Sổ tay mang thai: Bé có tim thai rồi nhé!
Sự phát triển chung
Ở tuần thai thứ 6, việc mang thai vẫn còn rất mới mẻ với bạn vì vậy bạn sẽ vẫn chỉ cảm nhận được những thay đổi rất nhỏ ban đầu. Tuy nhiên, những triệu chứng sớm của việc bầu bí vẫn sẽ rõ nét như ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi, đau đầu và những tuần này bạn sẽ khá khổ sở vì chứng nghén ngẩm này.
Thời gian này, phôi thai vẫn còn vô cùng bé nhỏ nhưng đã hình thành xương hoàn chỉnh, mặc dù xương vẫn còn ở dạng sụn mềm, phải đến sau này, những đoạn sụn này mới cứng cáp thành xương.
Tuần thứ 6, thai nhi bằng hạt đậu Hà Lan.
Kích thước thai nhi
Ở tuần thứ 6, thai nhi của bạn được khoảng 0,6cm và có kích thước bằng một hạt đậu Hà Lan. Sang tuần tiếp theo, em bé sẽ tiếp tục phát triển và có kích thước tăng gấp đôi đấy!
Thai nhi tuần thứ 6
Trong tuần thứ 6 của thai kỳ, thai nhi phát triển các cơ quan như phổi, miệng, quai hàm, mũi, vòm miệng, tai… Nếu có thể nhìn xuyên vào trong tử cung của bà bầu trong giai đoạn thai kỳ tuần thứ 6, bạn có thể thấy một chiếc đầu quá khổ, với những điểm tối mờ mờ dần hiện lên khi mắt và mũi bé đang bắt đầu hình thành. Tai của bé mới chỉ được đánh dấu bằng hai dấu nhỏ phía hai bên. Cánh tay và chân giống như hai búp lồi lên và chưa thể nhìn thấy rõ. Màng tay và chân xuất hiện dấu hiệu đình hình các ngón tay và ngón chân.
Khi siêu âm ở giai đoạn thai kỳ tuần thứ 6, một số bà mẹ có thể sớm nghe thấy nhịp tim của thai nhi. Ở tuần này, trái tim của bé chỉ nhỏ bằng kích cỡ của 1 hạt vừng nhưng đã bắt đầu những nhịp đập đầu tiên ở trong bào thai. Trái tim có thể đập khoảng từ 100 – 160 lần/ phút, nhanh gần gấp hai lần so với nhịp tim của mẹ và bắt đầu đưa máu đi khắp cơ thể. Bộ não của bé vẫn tiếp tục được hoàn thiện dần dần.
Thai nhi lúc này được 0,6cm
Video đang HOT
Ruột cũng đang phát triển và ruột thừa đã xác lập được vị trí, các chồi mô hình thành phổi đã xuất hiện. Tuyến yên được hình thành, ngoài ra, các cơ bắp và xương cũng đã được xác lập. Miệng cũng bắt đầu hình thành, các nếp gấp nhỏ ở dưới chính là “khởi thủy” của cổ sau này. Mũi đã rõ rệt và “tiền thân” của võng mạc cũng đang hình thành.
Triệu chứng của mẹ
- Giai đoạn này, người mẹ sẽ cảm thấy bị kiệt sức và mệt mỏi vô cũng do những thay đổi hormone thai kỳ.
- Cảm giác buồn nôn không chỉ sảy ra vào buổi sáng mà có thể diễn ra trong cả ngày, tuy nhiên có một số mẹ may mắn không phải chịu hiện tượng này.
- Với việc chuẩn bị dần cho quá trình tiết sữa nên ngực người mẹ sẽ lớn lên và đau nhức dữ dội.
- Ở thời gian này, tâm trạng của bà bầu khá thất thường do mệt mỏi và những thay đổi trong cơ thể. Vì vậy mẹ bầu cố gắng giữ tâm trạng tốt nhất và nên nhờ vả sự giúp đỡ của những người thân, đồng nghiệp để giảm căng thẳng.
