Sốt xuất huyết tăng mạnh ở Hà Nội, có ổ dịch bùng phát 1,5 tháng
Dịch bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh ở miền Bắc, trong đó, tại Hà Nội, số ca mắc tăng mạnh trong gần 1 tháng qua và có những ổ dịch bùng phát suốt 1,5 tháng.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tuần qua, Hà Nội ghi nhận hơn 300 ca mắc sốt xuất huyết. Như vậy, từ đầu năm đến nay, số ca mắc được phát hiện trên địa bàn thành phố là gần 1.500 trường hợp, tăng hơn 3 lần so với số bệnh nhân sốt xuất huyết cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, có những ổ dịch như tại thôn Vực, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, kéo dài suốt 1,5 tháng vẫn chưa khống chế được triệt để.
Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội.
Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì cho biết, ổ dịch này ghi nhận ca bệnh đầu tiên từ ngày 1/8. Đến nay đã phát hiện 55 bệnh nhân, chiếm hơn 73% ca bệnh của toàn xã.
“Nguyên nhân xuất hiện ổ dịch là tháng 8 vừa qua là thời điểm mưa nhiều, đọng nước, thuận lợi cho muỗi đẻ trứng, bọ gậy phát triển thành muỗi. Trước đó việc vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết tại một số địa phương chưa được triển khai, chỉ khi có ca bệnh mới làm. Để xử lý ổ dịch, chúng tôi đã phun thuốc diệt muỗi tại ổ dịch này 4 lần… “, BS Nguyễn Thị Xuân Quỳnh cho biết.
Video đang HOT
Theo kết quả giám sát trọng điểm, nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng, cho thấy nguy cơ cao dịch sốt xuất huyết lan rộng nếu không có biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả. Tuy chưa ghi nhận trường hợp tử vong nhưng số ca bệnh tăng cao hiện nay gây áp lực cho các cơ sở y tế và đã có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng nặng, nguy kịch phải thở máy.
Nhiều trường hợp nhầm lẫn các triệu chứng sốt xuất huyết với những biểu hiện của bệnh cúm A và COVID-19 nên nhập viện muộn, dẫn đến bệnh chuyển biến nặng. Một số bệnh nhân mắc đồng thời cả sốt xuất huyết và COVID-19, khiến việc điều trị gặp khó khăn.
“Căn cứ vào quy luật dịch hàng năm và thời tiết cho thấy, dự báo tháng 10 và tháng 11 dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát rất mạnh tại Hà Nội. Thời tiết hiện nay rất thất thường, đợt này nắng nóng kèm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển, khiến dịch bệnh càng khó kiểm soát”, BS chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Minh, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội nhận định.
Thành phố Hà Nội đang duy trì các đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch nhằm đáp ứng những tình huống dịch chồng dịch có thể xảy ra.
Hà Nội: Ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố đang tiếp tục tăng, hiện tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê của CDC, trong tuần trước, Hà Nội ghi nhận hơn 300 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 22 ổ dịch mới. Cộng dồn từ đầu năm 2022, Hà Nội ghi nhận 1.342 ca mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong; số mắc tăng gấp 3 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021.
Các chuyên gia đánh giá, đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết trong năm, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đặc biệt, vừa qua, kết quả giám sát của Hà Nội cho thấy, nhiều điểm trên địa bàn có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng; nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng rất lớn nếu không có các biện pháp phòng chống. Đáng chú ý, gần đây cùng với tăng số ca mắc, các cơ sở y tế cũng đã ghi nhận nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí nguy kịch do sốt xuất huyết.
TS.BS Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo: "Miền Bắc đang trong giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết, nhất là thời tiết mưa nhiều, muỗi truyền bệnh phát triển, số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh, mỗi người dân cần cảnh giác phòng bệnh; nhất là khi bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu".
Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, trong bối cảnh dịch chồng dịch như hiện nay, nhiều người có thể nhầm lẫn giữa cúm và sốt xuất huyết hay sốt xuất huyết với COVID-19 mà chủ quan với các biến chứng của sốt xuất huyết. Vì vậy, nếu người dân khi có bất kỳ triệu chứng như: Sốt, ho, đau mỏi người thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán để nếu mắc sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ có phương án theo dõi, điều trị kịp thời.
Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng chống dịch đảm bảo sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố. Đồng thời tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm giám sát huyết thanh và virus Dengue.
Sở Y tế Hà Nội cũng chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện bệnh nhân tại cộng đồng và các bệnh viện được phân cấp để kịp thời nắm bắt tình hình dịch, phát hiện sớm, điều tra xử lý ca bệnh. Cùng với đó, công tác giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao và ổ dịch cũ cũng được tăng cường để kịp thời phát hiện, có biện pháp xử lý ngăn dịch lây lan.
Cùng với các biện pháp chống dịch được triển khai tại các địa bàn, công tác truyền thông phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cũng được đẩy mạnh để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch ngay tại hộ gia đình.
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tuần qua, thành phố ghi nhận 2.579 ca bệnh sốt xuất huyết, giảm 11,9% so với trung bình 4 tuần trước. Song con số này vẫn ở mức cao so với cùng kỳ các năm.Tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM ghi nhận 54.026 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 536,7% với cùng kỳ năm 2021 là 8.485 ca.
Số ca sốt xuất huyết nặng là 1.128 ca, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết là 2,09% (1.128/54.026), cao gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021 là 0,58% (49/8.485). Tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 19 trường hợp, tăng 15 ca so với cùng kỳ nằm 2021 (4 ca). Tại nhiều cơ sở y tế ở phía Nam, thời gian qua cũng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết tự ý điều trị ở nhà, chỉ đến khi diễn biến nặng mới vào viện thì đã ở trong tình trạng sốc sốt xuất huyết, tổn thương đa cơ quan, tràn dịch màng phổi, ngưng thở...
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay, cả nước ghi nhận hơn 190.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó, 72 người đã tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc tăng 4 lần, tử vong tăng 53 trường hợp. Chuyên gia lưu ý bắt đầu từ ngày thứ 4, bệnh có dấu hiệu nguy hiểm.
Nhiều trẻ sốt xuất huyết gặp biến chứng nặng, 'động đâu cũng chảy máu' "Chăm một bé sốt xuất huyết nặng bằng ba bé bị sốc nhiễm trùng, tìm đường ven cũng rất khó vì trẻ bị phù lên, đụng kim vào là chảy máu", bác sĩ Võ Thành Luân nói. Bác sĩ Võ Thành Luân, Phó trưởng khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM kiểm tra giường bệnh của một cậu...