa Kỳ, dành cho đối tượng học sinh từ lớp 5 đến lớp 12 nhằm nâng cao kỹ năng đọc hiểu và tăng cường khả năng ghi nhớ cho học sinh.
Đối với học sinh phổ thông Việt Nam, các em e ngại các môn Khoa học xã hội, phải học thuộc lòng … Hiểu được những trở ngại này, SpeedReading sẽ hướng dẫn các em các bước học tập hiệu quả để các em thuộc bài và hiểu bài ngay trên lớp nhanh chóng, dễ dàng.
Khi có kỹ năng Đọc hiểu nhanh và phương pháp ghi nhớ lâu, học sinh sẽ không còn cảm thấy nhàm chán hoặc sợ hãi các môn học nhiều chữ, cần ghi nhớ nhiều chi tiết, nội dung.
Ngoài ra, việc tăng tốc độ đọc, tăng khả năng ghi nhớ còn giúp học sinh có thêm sự hào hứng, yêu thích với việc đọc sách. Các em sẽ luôn chủ động tìm kiếm nguồn tri thức từ sách, khi đó thư viện của mỗi nhà trường chắc chắn sẽ trở thành địa điểm cuốn hút đối với mỗi học sinh.
Video đang HOT
Hơn thế nữa, chính các em sẽ là những người đẩy mạnh phong trào “văn hóa đọc” trong nhà trường cũng như lan tỏa chương trình đến với cộng đồng. Góp phần nỗ lực thay đổi văn hóa tri thức Việt, văn hóa đọc sách, tinh thần hiếu học của con người Việt Nam.
Khi có kỹ năng Đọc hiểu nhanh và phương pháp ghi nhớ lâu, học sinh sẽ không còn cảm thấy nhàm chán hoặc sợ hãi các môn học nhiều chữ, cần ghi nhớ nhiều chi tiết, nội dung
Hiện nay Speed Reading đã và đang triển khai ở một số Tập đoàn, nhiều trường đại học, trường trung học trên cả nước. Sau khóa học, 100% học viên tăng tốc độ đọc và mức độ hiểu văn bản từ 2 đến 10 lần ngay tại lớp.
Được biết, khóa học kỹ năng “Đọc hiểu nhanh” là khóa học ngắn hạn, chỉ cần học duy nhất một lần và ứng dụng trọn đời.
Về thời lượng: Mỗi khóa học dành cho học sinh diễn ra trong 8 tiếng, chia làm 2 buổi, mỗi buổi học và luyện trong 4 tiếng ( bao gồm 15 phút nghỉ giải lao)
Sau khi kết thúc 2 buổi trên lớp, học sinh Luyện đọc cùng chuyên gia và trả bài trong 21 ngày Online liên tục. Mỗi buổi luyện 1 tiếng ( 1 tiếng/ ngày tùy theo lịch đăng ký giờ luyện Online phù hợp thực tế của mỗi học viên)
Trong mỗi buổi học, học sinh sẽ được hướng dẫn kỹ năng và thực hành ngay tại lớp, có thể sử dụng chính sách giáo khoa của các em làm tài liệu thực hành, điều này tạo ra sự hứng thú cho học sinh, giúp các em dễ dàng ứng dụng vào bài học chính khóa của mình, từ đó nâng cao hiệu quả học tập.
Speed Reading sẽ hướng dẫn các em học sinh các bước học tập hiệu quả để các em áp dụng và cho thấy hiệu quả khác biệt ngay lập tức.
khóa học kỹ năng “Đọc hiểu nhanh” là khóa học ngắn hạn, chỉ cần học duy nhất một lần và ứng dụng trọn đời.
Về nội dung chương trình: Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung rèn luyện thao tác tạo kỹ năng cho học sinh; Tính hiệu quả thực tế cao, áp dụng trực tiếp trong nhiệm vụ chính của học sinh là học tập.
Chương trình gồm 3 phần chính: Kỹ thuật để đọc nhanh; các bài luyện tăng tốc độ đọc; Lý thuyết về phương pháp ghi nhớ và các bài thực hành sơ đồ tư duy, sơ đồ cây và Hướng dẫn các bước học tập hiệu quả.
