“Sóng và máy tính cho em” giúp học sinh hoàn cảnh khó khăn trong học tập
Các trường học tại TP. Đà Nẵng đang hưởng ứng chương trình “ Sóng và máy tính cho em”, hỗ trợ kịp thời cho những học sinh hoàn cảnh khó khăn. TP hướng tới mục tiêu, học sinh nào cũng có thiết bị học tập trực tuyến khi chưa thể đến trường do dịch bệnh.
Trong căn nhà xập xệ, 2 bố con em Nguyễn Văn Tâm ở phường Hoà Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng loay hoay sắp xếp bộ bàn ghế đã cũ cho em học bài. Mẹ mất sớm, bố làm nghề sửa chữa xe máy nuôi Tâm ăn học. Dịch Covid-19 kéo dài 2 năm nay khiến đời sống của gia đình Tâm lâm cảnh thiếu thốn triền miên. Năm học mới này, thiết bị để Tâm học trực tuyến là chiếc điện thoại cũ kỹ đã nứt màn hình.
Khi nhận được chiếc máy tính bảng do nhà trường hỗ trợ, Nguyễn Văn Tâm mừng lắm: “Lúc nhận được chiếc máy tính bảng này em rất vui, vì từ giờ em đã có thiết bị để học trực tuyến như các bạn. Màn hình lớn và khi học thì nghe được cô giảng bảng rất rõ”.
Ước mơ có chiếc máy tính bảng để học trực tuyến của em Nguyễn Văn Tâm ở Đà Nẵng đã thành hiện thực
Hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em”, các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tích cực vận động, kêu gọi ủng hộ kinh phí mua tặng máy tính. Các nhà mạng còn hỗ trợ sóng 3G, 4G giúp việc học trực tuyến của các em thuận lợi hơn.
Trường Trung học cơ sở Huỳnh Thúc Kháng, quận Thanh Khê có 17 em học sinh chưa có thiết bị để học trực tuyến, nhà trường đã vận động được hơn 90 triệu đồng mua máy tính bảng hỗ trợ học sinh có thiết bị học tập.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị An, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngoài việc hỗ trợ thiết bị học tập, tuỳ vào hoàn cảnh của học sinh, nhà trường còn hỗ trợ thêm mỗi em 2 triệu đồng vào dịp đầu năm học. Đến nay, tất cả học sinh của trường đã có đầy đủ thiết bị học tập trực tuyến.
“Ngoài những em thuộc diện chính sách, hộ nghèo thì nhà trường đặc biệt quan tâm đến những hộ gia đình khó khăn, đó là những người làm ăn xa đến sinh sống tại Đà Nẵng đang ở nhà trọ, đời sống kinh tế cực kỳ khó khăn nên việc lo cho các em thiết bị học cũng như mạng internet thì cực kỳ khó khăn. Chính vì vậy nhà trường rất quan tâm đến các đối tượng này để hỗ trợ cho các em có thiết bị học tập”, cô Nguyễn Thị An cho hay.
Cô Nguyễn Thị An (bên phải), Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng trao tận tay học sinh hoàn cảnh khó khăn chiếc máy tính bảng.
Chương trình “Sóng và máy tính cho em” là một trong những hoạt động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chỉ thị số 24 ngày 3/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu giáo dục, đào tạo ứng phó với dịch Covid-19.
Đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã huy động các nguồn lực, giúp đỡ học sinh hoàn cảnh khó khăn có thiết bị học tập.
Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cho biết, nhiều đơn vị trường học đã đủ thiết bị học trực tuyến cho học sinh:”Chúng tôi chỉ đạo trước mắt là các trường vận động trong cán bộ, giáo viên của mình hỗ trợ cho chính học sinh của trường mình. Ngoài ra, những trường nào vượt quá khả năng của các đơn vị, chúng tôi sẽ có những nguồn khác để đảm bảo rằng mọi em học sinh đều có thiết bị học tập tối thiểu để có thể cùng học với các bạn trong lớp”./.
ĐBSCL: Hàng ngàn học sinh không thể học trực tuyến
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, qua 2 tuần học online, tỷ lệ học sinh học cấp tiểu học đạt 84%, cấp THCS đạt 90%, cấp THPT đạt gần 96%.