Việc bạn phải làm
- Nếu bạn chưa đi khám bác sĩ, cần sắp xếp một cuộc gặp ngay.
- Tham khảo sách báo để có chế độ ăn uống an toàn, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Tiếp tục uống vitamin trước sinh nở.
- Loại bỏ những thứ không an toàn trong thai kỳ.
Những điều tốt đẹp nên làm
- Bắt đầu danh sách một câu hỏi để tham khảo bác sĩ trong những lần khám thai.
- Tìm hiểu những công thức, món ăn ngon, bồi bổ cho thai phụ.
- Tìm những phương cách giúp giảm chứng ốm nghén.
Theo SKDS
Sổ tay mang thai: Bé bằng quả ôliu
Sự phát triển chung
Bước sang giai đoạn bào thai, chiếc đuôi của em bé sẽ mất đi và những thay đổi diễn ra nhanh chóng đến mức bạn sẽ ngạc nhiên nếu được thấy hình ảnh siêu âm hàng tuần. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trọng lượng của bé cũng sẽ tăng rất nhanh bắt đầu từ tuần này.
Kết thúc thời kỳ phôi thai để trở thành bào thai, hình dáng bên ngoài của thai nhi giống với con người hơn. Dù mắt vẫn còn nhắm chặt nhưng mí mắt đã hoàn thiện.
Tuần thứ 9, thai nhi bằng quả ôliu.
Khi thai nhi được 9 tuần, các cơ quan nội tạng trong cơ thể đang được hình thành. Các khớp nối như đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, vai, cổ tay hình thành, giúp thai nhi cử động nhẹ nhàng trong màng ối.
Tim thai đã hình thành từ những tuần trước đó nhưng đến thời điểm này mới bắt đầu được chia làm 4 ngăn và van tim cũng bắt đầu phát triển. Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi nắm chặt đôi tay và đôi khi còn ngậm ngón tay cái. Cánh tay đã phát triển, các ngón tay đã có thể gập lại và đặt lên phía trước ngực. Chân của bé đang dài ra và bàn chân đã chạm vào phía trước cơ thể.
Thời gian này thì tai, mũi, miệng, lỗ mũi đã có những khác biệt rõ rệt. Nhau thai được phát triển đầy đủ để có thể đảm nhận công việc quan trọng, đó là sản xuất hormone.
Kích thước thai nhi
Khi thai nhi được 9 tuần, nếu siêu âm bạn sẽ thấy hình dạng của bé giống như một quả oliu, chiều dài có kích thước khoảng 2,2cm và cân nặng tương đương 2g.
Triệu chứng của mẹ
Ở tuần này, em bé nặng khoảng 2g.
- Triệu chứng ốm nghén vẫn còn hoành hành dữ dội và mẹ bầu phải cố gắng chịu đựng cho đến hết 3 tháng đầu.
- Thường xuyên đi tiểu, cảm giác mệt mỏi, nghẹt mũi và đau đầu là những triệu chứng thường thấy trong thời gian này.
- Tăng cân: Mẹ bầu có khả năng sẽ tăng khoảng 0,5-1,5kg trong 3 tháng đầu mang thai.
Việc bạn phải làm
- Tìm hiểu những cách giảm ốm nghén, nôn ói cho bà bầu.
- Khám thay ngay nếu như bạn chưa có một cuộc khám thai từ khi chậm kinh nguyệt.
Những điều tốt đẹp nên làm
- Thông báo tin vui mang thai tới những người thân yêu.
- Dành thời gian nghiên cứu các chính sách thai sản có lợi cho mình.
Theo SKDS
Cảnh giác tai biến do dùng thuốc phá thai Người có tổn thương cũ ở tử cung như từng nạo phá thai, sinh mổ, tử cung có bất thường hoặc cơ địa mẫn cảm đều cần cảnh giác với phương pháp phá thai bằng thuốc. Chưa kể, việc lạm dụng thuốc này gây khởi động chuyển dạ, có thể dẫn đến vỡ tử cung, suy thai... Nhân viên y tế cần tư...