“Speed Reading là kỹ năng nền tảng cho mọi hoạt động đọc cũng như tự học của mỗi người- là chìa khóa giúp các nhà lãnh đạo, người nghiên cứu, cán bộ, công nhận viên, sinh viên, học sinh mở ra kho tàng kiến thức bất tận. Với mong muốn có thể phổ cập Phương pháp Đọc hiểu nhanh đến với mọi người dân Việt Nam, chúng tôi sẽ triển khai trên toàn quốc qua các lớp online và trực tiếp để lan tỏa phương pháp đọc tiên tiến, hiệu quả này một cách nhanh chóng” Tổng Giám đốc công ty SR – 102 Ngụy Như Kon Tum (Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ.
HÃY ĐỂ: HỌC KHÔNG CÒN LÀ “NỖI SỢ”
“Văn – Sử – Địa hay bất kì môn học nào “nhiều chữ” sẽ không còn là nỗi ám ảnh, khiếp sợ của học sinh. Đặc biệt, tình trạng học sinh lười đọc sách sẽ không còn, các con sẽ yêu hơn những cuốn sách, thích học, thích đọc và có “thói quen” tiếp nhận tri thức từ kho tàng Sách”, bà Tô Minh Tâm – Tổng Giám đốc công ty SR nói.
Thổi tình yêu Lịch sử cho học sinh bằng truyền thống địa phương
Kinhtedothi- Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử, nhiều thầy cô đã có nghiên cứu, tìm tòi, tạo những bước chuyển mình tích cực trong phương pháp truyền dạy Lịch sử.
Một trong số đó là sử dụng, lồng ghép chất liệu sẵn có và truyền thống ở chính địa phương vào môn học.
Giải quyết căn nguyên học sinh sợ Lịch sử
Hơn 20 năm đứng trên bục giảng, cô Đỗ Thị Bích Hòa, giáo viên trường Tiểu học Thạch Xá, huyện Thạch Thất đã đào tạo nhiều thế hệ học trò. Bên cạnh số ít học sinh yêu Lịch sử thì phần lớn các em có thái độ hời hợt, thậm chí sợ môn học này. Theo cô Hòa, căn nguyên khiến nhiều học sinh chưa yêu thích môn Lịch sử là do thầy cô chưa có phương pháp, cách thức truyền đạt hấp dẫn, hiệu quả; và đặc biệt còn thiếu những truyện, phim Lịch sử sinh động dành cho các em.
Cô Đỗ Thị Bích Hòa, giáo viên trường Tiểu học Thạch Xá, huyện Thạch Thất quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy Lịch sử
Chính lí do đó đã thôi thúc cô Hòa quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy Lịch sử và "Mô hình lớp học đảo ngược" được cô ưu tiên áp dụng. Mô hình cho phép học sinh mở rộng và làm chủ tài liệu thông qua các bài tập, dự án và thảo luận, học tập cộng tác. Sau khi cô áp dụng mô hình, mỗi tiết học Lịch sử không còn là giờ học khô khan, đáng sợ như các em thường nghĩ mà ngược lại trở nên hấp dẫn, lí thú, hiệu quả. Vui hơn là nguồn video, hệ thống bài tập của các bài Lịch sử áp dụng mô hình lớp học đảo ngược đã được duyệt trên trang của Bộ GD&ĐT, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Là một giáo viên dạy môn Lịch sử, cô giáo Nguyễn Thị Phượng, trường THCS Gia Thụy, quận Long Biên cho rằng: Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có lượng kiến thức rất phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, do đối tượng của lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện hay trực tiếp quan sát được mà chỉ được phản ánh qua các nguồn sử liệu, nên một số học sinh chưa hứng thú với môn học này. Làm sao để giúp học sinh nhận thức được lịch sử một cách chính xác, chân thực như nó đã tồn tại là một khó khăn với người thầy và cũng là nỗi trăn trở của cô Phượng trong suốt những năm tháng đứng lớp.
Mong muốn học sinh hiểu phần nào cái hay và giá trị của lịch sử, cô Nguyễn Thị Phượng đã đổi mới phương pháp dạy học, khơi nguồn sáng tạo cho các em; biến mỗi giờ dạy Lịch sử không phải là nhồi nhét sự kiện, con số ngày tháng, mà quan trọng là giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh, biết tích hợp, xâu chuỗi, liên kết kiến thức môn Lịch sử với các môn học khác. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước và Thủ đô, biết xác định nhiệm vụ học tập, chính trị để hội nhập quốc tế.
