Sông Nile, câu chuyện của nước và máu
Sông Nile có chiều dài khoảng 6.650 km bắt nguồn từ Hồ Victoria chảy ra Địa Trung Hải; là con sông dài nhất thế giới. Sông Nile chảy qua lãnh thổ 11 quốc gia gồm Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Cộng hòa Sudan và Ai Cập. Với lưu lượng nước khoảng 300 triệu m/ngày, sông Nile là nguồn sống của hơn 300 triệu người, chủ yếu ở vùng nông thôn, là nguồn cung cấp nước chính cho Ethiopia, Ai Cập và Sudan.
Các cuộc đàm phán giữa Ai Cập, Ethiopia và Sudan về phân chia nguồn nước sông Nile kéo dài suốt hơn 9 năm ròng, kết thúc gần đây nhất vào ngày 12/7/2020 mà vẫn không đạt được thỏa thuận nào. Việc không đạt được thỏa thuận do bất đồng xung quanh đập thủy điện Đại Phục hưng của Ethiopia đang được xây dựng và chuẩn bị đưa vào vận hành đang làm cho căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa ba nước nằm dọc con sông dài nhất thế giới.
Đập Phục Hưng, công trình nằm gần biên giới giữa Ethiopia và Sudan, sẽ là con đập lớn nhất châu Phi với kinh phí xây dựng 4,6 tỷ USD. Ethiopia muốn dựa vào nó để cung cấp điện năng cũng như tiềm năng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Ai Cập lo lắng rằng con đập sẽ tích quá nhiều nước sông Nile, khiến cho quốc gia này lâm vào tình cảnh khát nước.
Mục tiêu chính trị
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed, người được trao giải Nobel Hòa bình, coi đất nước mình là một cường quốc đang lên và muốn tận dụng mọi cơ hội để điều hành nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất châu Phi. Ông Ahmed có tầm nhìn muốn biến đổi quốc gia nằm ở khu vực sừng châu Phi này thành một thị trường đầu tư hấp dẫn từ một nước đói nghèo.
Phía Ai Cập nhìn nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của Ethiopia với mục đích thực sự là thống trị chiến lược đối với vùng Sừng châu Phi và sông Nile. Theo Cairo, con đập chính là kế hoạch của Ethiopia nhằm làm giảm sức mạnh của Ai Cập.
Toàn cảnh đập Đại Phục hưng mà Ethiopia xây dựng. Ảnh Al-monitor.
Ethiopia sẽ tiến hành tổng tuyển cử vào cuối năm nay, mong muốn biến con đập Phục Hưng trở thành một vấn đề chính trị nóng bỏng. Để giành được phiếu bầu, ông Abiy Ahmed cần cho các cử tri thấy rằng, họ có thể tập trung với những gì được mô tả là một khoản đầu tư mang tính thể diện của quốc gia.
Về phần mình, Ai Cập khẳng định họ không cấm Ethiopia xây đập cũng như chẳng có ác cảm gì với sự thịnh vượng và quyền phát triển của quốc gia này. Tuy nhiên, Ai Cập không muốn mình là nạn nhân, là người phải trả giá cho sự phát triển của một quốc gia khác.
Hàng nghìn năm qua, sông Nile chính là cội nguồn cho các nền văn minh. Tuy nhiên, tranh chấp nguồn nước giữa các quốc gia nằm ven bờ sông có thể biến sông Nile trở thành cội nguồn của xung đột. Nguy cơ xung đột gay gắt giữa Ai Cập và Ethiopia đang hiện ra trước mắt sau 9 năm đàm phán mệt mỏi liên quan đến một con đập của Ethiopia không đạt được kết quả. Hàng nghìn năm qua, nước sông Nile cho phép Ai Cập xây dựng một nền văn minh rực rỡ thời cổ đại và cũng là nền tảng của kinh tế hiện đại. Ngay cả bây giờ, sông Nile vẫn là nguồn sống của Ai Cập. Tuy nhiên, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành, dòng chảy của sông Nile bị đe dọa. Cũng lần đầu tiên, Ai Cập bị cơn khát đe dọa.
