Sợ tận thế: Những cái chết mù quáng
Trước những tuyên bố về ngày tận thế, không ít người chọn cách tự sát để khỏi “chết chùm” như những người khác, hoặc để linh hồn được lên thiên đường theo quan niệm của một số giáo phái.
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển thế giới, con người đã không ít lần sống trong tâm trạng hoang mang lo sợ vì những tin đồn về ngày cả thế giới bị hủy diệt.
Do tin tưởng mù quáng vào những tin đồn này, nhiều người đã phản ứng quá tiêu cực, dẫn đến những chuyện đau lòng. Một số vụ việc sau đây là những ví dụ.
“Ngày tận thế” 2011: Tự tử, giết con
Dựa vào việc giải mã các chi tiết bí ẩn trong Kinh Thánh, Harold Camping – người sáng lập đài phát thanh về Thiên Chúa giáo Family Radio vào năm 1958 – đã gây chấn động dư luận khi tuyên bố rằng thế giới sẽ hứng chịu một loạt trận siêu động đất dẫn đến tận thế vào ngày 21/5/2011.
Sau khi thông tin này được lan truyền, người dân Mỹ hết sức hoang mang. Một bà mẹ vì quá sợ hãi đã dùng dao tự giết mình và hai đứa con nhỏ. Một bé gái 14 tuổi sống tại CH Mari El (Nga) cũng treo cổ tự tử trước khi “ngày tận thế” xảy ra. Trước đó, cô bé viết thư tuyệt mệnh với giọng điệu vô cùng tuyệt vọng vì không phải là con chiên của Chúa: “Chỉ có họ mới đi đến thiên đường, còn chúng ta sẽ vẫn ở lại với Trái đất và hứng chịu sự hủy diệt kinh hoàng. Tôi không muốn chết như những người khác, đó là lý do tôi chọn cái chết này…”.
Ở cấp độ nhẹ hơn, vì tin Ngày tận thế, nhiều người đã tiêu sạch số tài sản tiết kiệm cả đời hay cho đi những thứ quý giá của mình.
Marshall Applewhite – người đứng đầu giáo phái Cổng Trời. (Ảnh: DigPlanet)
“Ngày tận thế” 1997: Tự sát tập thể
Marshall Applewhite là người đứng đầu giáo phái Cổng Trời được sáng lập vào những năm 1970 tại Texas, Mỹ. Ngày 14/11/1996, một nhà thiên văn nghiệp dư thông báo đã nhìn thấy vật thể lạ đằng sau đuôi của sao chổi Hale-Bopp. Ngay lập tức, Applewhite bám vào chi tiết này thổi phồng lên rằng người ngoài hành tinh đã đi theo Hale-Bopp để thâm nhập Trái đất, hủy diệt loài người.
Theo Applewhite, chỉ có thể tránh được ngày này bằng hành vi tự sát vì như vậy, linh hồn đó sẽ được đưa lên con tàu vũ trụ để đi tới một thiên đường ngoài Trái đất.
Video đang HOT
Nhóm người thuộc giáo phái Cổng Trời đã thuê một ngôi biệt thự cao cấp ở Rancho Santa Fe, California làm trụ sở với chi phí 7.000USD mỗi tháng. Trong tháng 10/1996, số tiền bảo hiểm cho 50 thành viên để đề phòng người ngoài hành tinh bắt cóc lên đến 10.000USD.
Sự điên rồ này dẫn đến hậu quả thảm khốc không ngờ. Vào ngày 26/3/1997, cảnh sát tìm thấy 38 thành viên cùng với người lãnh đạo Applewhite của giáo phái đã chết từ bao giờ. Trong điều kiện thời tiết ấm áp của mùa xuân California, nhiều thi thể bắt đầu phân hủy. Kết quả giám định y tế cho thấy họ đã sử dụng chất độc cyanide và arsenic cho nên phải hỏa táng.
