So về hạt nhân, NATO quá nhỏ bé trước Nga
Nga hiện sở hữu 7.000 đầu đạn hạt nhân, lớn nhất thế giới.
Tên lửa Satan 2 của Nga.
Nga và các nước phương Tây đang thể hiện nhiều động thái leo thang căng thẳng, gần giống thời kì Chiến tranh Lạnh trước đây. Hai bên đều cho thấy số lượng vũ khí hạt nhân hủy diệt của mình và tuyên bố sẵn sàng chiến tranh nếu căng thẳng vượt quá kiểm soát.
Tuy nhiên, nếu xét về tương quan lực lượng giữa Nga và NATO, Moscow có lợi thế rất lớn. Tổng số đơn vị hạt nhân của Nga hiện tại là 7.000, trong khi tại NATO, quốc gia sở hữu nhiều đơn vị nhất là Pháp với hơn 300. Con số này là quá nhỏ bé so với số lượng hạt nhân của Nga.
Nếu xét trên phạm vi toàn cầu, quốc gia đứng sau Nga về số lượng vũ khí hạt nhân là Mỹ với hơn 6.800 đơn vị. Khi chiến tranh nổ ra ở châu Âu, chắc chắn Mỹ sẽ điều động hạt nhân tới khu vực.
Tiến sĩ Bruce Blair, chuyên gia hàng đầu thế giới về giải trừ quân bị, nói rằng châu Âu sẽ là “tâm điểm hạt nhân” nếu chiến tranh xảy ra. Bruce cảnh báo chiến tranh hạt nhân có thể diễn ra dù “vô tình hay cố ý”, nếu các quốc gia tiếp tục gây hấn.
Ngoài Pháp và Anh sở hữu vũ khí hạt nhân, các quốc gia khác như Bỉ, Đức, Hà Lan và Italia đều có số lượng vũ khí hủy diệt do Mỹ mang tới.
Tương quan đầu đạn hạt nhân của Nga và NATO.
Video đang HOT
Một điều đáng lo ngại với phương Tây là cách đây ít tuần, ông Putin đã “khoe” vũ khí hạt nhân hoàn toàn mới và không thể bị đánh chặn. Ngoài ra, ông cũng giới thiệu tên lửa Satan 2 với sức tấn công hủy diệt cùng thiết bị lặn không người lái sử dụng hạt nhân.
Nhiều chuyên gia khác lo ngại về “tính cách và hành động của ông Trump có thể khiến xung đột hạt nhân nổ ra”. Cách đây ít ngày, ông Trump đã ra lệnh trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga nhằm đáp trả vụ điệp viên hai mang Skripal bị đầu độc.
Theo Danviet
Uy lực siêu tên lửa Nga xuyên thủng mọi lá chắn Mỹ trong 10 phút
Siêu tên lửa Kh-47M2 Kinzhal là một trong bộ 3 vũ khí mới mà Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu hồi đầu tháng này, với khả năng tấn công mục tiêu ở tốc độ 12.000km/giờ và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Tiêm kích MiG-31 phóng tên lửa Kh-47M2 Kinzhal thế hệ mới.
Theo Military Today, Bộ Quốc phòng Nga mới đây công bố video tiêm kích MiG-31 Foxhound phóng siêu tên lửa Kh-47M2 Kinzhal thế hệ mới. Đây là một trong bộ 3 vũ khí mới nhất của Nga, được ông Putin nói là đủ khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ.
Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar, đoạn video được làm mờ để giấu đi những thành phần quan trọng của tên lửa. Nhưng Kinzhal dường như là mẫu tên lửa đạn đạo hơn là tên lửa sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm (scramjet).
"Phi công lái MiG-31 đã phóng thành công tên lửa Kinzhal với độ chính xác cao vào mục tiêu giả định, trong một đợt huấn luyện chiến đấu", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố. "Tên lửa siêu thanh phóng đi đúng theo cơ thế hoạt động của hệ thống Kinzhal".
Theo Bộ Quốc phòng Nga, tên lửa Kinzhal có thể tấn công cả mục tiêu di động trên mặt đất và trên biển. "Hệ thống Kinzhal được thiết kế để tiêu diệt cả mục tiêu trên mặt đất và mục tiêu trên biển. Kết hợp với tính năng chiến đấu vượt trội của tiêm kích MiG-31, tên lửa Kinzhal hoàn toàn không có đối thủ trên thế giới".