Đàm phán thất bại
Con đập của Ethiopia đã hoàn thành 70%. Theo kế hoạch, quốc gia này bắt đầu tích nước từ tháng 7-2020. Họ muốn lấp đầy hồ chứa trong 7 năm, điều mà Ai Cập cho rằng nên diễn ra trong từ 12 đến 21 năm để giảm thiểu tác động của công trình với nguồn nước sông Nile. Hiện tại, các cuộc đàm phán 3 bên giữa Ai Cập, Sudan và Ethiopia đã thất bại. Họ muốn nhờ Mỹ và Ngân hàng Thế giới đứng ra với tư cách trung gian hòa giải.
Cuối cùng, hồi tháng 3, các cuộc đàm phán khó khăn do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin dẫn đầu đã cho ra được một thỏa thuận mà Mỹ tin rằng sẽ giải quyết được lợi ích cho tất cả các bên một cách công bằng. Tuy nhiên, Ethiopia không chấp nhận thỏa thuận mới và rút khỏi các cuộc đàm phán. Động thái này cho thấy Ethiopia dường như đã bị cô lập hoặc không thể thỏa mãn được lợi ích của mình. Thậm chí, họ còn cáo buộc Chính quyền Tổng thống Donald Trump chưa có những đánh giá đầy đủ và khách quan về công trình.
Về phần mình, Ai Cập lên tiếng chỉ trích. “Nước chỉ cung cấp điện cho Ethiopia nhưng lại là vấn đề sống còn cho người Ai Cập”. Cairo cũng cáo buộc hành động của Ethiopia chứng tỏ quốc gia này chưa bao giờ muốn có một thỏa thuận công bằng. Sự bế tắc về đập Phục Hưng thổi bùng một cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai gã khổng lồ trong khu vực.
Sẵn sàng đổ máu vì nước?
Trong khi đó, Ai Cập cũng đang nỗ lực giữ gìn những uy tín lâu đời của mình ở Trung Đông và châu Phi. Chính vì điều đó, Chính quyền Ai Cập sẽ không chịu để yên khi vấn đề của đập Phục Hưng không được giải quyết. Thực tế, hàng nghìn ha đất nông nghiệp của Ai Cập có thể bị bỏ hoang vì thiếu nước. Không chỉ là tác động với kinh tế, viễn cảnh này còn thổi bùng những bất ổn chính trị do sự giận dữ của công chúng.
Video đang HOT
Năm 1978, Ai Cập ký một hiệp ước hòa bình với Isreal sau một cuộc chiến dài. Khi đó, các nhà lãnh đạo Ai Cập nói rằng lý do duy nhất để họ phát động một cuộc chiến trở lại là nước. 10 năm sau, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Boutros Boutros-Ghali, một người Ai Cập, từng dự báo rằng cuộc chiến tiếp theo trong khu vực này sẽ diễn ra vì nước sông Nile chứ không phải chính trị. Chiến tranh vì nước sông Nile đã là cái gì đó cố thủ sâu trong tiềm thức những người Ai Cập.
Thực tế, con sông này là nguồn sống cho một quốc gia mà sa mạc áp đảo diện tích. Chính sự khắc nghiệt này đã khiến người Ai Cập sẵn sàng đổ máu vì dòng nước. Dù ở bất cứ hiện trạng nào, các nhà lãnh đạo Ai Cập cũng không đứng sang một bên để nhìn người dân mình đối mặt với cơn khát. Khi Ethiopia bị cô lập, Ai Cập bị dồn vào góc tường vì những mâu thuẫn xung quanh con đập Phục Hưng, xung đột là nguy cơ hiện hữu.