Khi ập vào ngôi nhà, các nhà chức trách nhận thấy người chết được đặt nằm gọn gàng trong giường tầng, khuôn mặt và thân hình bao phủ bởi một miếng vải vuông màu tía. Tất cả 39 người đều được mặc quần và “đóng thùng” áo sơ mi màu đen giống hệt nhau. Cảnh sát cho rằng những người tham gia tự tử chia thành 3 nhóm và mỗi nhóm tiến hành vào 1 ngày. Theo đó, khoảng 15 thành viên tự sát vào ngày 24/3, 15 người khác là ngày 25/3 và 9 người còn lại tiến hành ngày 26/3.
Cái chết hàng loạt của nhóm Cổng Trời được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như là một ví dụ về hành vi sùng bái một cách mù quáng.
“Ngày tận thế” 1978: Đỉnh điểm của niềm tin mù quáng
Ngày 18/11/1978, 918 thành viên giáo phái Thánh đường nhân dân gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã sơ tán vào các khu rừng ở Guyana để tránh ngày tận thế và tự sát tập thể theo lệnh của Đức cha Jim Jones.
Với khẩu hiệu “Nếu chúng ta không thể sống trong yên bình, thì chúng ta sẽ ra đi trong bình yên”, đây là đỉnh điểm của việc mù quáng tin theo một tà phái. Chỉ có 2 người còn sống sót, và theo lời kể của những nhân chứng này thì họ đã cùng tự tử bằng cách uống rượu nho có pha thuốc độc (1/3 là trẻ em bị buộc uống trước, sau đó là người lớn). Jim Jones cũng tự sát sau đó bằng súng lục.
Luis Pereira dos Santos, người tự xưng là đấng tiên tri của giáo phái Ngày tận thế. (Ảnh: The Sun)
Jim Jones sinh năm 1931. Năm 1953 Jim thành lập một tà phái lấy tên là Thánh đường nhân dân. Khởi đầu tà phái này phát triển nhanh chóng vì đặc tính cuồng nhiệt của phái ân tứ và hoạt động hướng về đối tượng là những thành phần da đen, nghèo khổ sống trong các vùng ngoại ô. Năm 1965 nhóm này chuyển về Ukiah, California rồi lên San Francisco năm 1971.
Sau đó nhiều việc bị phanh phui do các thành viên đào thoát, kết hợp với các cuộc điều tra của giới truyền thông về những hành vi vô luân cũng như nhũng lạm tài chính của lãnh tụ Jim Jones, ông ta đã di chuyển toàn thể tổ chức sang Guyana, thành lập một cộng đồng làm nông theo tổ chức xã hội, không phân biệt chủng tộc. Jim Jones tự coi mình là “ấng Cứu Thế”, nắm được sự tùng phục tuyệt đối của hầu hết tín đồ.
“Ngày tận thế” 2012: Hơn 100 người suýt uống thuốc độc
Tháng 10 vừa qua, cảnh sát Brazil đã phá vỡ kế hoạch tự sát tập thể của hơn 100 tín đồ giáo phái Ngày tận thế khi họ đang chuẩn bị uống thuốc độc ở một địa điểm tại bang Piaui, đông bắc Brazil. Nguyên nhân là vì Luis Pereira dos Santos, 43 tuổi, người tự xưng là “Đấng tiên tri” của giáo phái, dự đoán thế giới sẽ bị hủy diệt vào 4 giờ chiều 12/10/2012 (giờ địa phương).
Trước đó, Santos đã ra lệnh cho 113 tín đồ bỏ hết tất cả công việc, tài sản và cho con cái nghỉ học. Sau đó, họ sống tách biệt trong khu vực được gọi là “Con thuyền Noah”.
Vào đêm hôm trước, 19 trẻ em được giải cứu khỏi tòa nhà “Con thuyền Noah” ở ngoại ô Teresina thuộc bang Piaui ở đông bắc Brazil. Sau đó, cơ quan chức năng đã theo dõi cẩn thận vì sợ các em bị chỉ dẫn tự tử tập thể cùng thời điểm với số tín đồ người lớn.