Dạy Lịch sử gắn với truyền thống quê hương
Trao đổi về mô hình "Lớp học đảo ngược", cô Đỗ Thị Bích Hòa cho biết: Điểm sáng của mô hình là đã tạo cú hích tự học cho học trò. Các em đã biết tự khai thác thông tin từ nguồn tư liệu tranh ảnh, chữ viết, phim ảnh, trong đó cô luôn khuyến khích học sinh có điều kiện nghe kể sử từ chính ông bà, những người từng tham gia chiến đấu và sống trong thời khắc lịch sử lúc bấy giờ kể lại. Cô tổ chức cho học sinh đi thực tế tại các di tích ở chính quê hương như chùa Tây Phương, đền thờ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Nhà Lưu niệm Bác Hồ ở xóm Lai Cài, xã Cần Kiệm- nơi Bác về làm việc trên đường lên chiến khu Việt Bắc. Qua đó, chẳng những các em mà phụ huynh của các em cũng dần thay đổi cách nhìn về môn Lịch sử.
Cô Nguyễn Thị Phượng, trường THCS Gia Thụy, quận Long Biên trong một giờ dạy
Chưa dừng lại, cô Hòa còn thực hiện hoạt động học tập trải nghiệm bằng dự án với chủ đề: "Những giải pháp bảo tồn và phát triển nghề thủ công ở xã Thạch Xá" và tiếp tục hành trình đưa học sinh đến xóm làng để các em có cơ hội vừa học, vừa trải nghiệm giúp tăng ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống của làng nghề Thạch Xá. Đây cũng là sân chơi lành mạnh cho học sinh sau giờ học căng thẳng; các em về nhà không sà vào ti vi, điện thoại mà phụ giúp gia đình làm nghề truyền thống địa phương.
Còn với cô Nguyễn Thị Phượng, để đổi mới phương pháp dạy học, cô đã vận dụng thành công hình thức "Dạy học dự án". Từ kiến thức lịch sử dân tộc, cô lựa chọn các chủ đề lịch sử địa phương ngay tại quê hương Long Biên, định hướng cho học sinh cách tiếp cận để các em thấy yêu thích và tìm hiểu.
Học sinh trường THCS Gia Thụy, quận Long Biên với bài giới thiệu về đình Lệ Mật- di tích lịch sử văn hóa của địa phương
Ở từng bài học, cô Phượng hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh tư liệu lịch sử, trong đó có các cổ vật Long Biên, vẽ tranh trên giấy A0 giới thiệu về di tích lịch sử, như đình Gia Thụy, khu Gò Mộ Tổ, đình Lệ Mật... Các em được học Sử bằng phương pháp tranh biện, trao đổi nhóm, vẽ sơ đồ tư duy, chơi trò chơi, đóng kịch hoặc gặp gỡ nhân chứng để nghe kể chuyện lịch sử. Cô Phượng còn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các buổi học thực nghiệm, ngoại khóa, đưa học sinh đi tham quan các điểm di tích. Theo cô, đó là con đường ngắn nhất giúp các em thấy yêu lịch sử, có ý thức giữ gìn, phát huy và bảo tồn di tích địa phương bằng những việc làm thiết thực.
Song song các hình thức trên, cô đã cùng đồng nghiệp xây dựng "Lớp học vui vẻ" vào các tiết dạy học Lịch sử. Để biến những giờ học Lịch sử có sức cuốn hút với học trò, cô đưa cách thức "Học mà chơi, chơi mà học" với nhiều trò chơi tương tác để tạo hứng thú, kích thích sự tò mò, ham học hỏi của các em, biến giờ học Lịch sử không nhàm chán, nặng nề, khô khan, mà kết hợp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh hiệu quả.
Những phương pháp đổi mới trong giảng dạy môn Lịch sử của hai cô giáo Đỗ Thị Bích Hòa và Nguyễn Thị Phượng chẳng những giúp học sinh không còn sợ môn Lịch sử, có thái độ yêu mến môn học này mà còn thêm hiểu biết, tự hào về mảnh đất quê hương; và đây cũng là những phần quan trọng của Nội dung Giáo dục địa phương đang được đẩy mạnh trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nhật Bản chuẩn bị phổ biến SGK kỹ thuật số hoàn toàn miễn phí Tương tự sách giáo khoa (SGK) truyền thống, SGK điện tử ở Nhật Bản sẽ được mua bằng ngân sách nhà nước và cấp phát miễn phí cho học sinh. Ba giai đoạn chính Theo Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT), một cuốn SGK muốn được đưa vào sử dụng trong các trường học...