Ảnh hưởng tới 20 triệu dân Sudan
Tại một nhà máy bên bờ sông nơi Nile Xanh và Nile Trắng gặp nhau, Mohamed Ahmed al-Ameen và đồng nghiệp mỗi ngày đã đúc hàng ngàn viên gạch từ bùn do lũ lụt mùa hè để lại. “Tôi coi dòng Nile là một phần máu thịt không thể tách rời từ lúc sinh ra”, al-Ameen nói, “Dòng sông cho tôi thức ăn, tôi trồng trọt nhờ nó, và tôi cũng làm ra những viên gạch này nhờ nó”.
Đánh cá ven sông ở Sudan. Ảnh Reuters.
Một số người khác sống trên đảo Tuti ở thủ đô Khartoum của Sudan bày tỏ nỗi lo ngại siêu đập Đại Phục hưng mà Ethiopia xây dựng sát biên giới giữa hai nước đem lại ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của họ. Người dân lo ngại rằng việc xây dựng đập Đại Phục hưng ở thượng nguồn sẽ làm yếu dòng chảy của Nile Xanh, đặt ngành công nghiệp đúc gạch lâu đời của địa phương, ngành đã cung cấp những viên gạch cho các tòa nhà công hiện đại đầu tiên ở Khartoum cả thế kỷ trước vào tình trạng nguy hiểm.
Các nhà sản xuất gốm, nông và ngư dân quanh dòng sông Nile cũng bày tỏ những quan ngại tương tự. Tuy nhiên, những người đã phải rời đi do ảnh hưởng của mùa lũ năm ngoái nhìn thấy những lợi ích trong việc điều tiết nước lũ mà con đập mang lại.
Con đập sẽ “ổn định dòng Nile và chúng ta sẽ phải chịu ít lũ lụt hơn”, Mustasim al-Jeiry, 50 tuổi, thợ làm gốm tại một ngôi làng ngoại ô thành phố Omdurman, đối diện thủ đô Khartoum ở bên bờ kia sông, nói với tờ Aljazeera. Đây là làng gốm, nguyên liệu bùn đất được lấy từ lòng sông.
“Nhưng mặt khác, chúng ta sẽ nhận được ít đất sét và ít nước hơn. Nông dân và những người thợ làm gạch sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, ông al-Jeiry dự đoán. Chính phủ Sudan cho rằng con đập có thể đe dọa tới sự an toàn của khoảng 20 triệu người dân sống ở hạ lưu và phá hủy hệ thống nông nghiệp dựa vào nguồn nước lũ của đất nước nếu đập không được xây dựng và vận hành chính xác.
Tuy nhiên, dự án thủy điện cũng mang lại lợi ích tiềm năng trong việc kiểm soát lũ lụt mùa mưa và cải thiện hiệu suất các đập khác tại đất nước Sudan. Tại làng Wad Ramli, cách 60km về phía hạ lưu Khartoum, nơi đón trận lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng mùa hè năm ngoái, người dân cũng chia sẻ những suy nghĩ vô cùng mâu thuẫn về con đập. Một số cư dân đã mất nhà cửa trong trận lũ được chuyển đến khu ở tập trung trong các lều bạt gần đó.
“Đúng là đập Đại Phục hưng sẽ giúp hạ thấp mực nước sông Nile và ngăn lũ lụt”, Manal Abdelnaay, 23 tuổi, sống tại khu lều trại nói. “Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng tới việc canh tác mà khu vực Wad Ramli lại là nơi sinh sống chủ yếu bằng nghề nông”.
Trên đảo Tuti, nông dân lo lắng nếu con đập làm suy yếu sức nước sẽ ảnh hưởng tới việc tưới tiêu cho cây trồng cũng như quá trình bồi đắp đất nhờ phù sa. Tôi tới Tuti vào năm 1988 bởi đất đai ở đây lý tưởng cho nông nghiệp, từ đây tới nơi bán sản phẩm cũng gần, tạo ra lợi nhuận kinh tế tốt”, Mussa Adam Bakr, người nông dân cạnh khu nhà máy gạch chia sẻ. “Đất ở Tuti có thể trồng nhiều loại rau quanh năm như khoai tây, hành, cà tím”, Bakr nói.