Giáo chủ Santos nói rằng mình không sợ cảnh
Theo 24h
Vì sao nhiều người tin tận thế sắp đến?
Các chuyên gia phải mất nhiều thời gian tìm lời giải cho hiện tượng rất nhiều người, kể cả người có trình độ cao, dễ dàng tin vào quan điểm thế giới đang đi đến hồi kết.
Sáng 26/3/1997, cảnh sát San Diego đã nhận lệnh khẩn cấp đến một ngôi biệt thự ở Rancho Santa Fe, California. Tại đây, họ rất bàng hoàng khi phát hiện ra thi thể của 39 thành viên thuộc giáo phái Cổng Trời. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy những cái chết có liên quan đến hành động tự sát tập thể. Nguyên nhân được xác định là do người đứng đầu giáo phái này nói rằng khi sao chổi Hale-Bopp xuất hiện, người ngoài hành tinh sẽ bám theo để thâm nhập Trái đất, hủy diệt loài người, và với những ai tham gia tự sát, linh hồn họ được đưa lên con tàu vũ trụ dẫn đến một thiên đường bên ngoài Trái đất.
Gần 20 năm trước đó, ngày 18/11/1978, 918 thành viên giáo phái Thánh đường nhân dân gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã sơ tán vào các khu rừng ở Guyana để tránh ngày tận thế và tự sát tập thể bằng cách uống rượu punch có độc theo lệnh của Đức cha Jim Jones.
Đây chỉ là những ví dụ điển hình cho niềm tin mù quáng về ngày tận thế. Các chuyên gia phải mất nhiều thời gian đi tìm câu trả lời cho việc tại sao rất nhiều người dễ dàng tin vào quan điểm rằng thế giới đang đi đến hồi kết.
Trong cuốn sách mang tên "2012: Extinction or Utopia", dựa trên việc phân tích những lời tiên tri tận thế cả trong quá khứ và hiện tại, tác giả J.Allan Danelek phần nào đã làm rõ thắc mắc này.
Nỗi sợ hãi, những linh cảm về một cái gì đó bất trắc là nguyên nhân khiến nhiều người tin vào lý thuyết về ngày tận thế. (Ảnh: Photos.com)
Khá nhiều lý do được đưa ra nhưng có lẽ phổ biến và thuyết phục nhất là nguyên nhân xuất phát từ nỗi sợ hãi, những linh cảm về một cái gì đó bất trắc, không bền vững của cuộc sống trên hành tinh chúng ta. Nhiều người cảm thấy bị mắc kẹt trong một thế giới quá nhiều thứ có thể giết chết họ, biến họ thành nô lệ và sống "thoi thóp" trong nghèo đói hoặc để lại trong họ cảm giác chán nản, mất niềm tin vào tương lai. Trong khi đó những lời tiên tri tận thế thường kèm theo sự hứa hẹn về một "cái kết hạnh phúc", và đối với nhiều người, đây là nguồn hy vọng to lớn.
Một lý do khác khiến nhiều người có niềm tin vào ngày tận thế là bởi vì họ đã quá chán ngán với sự đơn điệu của cuộc sống. Trên thực tế, nó xuất phát từ khả năng tưởng tượng của nhóm người thuộc trường phái thoát ly thực tế. Theo đó, sự nhạt nhẽo, vô vị của thế giới chúng ta đang sống chỉ là tạm thời và một ngày nào đó sẽ bị ngắt quãng, thay đổi bởi sự kiện bất thường. Sự nhàm chán là động lực mạnh mẽ khiến con người ta tin vào thứ tưởng chừng không thể tin được.