Trong số học sinh học online, có khoảng 60% học có chất lượng, số còn lại tham gia học nhưng hiệu quả không cao - cấp học càng thấp, hiệu quả càng thấp.
Giáo viên chủ nhiệm không liên lạc được với một số học sinh và gia đình các em. Do cùng một giờ dạy, giáo viên phải tương tác với nhiều học sinh nên khó kiểm soát được việc học của từng em.
Học sinh tiểu học ở Cà Mau học online
Qua thống kê sơ bộ, đối với việc học online, còn 13.880 em chưa có thiết bị để học online; trong đó, có 500 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được Sở GD-ĐT hỗ trợ điện thoại để học. Do vậy, ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, vừa ký công văn hỏa tốc gửi các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh yêu cầu dừng tổ chức các lớp học online cấp tiểu học. Hiệu trưởng các trường cần hướng dẫn học sinh tự học, thông qua việc xây dựng các chuyên đề, câu hỏi để học sinh ôn tập, rèn luyện tại nhà (hoặc chuyển phụ huynh hướng dẫn)...
Tại Bạc Liêu, qua thời gian thực hiện dạy và học online ở cấp THCS, THPT, có trên 84% học sinh tham gia; trong khi ở tỉnh còn khoảng 16% học sinh chưa có điều kiện học online do thiếu internet, thiết bị học tập.
Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh có trên 96.100 học sinh không có khả năng mua máy tính bảng, máy vi tính, thiết bị học online (chiếm trên 32% tổng số học sinh toàn tỉnh). Trong số này có hơn 18.200 học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Kiên Giang có nhiều khu vực biên giới, hải đảo... nên mạng 3G yếu.
Tại tỉnh Long An, Sở GD-ĐT chủ trương miễn học phí học kỳ 1 cho 593 trường học với khoảng 300.000 học sinh mầm non đến phổ thông. Ở huyện vùng xa Tân Hưng có khoảng 10.000 học sinh, trong đó khối THPT sẽ học online từ ngày 20-9; THCS và tiểu học dự kiến học trực tiếp từ ngày 4-10.
____________
Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu năm học mới từ ngày 20-9. Để phòng dịch bệnh, 107 trường tiểu học, 43 trường THCS và 36 trường THPT tại các khu vực đông dân cư tổ chức dạy học trực tuyến, học qua truyền hình. Đối với những học sinh không đủ điều kiện học online, các cơ sở giáo dục khảo sát thực tế để tổ chức thành các nhóm (không quá 5 em) gần nhà những em có thiết bị học online.
Tại Gia Lai, trong số 235 trường khối THCS, có 42 trường chưa tổ chức dạy học. Hiện còn 51.325 học sinh khối THCS và 5.483 học sinh khối THPT không có thiết bị học online. UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai phủ sóng vùng lõm tại các xã vùng sâu, vùng xa; các doanh nghiệp viễn thông mở rộng phạm vi và băng thông internet, miễn giảm cước internet; vận động các tổ chức, cá nhân tặng máy tính, thiết bị công nghệ cho HS khó khăn.
Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện số học sinh không có điều kiện học online hay qua truyền hình chiếm tỷ lệ khá lớn (tiểu học 61,7%, THCS 17,54% và THPT 3,24%). Những em không có thiết bị học online và học qua truyền hình, các trường linh động các phương án dạy, trong đó có phương án giao bài tận nhà và phối hợp phụ huynh hướng dẫn các em tự học.
Tại tỉnh Bình Thuận , trong tổng số hơn 107.000 học sinh ở cấp học THCS và THPT đang học online, có gần 64.000 em không có thiết bị học trong khi nhiều em ở vùng không có internet. Do vậy, các đơn vị không đủ điều kiện dạy online sẽ tổ chức dạy bù, phụ đạo những em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn...
Phụ huynh lên núi dựng lán tạm cho con "bắt sóng 3G" học online Nhà không có internet, nhiều phụ huynh huyện biên giới Nghệ An buộc phải lên núi cao dò tìm sóng 3G rồi dựng lều tạm cho con học online. Sau một thời gian phải tạm dừng để phòng chống dịch Covid-19 khi xuất hiện một số ca dương tính SARS-CoV-2 trên địa bàn, sáng 16/9, huyện Quế Phong (Nghệ An) bắt đầu quay...