Kh-47M2 Kinzhal gắn trên tiêm kích MiG-31.
MiG-31 là máy bay phù hợp nhất để trang bị tên lửa Kinzhal vì tầm hoạt động, khả năng mang tên lửa cỡ lớn và tầm cao vượt trội. Máy bay có thể khai hỏa ở độ cao tới 20.000 mét, trong khi bay với tốc độ tối đa 3.500 km/giờ.
Tốc độ cao giúp MiG-31 dễ dàng đưa tên lửa Kinzhal vào vị trí phóng, tăng động năng cho tên lửa.
Theo các chuyên gia quân sự, Kinzhal thực chất chính là tên lửa đạn đạo Iskander, vốn có thể tự động thay đổi hành trình và quỹ đạo bay để né tránh hệ thống phòng thủ của đối phương.
Hiện chưa có bất kỳ một quốc gia nào khác trang bị tên lửa đạn đạo gắn trên chiến đấu cơ, nên tuyên bố của Nga nói Kinzhal không có đối thủ là hoàn toàn có cơ sở.
So với Iskander phóng từ mặt đất, Kinzhal có tầm bắn xa hơn, lên tới 2.000km. Tên lửa dùng để trấn áp hệ thống phòng thủ đối phương, vô hiệu hóa mục tiêu quan trọng và có thể dùng để tấn công cả tàu sân bay.
Kinzhal là biến thể của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander.
Các chiến đấu cơ tàng hình Su-57 hay máy bay ném bom chiến lược Nga được cho là có thể mang theo Kh-47M2 Kinzhal. So với những tên lửa hành trình như Kh-55SM, Kh-101, Kinzhal vượt trội nhờ đạt tốc độ tối đa tới 12.000 km/giờ.
Tên lửa chỉ cần 10 phút để tấn công mọi mục tiêu trong phạm vi tấn công, chưa kể tầm hoạt động của tiêm kích MiG-31. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hay các tổ hợp tên lửa đánh chặn.
Kinzhal cũng có thể được trang bị đầu đạn nổ thông thường, hoặc đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ. Tên lửa Nga hiện tại tấn công mục tiêu chính xác nhờ vào hệ thống dẫn đường tiên tiến bằng vệ tinh.
Tronng video mô phỏng tính năng chiến đấu, Nga cũng cho thấy khả năng của Kinzhal khi bắn trúng tàu chiến giả định ở góc 90 độ.
Tên lửa Kh-47M2 Kinzhal tạo ra mối đe dọa không nhỏ với tàu sân bay Mỹ.
Việc Nga công bố Kinzhal được cho là làm tăng sức ép đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Mỹ và các đồng minh phải phát triển những cảm biến mới để phát hiện và xác định mục tiêu tiêu siêu thanh như Kinzhal.
Mỹ và NATO cũng có thể phải chế tạo thêm những tên lửa mới có thể ngăn chặn được Kinzhal. Sự xuất hiện của Kh-47M2 cũng là động lực để Mỹ hoàn thiện vũ khí laser và các tên lửa không đối không tầm xa.
Tuy vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis mới đây cho rằng tên lửa mới của Nga chưa thực sự ấn tượng.
"Tôi đã xem video mà ông Putin công bố. Tôi có thể nói là loại vũ khí này chưa làm thay đổi cán cân quân sự, ít nhất là trong thời điểm hiện tại", ông Mattis nói. "Người Nga đang đổ tiền vào loại vũ khí mà thực sự không làm thay đổi yếu tố quyết định trên chiến trường".
Theo Danviet
Mỹ thua Nga 15 năm trong công nghệ tên lửa siêu thanh Theo Daily Star, Nga đang đi đầu trong cuộc chạy đua công nghệ tên lửa siêu thanh với Mỹ khi Moscow sắp đưa vào trực chiến các tên lửa không thể nào đánh chặn được. Xe chở tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga. Ảnh: RIA Novosti Các nhà khoa học nhận định rằng, tên lửa siêu thanh của Nga "ăn đứt"...