Sóc Trăng: Nuôi loài cá toàn con đực ở chung 1 ao, bắt 235 tấn, lãi ròng 1 tỷ đồng
Nhờ áp dụng tốt các kinh nghiệm tích lũy được trước khi triển khai mô hình nên tỉ lệ cá rô phi đơn tính hao hụt trong quá trình thả nuôi của gia đình ông Vân là không đáng kể.
Mặc dù không phải là loại thủy sản mới, nhưng chỉ trong những năm gần đây, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính mới bắt đầu khẳng định được những tiềm năng nổi trội về năng suất và hiệu quả kinh tế đối với vùng đất đa dạng: ngọt, lợ, mặn như tỉnh Sóc Trăng. Có thể nuôi cá rô phi đơn tính xen ghép với tôm thẻ…
Là một trong những hộ có tiếng về nuôi tôm nước lợ của huyện Long Phú nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung, cuối tháng 8 năm 2019, ông Võ Thanh Vân ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú gây bất ngờ đối với nhiều hộ nuôi lân cận khi quyết định chuyển hẳn 8 ao nuôi tôm với diện tích mỗi ao là 3.000 mét vuông sang nuôi cá rô phi đơn tính dòng Gift.
Tham quan mô hình nuôi cá rô phi đơn tính của ông Võ Thanh Vân, ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Nhờ áp dụng tốt các kinh nghiệm tích lũy được trước khi triển khai mô hình nên tỉ lệ cá rô phi đơn tính hao hụt trong quá trình thả nuôi của gia đình ông Vân là không đáng kể.
Ông Vân phấn khởi cho biết: “Thị trường tiêu thụ cá rô phi rất tốt. Có nhiều thương lái tìm đến thu mua, có nơi họ mua cao hơn so với giá công ty đưa ra từ 2 đến 3 nghìn đồng/kg. Nhìn chung mô hình nuôi cá rô phi đơn tính này vừa đạt hiệu quả về kinh tế vừa rộng về đầu ra”.
Cũng theo ông Vân, nuôi cá rô phi không khác nhiều so với nuôi tôm nước lợ. Mọi khâu từ xử lí nước, cung cấp oxy đến cho ăn đều phải đảm bảo đúng quy trình kĩ thuật.
Hiểu rõ thị trường ngày càng đòi hỏi cao về các sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Vân thường xuyên chủ động phối hợp cùng cán bộ khuyến nông tại địa phương theo dõi, kiểm tra bờ, ao nuôi cá rô phi đơn tính, hoạt động của cá để kịp thời xử lí khi xuất hiện dấu hiệu bất thường.
Nước được dùng để nuôi cá rô phi đơn tính luôn được ông duy trì ở mức cần thiết, luôn chuẩn bị sẵn thuốc vi sinh để xử lí đáy ao, mặt nước, đáy nước,…
Mặc dù không phải là loại thủy sản mới, nhưng chỉ trong những năm gần đây, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính mới bắt đầu khẳng định được những tiềm năng nổi trội về năng suất và hiệu quả kinh tế đối với vùng đất đa dạng: ngọt, lợ, mặn như tỉnh Sóc Trăng.
Video đang HOT
Đến nay, nhiều hộ nuôi tôm nước lợ còn chọn cá rô phi là đối tượng nuôi ghép với tôm hoặc thả nuôi luân canh trong ao tôm nhằm xử lí những vi sinh vật dưới đáy ao, làm sạch môi trường nước phục vụ cho vụ nuôi tôm tiếp theo.
Đây cũng được xem là giải pháp nhằm chuyển hướng từ độc canh con tôm sang đa canh tại một số địa phương có nhiều diện tích nuôi tôm nước lợ như Vĩnh Châu, Trần Đề và Mỹ Xuyên.
Với những triển vọng từ mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, đầu tháng 6 năm nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng cũng đã triển khai mô hình trình diễn nuôi cá rô phi đơn tính tại khu nuôi tôm của gia đình ông Võ Thanh Vân với diện tích 600 mét vuông.
Tham gia mô hình, hộ nuôi được Trung tâm hỗ trợ 50% con cá rô phi đơn tính giống và 50% vật tư đầu vào phục vụ cho mô hình thả nuôi. Ngoài ra, Trung tâm còn trực tiếp hướng dẫn hộ nuôi về quy trình kĩ thuật nuôi cá rô phi đơn tính từ khâu dọn vệ sinh bờ ao, đáy ao, xử lí nước và cách xử lí cá giống trước khi thả nuôi nhằm đảm bảo ngăn ngừa bệnh, giúp cá rô phi phát triển khỏe mạnh từ suốt quá trình nuôi đến khi thu hoạch.