Niềm tin tận thế cũng dễ hình thành những người nhìn thấy Trái đất như là một nơi tồi tệ và sự hủy diệt của nó được hiểu là chuyển biến tích cực sang cái mới tốt đẹp hơn. Đây là nhóm ủng hộ thuyết khuyển nho (hoài nghi), những người bị ám ảnh với mặt tiêu cực của cuộc sống. Vì vậy, với họ, lời cảnh báo hủy diệt chỉ đơn giản là xác nhận rằng thế giới thực sự là một nơi đặc biệt khó chịu, từ đó giúp họ biện minh cho nỗi sợ hãi và sự hoài nghi của mình. Với nhóm người này, họ sẽ rất khó chịu nếu bạn lạc quan cho rằng mọi thứ không phải là xấu.
Tuy nhiên, động cơ mạnh mẽ nhất thúc đẩy hình thành kịch bản ngày tận thế ở một số người đến từ niềm tin rằng họ là một trong số những người đặc biệt "được lựa chọn", có thể cảm nhận điều bí mật của vũ trụ tương lai và đây chính là phần thưởng cho sự thông minh của họ trong việc tìm lời giải đáp.
Vậy nhưng tất cả đều hoàn toàn không trả lời được câu hỏi tại sao ngay cả người có trình độ cao, không ít trong số đó là tiến sỹ, cũng nhanh chóng chấp nhận những tuyên bố kỳ quặc như vậy và kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình. Lý do, theo J. Allan Danelek, chỉ đơn giản là nhiều người thiếu kỹ năng tư duy phê phán rất quan trọng trong việc xác định cái thực tế từ cái hư cấu.
Nghe có vẻ không thuyết phục nhưng thực tế là nhiều người muốn chấp nhận những ý tưởng dựa trên một cấp độ hoàn toàn do trực quan hơn là do lý trí. Điều này thường thấy trên các đấu trường chính trị - đặc biệt là trong một cuộc bầu cử - người tham gia vận động tranh cử thường đưa ra quyết định không hề dựa trên các sự kiện thực tế mà dựa trên thuật hùng biện, lối nói khoa trương và cường điệu.
Ngoài ra, hầu hết mọi người đều không hề có kiến thức cơ bản về lịch sử hay khoa học để nhận ra một lời tuyên bố sai lầm hay để xác nhận giá trị của một dự đoán cụ thể, một bối cảnh bên trong, từ đó có thể cân nhắc tính hợp lý của giả thuyết.
Thật không may, việc thiếu một cơ sở vững chắc về lịch sử, khoa học khiến người ta tin tưởng vào những cá nhân, tổ chức được cho là có quyền lực về mặt tâm linh. Như vậy, nếu một nhà môi trường học tuyên bố rằng thế giới sẽ cạn kiệt nguồn năng lượng trong 20 năm hoặc một nhà truyền giáo khẳng định Chúa Giê-su có thể trở lại bất cứ lúc nào, chắc chắn sẽ có khá nhiều người đặt niềm tin mà không hề thắc mắc.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không nên nghe theo người hiểu biết nhiều hơn chúng ta. Một nhà khoa học khi đã lên tiếng cảnh báo rằng Trái đất đang ấm dần lên với tốc độ đáng báo động thì có nghĩa là mức hiểu biết của anh ta về chủ đề này chắc chắn cao hơn so với một người đàn ông lang thang. Và các nhà thần học, người đã dành cả cuộc đời nghiên cứu những tư liệu cổ rõ ràng sẽ có kiến thức về lĩnh vực này tốt hơn một người dân bình thường. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là chúng ta sẽ sai lầm nếu bỏ qua chúng.
Theo 24h
Hậu tận thế: Văn minh hay mông muội? Nhiều nhà tiên tri, nhà khoa học, trong đó có Isaac Newton, cho rằng tận thế không phải là sự hủy diệt hoàn toàn mà mở ra một thời kỳ mới. Thời kỳ đó sẽ như thế nào? Theo nhà bác học vĩ đại Newton, nhân loại có nguy cơ phải đối mặt ngày tận thế vào năm 2060. Mặc dù về bản...