Tiếng nói của Sudan từ lâu đã bị lu mờ trong tranh chấp về con đập do hai nước láng giềng lớn hơn. Tuy nhiên, thời gian gần đây nước này đã đóng vai trò trung gian, đẩy mạnh đàm phán giữa ba nước. Nhân dân Sudan cần theo dõi sát sao bất cứ thay đổi nào được thực hiện trên vùng nước mà họ đã quá phụ thuộc, tờ Aljazeera viết. “Con cá nhấc khỏi nước sẽ chết”, Ashraf Hassan, 45 tuổi, buôn bán ở Omdurman nói, “Chúng tôi cũng vậy, nước hoặc là chảy trong chúng tôi, hoặc là chảy quanh chúng tôi”.
Nguy cơ xung đột vì nguồn nước
Nước, vốn được con người coi là tài nguyên vô hạn, lại đang thực sự cho thấy nó thiếu đến mức độ nào. Biến đổi khí hậu làm thay đổi các điều kiện thời tiết, đe dọa nguồn nước của phân nửa nhân loại. Sự thiếu hụt này cũng có thể là khởi đầu cho những cuộc chiến vì nước. Tuy nhiên, chúng lại mới là chủ đề được nêu ra trong vài thập niên trở lại đây.
Một thập niên trước, vấn đề được người ta bàn luận nhiều chính là nguy cơ chiến tranh liên quan đến nguồn nước. Biến đổi khí hậu khiến một số nơi chịu hạn hán nặng nề trong khi số khác thường xuyên hứng chịu mưa lũ. Thực tế, 4 tỷ người, tức một nửa nhân loại, đang chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng ít nhất 1 tháng trong năm.
Trong một thống kê được Viện Hòa bình ở Oakland, California xuất bản cho thấy 279 cuộc xung đột liên quan tới nước xảy ra kể từ năm 2010-2019. Với nhu cầu về nước toàn cầu sẽ tăng 20-30% trong năm 2050, những cuộc chiến liên quan đến thứ tài nguyên thiết yếu này không phải là điều viễn tưởng. Thậm chí, một báo cáo của Ủy ban châu Âu đã chỉ ra 5 khu vực có thể nổ ra xung đột vì nước là các hệ thống sông Nile, sông Hằng (Ấn Độ), sông Ấn, sông Tigris-Euphrates (Trung Đông) và sông Colorado (Bắc Mỹ).
Đảm bảo mọi người có quyền hưởng lợi từ nguồn nước, có nước sạch để sử dụng đặt ra câu hỏi nghiêm túc về sự quản lý nguồn nước, thứ tài nguyên quý giá nhất với sự sống. Công nghệ có thể giúp con người giải một phần cơn khát nhưng việc chia sẻ lợi ích từ các nguồn nước tự nhiên sẽ là chìa khóa để ngăn chặn xung đột và tạo điều kiện cho thịnh vượng toàn cầu.
'Quả bom' nguồn nước Sông Nile sắp được châm ngòi?
Chỉ vài ngày tới, nếu Ethiopia kiên quyết triển khai dự án lấp đầy hồ thủy điện có dung tích 74 tỷ m3 trong 3 năm.
Điều đó đồng nghĩa với việc một cuộc chiến khốc liệt về nguồn nước sông Nile liên quan tới Ai Cập có thể chính thức được châm ngòi.