Ngày 06/5/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS về việc Quy hoạch phát triển cá rô phi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu đưa cá rô phi trở thành sản phẩm chủ lực sau tôm nước lợ và cá tra để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Thạc sĩ Lâm Ánh Tiên – Phó trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh, hiện tại thị trường nội địa đối với cá rô phi là khá phổ biến, muốn phát triển mạnh đối tượng này thì chúng ta cần phải hướng đến thị trường xuất khẩu.
Khi đó, yêu cầu về chất lượng con cá rô phi đơn tính phải đảm bảo sạch, truy xuất nguồn gốc và tính an toàn vệ sinh thực phẩm. Như vậy, chúng ta cần thực hiện tốt mối quan hệ mật thiết giữa người sản xuất và nhà tiêu thụ, đặc biệt là các đơn vị chế biến, xuất khẩu”.
Tại tỉnh Sóc Trăng, tôm sú và tôm thẻ chân trắng đã khẳng định tính hiệu quả, nhưng độ rủi ro vẫn còn cao. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế từ vùng sinh thái sẵn có trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần gia tăng giá trị, hiệu quả và phục vụ cho mục tiêu phát triển thủy sản của tỉnh nhà một cách bền vững trong thời gian tới.
Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Sóc Trăng phát triển ổn định về diện tích và có sự tăng dần về năng suất cũng như chất lượng. Bên cạnh con tôm nước lợ, nhiều hộ nuôi còn triển khai đa dạng các đối tượng khác cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là có liên kết bao tiêu ổn định, điển hình như mô hình nuôi cá rô phi đơn tính.
Tôm hùm, cá mú giảm giá sốc vẫn ế, người nuôi "méo mặt" bỏ nghề hàng loạt
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kể từ đầu quý 2 đến nay cá mú và tôm hùm đồng loạt rớt giá thảm hại.
Hiện, giá cá mú và tôm hùm bán ra thị trường giảm một nửa so với trước đây nhưng mức tiêu thụ vẫn chậm khiến nhiều người nuôi "méo mặt".
Không tiêu thụ được, cá mú bị bỏ đói
Anh Trần Đức Văn, một người nuôi cá mú thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa cho biết, vài tháng nay việc tiêu thụ cá mú lai và cá mú trân châu diễn ra rất chậm. Thương lái thu mua với số lượng có hạn, chỉ vài trăm kg cho đến 1 tấn trở lại khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.
Cá mú rớt giá còn một nửa so với trước khi có dịch
Theo anh Văn, những năm trước chưa ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, cá mú được thu mua ổn định, dao động từ 160-240 ngàn đ/kg, tuy nhiên hiện giảm xuống chỉ còn 90 - 119 ngàn đ/kg (tùy loại). Với giá này, khi nuôi cá mú thường hao hụt khoảng 50% thì người nuôi lỗ khoảng 30 - 40 ngàn đ/kg.
"Do cá mú rớt giá thê thảm lại tiêu thụ chậm nên gia đình tôi tồn đọng khoảng 60 tấn cá thịt, chưa xuất bán được. Để giảm bớt chi phí đầu tư, gia đình tôi đành hạn chế cho cá ăn. Cụ thể, nếu như trước đây cá được cho ăn ngày ăn, ngày nghỉ, nay bỏ đói 4-5 ngày, thậm chí đến 1 tuần mới cho ăn lại", anh Văn giọng buồn buồn nói hiện gia đình có 10 ao nuôi cá mú, mỗi ao chi phí đã lên đến khoảng 700 triệu.
Tương tự, gia đình ông Hồ Văn Hiệp, người cùng thôn Hiệp Thanh cũng lo lắng vì đang tồn trên 100 tấn cá mú các loại chưa xuất được. Trong đó 2/3 sản lượng là cá mú lai đã nuôi được trên 1 năm, trung bình mỗi con đạt trọng lượng từ 1 - 2 kg.
Ông Hiệp than vãn: "Từ đầu năm do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên giá cá mú liên tục giảm. Có thời điểm giá cá chỉ còn 100 ngàn đ/kg. Trong tháng 7, giá cá nhích lên được 125 ngàn đ/kg, nhưng sau đó lại rớt xuống, hiện chỉ còn 117-119 ngàn đ/kg (loại 1). Mặc dù giá cá trên bán là thua lỗ nhưng ngay bây giờ gia đình tôi muốn bán tỉa bớt cũng không có ai mua. Còn có mua chẳng qua mua lẻ được vài tạ là cùng. Do đó, gia đình tôi cũng như các hộ nuôi khác xung quành đành "bấm bụng" cho cá ăn hạn chế, 4-5 ngày mới cho cá ăn trở lại".
Theo Phòng Kinh tế TP Cam Ranh, hiện toàn thành phố đang nuôi trên 200ha cá mú. Trong đó xã Cam Thịnh Đông là vùng nuôi lớn nhất với trên 100ha, chủ yếu là cá mú lai và sản lượng cá thịt của xã đang tồn đọng ít nhất khoảng 30 tấn.
Ông Lê Minh Hải - trưởng Phòng kinh tế TP Cam Ranh - cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cá mú Cam Ranh.
"Trước mắt sẽ triển khai các chương trình tiêu thụ trong nước, "giải cứu cá mú", đồng thời kiến nghị các ngân hàng có chính sách khoanh nợ, giảm lãi cho người nuôi"- ông Hải nói.
Tôm hùm rẻ bằng nửa, người nuôi tôm bỏ nghề hàng loạt
Ngoài cá mú, người nuôi tôm hùm ở Bình Định cũng gặp nhiều khó khăn do giá tôm xuống thấp thê thảm.
Người nuôi tôm hùm tại Bình Định đang méo mặt do giá giảm quá nhiều do xuất khẩu gặp khó khăn
Thời điểm này dù đang là chính vụ thu hoạch tôm hùm thương phẩm (tôm thịt) của ngư dân nuôi tôm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), nhưng nhiều người nuôi tôm ở đây méo mặt do giá giảm thê thảm.
Cụ thể, hiện tôm hùm bông (tôm sao) được thương lái thu mua gom theo kiểu đồng giá 800.000 đồng/kg đối với tôm các loại, gồm loại 1 (1 kg trở lên), loại 2 (từ 8 lạng đến dưới 1 kg) và loại 3 (từ 6 lạng đến dưới 8 lạng). So với 5 tháng trước, tôm loại 1 giảm khoảng 700.000 đồng/kg, loại 2 giảm khoảng 550.000 đồng/kg, loại 3 giảm khoảng 350.000 đồng/kg.
So với 3 tháng trước, giá tôm hùm bông loại 1 giảm 600 - 650 nghìn đồng/kg, giá tôm hùm bông loại 2 giảm 450 - 500 nghìn đồng/kg, giá tôm hùm bông loại 3 giảm 300 nghìn đồng/kg.
Theo Hội Nông dân xã Nhơn Hải, vụ nuôi 2019 - 2020, xã Nhơn Hải có 27 hộ thả nuôi 46.000 con tôm thịt trên 12 bè; giảm 36 hộ, 24 bè so vụ nuôi 2018 - 2019. Đến nay, người nuôi tôm trong xã thu hoạch hơn 2,6 tấn tôm.
Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc bị siết chặt, cộng với ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động đến thị trường tiêu thụ trong nước nên việc xuất khẩu tôm hùm gặp khó, dẫn đến tôm hùm rớt giá thê thảm. Bên cạnh đó, năm nay dịch bệnh tôm phát sinh nhiều nên người nuôi tôm lỗ nặng, khiến nhiều người đã phải bỏ nghề.
Ông Nguyễn Văn Bé, một người dân nuôi tôm ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết: Sau thời gian giá tôm hùm giảm sâu do ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến xuất khẩu tôm hùm gặp khó thì nay tôm hùm được "mua xô".
"Năm nay, tôm hùm rớt giá mạnh, dịch bệnh tôm phát sinh nhiều, bà con nuôi tôm hùm bị lỗ nặng, nhiều hộ đã bỏ nghề" - ông Bé cho hay.
Cho nhãn tím ghép với nhãn xuồng cơm vàng ra loại vừa đẹp vừa ngon, 1 nông dân Sóc Trăng thu bộn tiền Anh Trần Thái Bình, ấp An Phú, xã An Thạnh 3 (Cù Lao Dung) đã ghép giống nhãn tím (đột biến từ nhãn xuồng cơm vàng) lên cây nhãn xuồng cơm vàng cho vườn nhãn của gia đình và bước đầu đem lại hiệu quả đáng kể... Theo lời của anh Bình, giống nhãn xuồng tím được anh mua ở Bến Tre là...