Lưu vực sông Nile và vị trí GERD. (Nguồn: Mena-Forum)
Ai Cập và sông Nile
Sông Nile - một trong những con sông quan trọng nhất và dài nhất ở châu Phi và thế giới - bắt nguồn từ cao nguyên của các hồ nhiệt đới (trên sông Luvirza - một nhánh của sông Rurubu ở Burundi), dài 6.695km, chảy qua nhiều quốc gia, đổ ra biển Địa Trung Hải. Đó là lưu vực lớn thứ hai về diện tích ở lục địa châu Phi, sau lưu vực sông Congo, có diện tích khoảng 3,82 triệu km. Sau khi Nam Sudan độc lập, nước sông Nile được chia sẻ bởi 11 quốc gia châu Phi ven sông gồm: Ai Cập, Sudan, Nam Sudan, Ethiopia, Rwanda, Tanzania, Uganda, Burundi, CHDC Congo, Eritrea và Kenya.
Sông Nile có 2 nhánh chính là sông Nile Trắng và sông Nile Xanh. Nile Trắng bắt đầu từ Hồ No tại điểm sông Bahar al Jabal kết thúc và kéo dài đến Khartoum, cung cấp khoảng 14% lượng nước sông Nile. Nile Xanh bắt đầu từ hồ Tana (Ethiopia) có độ cao 1.840m so với mực nước biển và diện tích khoảng 3.060 km. Khoảng 1/10 lục địa châu Phi được bao phủ bởi Nile Xanh và các quốc gia ven sông chiếm 40% dân số châu Phi.
Sông Nile có tầm quan trọng lớn đối với nhiều quốc gia, đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình nền văn minh Ai Cập cổ đại - nơi sông Nile được tôn thờ như một vị thần. Sông Nile quan trọng đối với người Ai Cập vì là nguồn nước ngọt chính, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và nội địa, cung cấp hơn 96% nhu cầu nước hằng năm của Ai Cập. Mặc dù Ai Cập là quốc gia thụ hưởng số một từ nước sông Nile, không có nguồn nào của sông Nile bắt nguồn từ Ai Cập. Bất kỳ sự thiếu hụt nào về lượng nước cung cấp cho Ai Cập đều có tác động trực tiếp và tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Tranh chấp nước sông Nile
Cuộc đấu tranh liên quan đến nước sông Nile diễn ra từ thời thuộc địa. Lý do tranh chấp trong thời kỳ hậu độc lập và nhiều cuộc đàm phán là sự phủ nhận của một số quốc gia đã ký kết hiệp ước trong thời kỳ thuộc địa, chẳng hạn như Ethiopia. Nhưng sau khi đạt được nguyên tắc của thỏa thuận thiết lập khuôn khổ hợp tác, đã có một số tranh chấp liên quan đến việc chia sẻ nước sông Nile và quy tắc thông báo trước hoặc tham vấn.
Dự án GERD của Ethiopia. (Nguồn: CNN)
Dưới sự cai trị của Anh, trong nỗ lực bảo đảm lợi ích của họ đối với sông Nile ở Ai Cập, có một số hiệp ước nổi bật như thỏa thuận 1891, thỏa thuận 1929 và thỏa thuận 1959. Có một số điều ước được ký kết trong thời kỳ thuộc địa đề cập đến việc phân bổ nước ở sông Nile vẫn còn ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán đương đại giữa các quốc gia lưu vực sông Nile.
Sự căng thẳng giữa Ai Cập và Ethiopia liên quan đến nước sông Nile nổi lên vào giữa thế kỷ XX, đặc biệt, khi Ethiopia tuyên bố xây dựng đại Dự án Đập Phục hưng (Grand Ethiopian Renaissance Dam Project - GERD, hay Hidase) vào năm 2011 trên dòng Blue Nile để tạo ra một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng đập đã gây ra bất đồng giữa Ai Cập và Ethiopia vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực đến lợi ích của Ai Cập.
Con người từng chết vì kim loại, sau đó - vì dầu, và bây giờ - người ta có thể bắt đầu triệt hạ lẫn nhau vì nước - điều mà các nhà khoa học chính trị đã cảnh báo trong 20 năm qua. Một mâu thuẫn khu vực lớn đang hiện hữu ở châu Phi, tiềm ẩn của những xung đột trong tương lai vì nguồn tài nguyên quan trọng đối với cuộc sống này. Cuộc chiến có thể nổ ra giữa Ai Cập và Ethiopia do GERD với con đập có chiều cao 175m và hồ chứa có dung tích 74 tỷ m, với diện tích ước tính khoảng 1.541 km. Ethiopia dự định sẽ lấp đầy hồ chứa khổng lồ của mình chỉ trong 3 năm, bắt đầu từ tháng 7 tới - tức chỉ còn vài ngày nữa.
Ethiopia dự tính sẽ "quyết liệt" đẩy nhanh tiến độ tích nước cho "biển" nhân tạo này bởi vì họ muốn bắt đầu sản xuất điện năng quy mô lớn theo kế hoạch càng sớm càng tốt và sớm thanh toán các khoản tín dụng cho các tổ chức quốc tế. Cairo và Khartoum quyết không đồng ý, muốn hồ chứa phải được tích nước dần dần - trong ít nhất là 10 năm - không để nhà máy thủy điện Phục hưng làm giảm một cách đột ngột lưu lượng dòng chảy con sông chính của châu Phi này trong nhiều năm liền. Nếu không, sẽ dẫn đến một đợt hạn nặng chưa từng có và hậu quả sẽ là một nạn đói quy mô lớn.
"Quả bom" đã sẵn sàng nổ?
Nhà máy thủy điện Hidase đã được khởi công xây dựng từ năm 2012 bất chấp sự phản đối quyết liệt của Cairo phía hạ lưu do lo ngại rằng việc lấp đầy hồ chứa nước khổng lồ trong thời gian quá nhanh sẽ khiến người Ai Cập hoàn toàn không còn nước để sử dụng, trong khi 90% dân số nước này đang sống nhờ vào nông nghiệp. Ngành nông nghiệp dựa trên canh tác truyền thống luôn giữ vai trò hàng đầu của quốc gia cổ nhất thế giới này sẽ có nguy cơ không còn tồn tại do hạn hán. Tỷ lệ thất nghiệp, vấn nạn di cư và căng thẳng kinh tế - xã hội sẽ gia tăng. Đó là chưa nói đến những nguy cơ thảm khốc do vỡ đập thủy điện luôn lơ lửng trên đầu.
Một góc Nhà máy thủy điện Hidase. (Nguồn: CNN)
Còn đối với nước nghèo Ethiopia - nơi gần một nửa dân số không được cung cấp điện sinh hoạt - dự án GERD có tầm quan trọng đặc biệt.
Hiện nay, đất nước này đang phải nhập khẩu điện, nhưng sau khi đưa nhà máy thủy điện vào vận hành, Ethiopia sẽ chiếm vị trí thứ hai ở châu Phi về sản xuất điện và thậm chí có thể xuất khẩu. Hidase là một cơ hội thực sự cho sự hồi sinh kinh tế Ethiopia, vì vậy chính quyền nước này đã không tiếc chi gần 5 tỷ USD, khoảng 10% GDP, để thực hiện dự án đầy tham vọng này.
Tình hình đang trở nên rất nghiêm trọng khi Cairo không thể trực tiếp ngăn chặn một quốc gia có chủ quyền xây dựng các cấu trúc trên lãnh thổ của mình, trong khi đàm phán cấp quốc gia ba bên đã thất bại.
Thỏa thuận năm 1929, theo đó, cấm bất kỳ công việc nào trên dòng Nile Xanh, vào năm 2014, Ethiopia đã tuyên bố vô hiệu. Hầu như tất cả các nước châu Phi hiện đang đứng về phía Ethiopia. Cựu Tổng thống Anwar Sadat, năm 1979 đã nói: Chúng tôi sẽ không chờ đợi cái chết vì khát ở Ai Cập. Chúng tôi sẽ đến Ethiopia và chết ở đó. Tổng thống Ai Cập Al-Sisi một năm trước đã tuyên bố tại Liên hợp quốc: "Sông Nile là một vấn đề của cuộc sống, một vấn đề về sự tồn tại của Ai Cập".
Ngày 19/5 vừa qua,Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã ra lệnh cho quân đội quốc gia này chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Phía Ethiopia cũng đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 và Pantsir-S1 để bảo vệ nhà máy thủy điện gần như được xây dựng xong này.
Giải pháp nào cho khủng hoảng sông Nile?
Có một giải pháp hòa bình cho vấn đề nan giải này - Ethiopia có thể được thuyết phục để lấp đầy hồ chứa của họ không phải trong 3 năm, mà dần dần trong 10-15 năm. Khi đó, người Ai Cập sẽ có thời gian để cố gắng thích nghi với sự thay đổi. Họ có thể xây dựng các nhà máy khử mặn công suất lớn, dựa trên kinh nghiệm của Israel, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, chấn chỉnh cơ sở hạ tầng nước, chuyển sang trồng các loại cây trồng cần tưới ít hơn và thực hiện cải cách kinh tế - xã hội để tạo thêm việc làm cho người dân.
Chiến tranh có vẻ là một giải pháp đơn giản hơn, nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Ai Cập có vẻ mạnh hơn so với Ethiopia, nhưng đứng sau Ethiopia có hẳn cả nửa châu Phi và luật pháp quốc tế. Chống lại Cairo có khả năng là cả một liên minh được xây dựng, và không hoàn toàn rõ ràng cuộc chiến này sẽ diễn ra như thế nào... Phá hủy nhà máy thủy điện bằng một cuộc tấn công tên lửa hay ném bom lớn? Chẳng mấy chốc quyết định này sẽ được đưa ra một cách đầy cân nhắc khi hồ chứa đầy nước.
Đánh chiếm một phần lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền, nắm quyền kiểm soát nhà máy thủy điện? Ý tưởng này cũng không hay lắm, sẽ gây ra hậu quả lâu dài nghiêm trọng cho chính Ai Cập. Tuy nhiên, trong thực tế, giải pháp tồi không có nghĩa là nó sẽ không được thực thi. Một giải pháp hòa bình không phải lúc nào cũng tối ưu, vì nó đòi hỏi đầu tư lớn cùng thời gian; và cuộc chiến tranh vì nguồn nước hiện nay là một cuộc xung đột giữa các nước nghèo không có khả năng đầu tư lớn và sâu.
Các cuộc đàm phán giữa Sudan, Ai Cập và Ethiopia dưới sự bảo trợ của Mỹ về tương lai gần của sông Nile và các dân tộc sống dọc theo bờ sông Nile đã thất bại hoàn toàn và không có bất kỳ hứa hẹn nào. Trong tương lai rất gần, chính sự thất bại này có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh giành nguồn nước quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử thế giới hiện đại, chí ít là giữa người Ai Cập và người Ethiopia - một cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia rất lớn của châu Phi với dân số hơn 100 triệu người mỗi nước.
Theo các chuyên gia, cuộc chiến này, nếu bùng nổ, có thể sẽ gây ra những tác động vô cùng lớn đến số phận của không chỉ Trung Đông nói riêng, mà còn của cả phần còn lại của thế giới. Về tổng thể, chủ đề về việc đơn phương ngăn các con sông hoặc các dòng nước bởi một số quốc gia nhất định cần được điều chỉnh một cách tích cực và có hiệu hiệu quả ở cấp Liên hợp quốc. Nếu không, chiến tranh vì nguồn nước có thể thực sự sớm nổ ra.
Kinh ngạc thế giới loài người khác... bên dưới lâu đài trung cổ Hang động của loài người tuyệt chủng Neanderthals được giấu bên dưới lâu đài Olsztyn nổi tiếng của Ba Lan, với những vật dụng cổ đại lẫn Phục Hưng nằm lẫn lộn. Các nhà địa chất từ Đại học Công nghệ Silesia (Ba Lan) đã sử dụng một thiết bị nội soi đặc biệt để lần mò vào hệ thống kỳ lạ gồm...