So sánh công nghệ tàu ngầm mới nhất của Mỹ, Anh, Pháp
Tại thời điểm này, vẫn chưa rõ liệu Australia sẽ theo đuổi công nghệ tàu ngầm của Anh, Mỹ hay kết hợp cả hai.
Dựa trên những so sánh công nghệ của các tàu ngầm Mỹ, Anh và Pháp, có thể hiểu một phần lý do Canberra ngừng thỏa thuận với Paris.
Tàu ngầm tấn công nhanh chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia, USS North Dakota (SSN 784) của Mỹ đi qua sông Thames khi trên hành trình trở về căn cứ ở Groton, bang Connecticut vào tháng 1/2019. Ảnh: US Navy
Quan hệ đối tác tàu ngầm mới của Australia với Mỹ và Anh đồng nghĩa với việc Canberra hủy bỏ hợp đồng tàu ngầm trị giá trên 65 tỷ USD với Pháp. Australia sẽ theo đuổi tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, thay vì tàu ngầm chạy diesel-điện thông thường như thỏa thuận với công ty Naval Group của Pháp.
Quyết định đột ngột của Australia hủy bỏ thỏa thuận mua tàu ngầm thông thường từ Pháp để theo đuổi tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với Mỹ và Anh đã khuấy động căng thẳng với Paris.
Australia muốn thay thế các tàu ngầm tấn công lớp Collins của nước này. Kế hoạch ban đầu là mua 12 tàu ngầm diesel-điện Shortfin Barracuda của Pháp, nhưng Australia đã từ bỏ kế hoạch đó và hợp tác với Mỹ và Anh để mua công nghệ tàu ngầm hạt nhân thông qua liên minh an ninh ba bên mới, AUKUS.
Tại thời điểm này, vẫn chưa rõ liệu Australia sẽ theo đuổi công nghệ tàu ngầm của Anh hay Mỹ hoặc cả hai. Dưới đây là so sánh công nghệ tàu ngầm của Mỹ, Anh và Pháp trên tờ Insider
Tàu ngầm tấn công lớp Virginia – Mỹ
USS Virginia, tàu ngầm lớp Virginia quay trở lại xưởng đóng tàu General Dynamics Electric Boat sau khi hoàn thành chuyến đi thử nghiệm trên biển vào 30/7/2014. Ảnh: US Navy
Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia là một trong những tàu ngầm mới nhất của Hải quân Mỹ. Chúng hoạt động bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị 4 ống phóng ngư lôi Mk-48, tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon. Tàu ngầm này được chế tạo phục vụ cả các sứ mạng đại dương và ven biển.
Video đang HOT
Các model Block V mới dài hơn, với 137 mét và lượng choán nước hơn 10.000 tấn. Model mới hơn này sẽ không chỉ to hơn so với những mẫu tiền nhiệm, mà còn sở hữu năng lực vũ khí tăng lên đáng kể, với khoảng 65 vũ khí cỡ ngư lôi. Các tàu ngầm này cũng có khả năng hỗ trợ cho các lực lượng đặc nhiệm.
Các tàu ngầm lớp Virginia có tầm hoạt động không giới hạn, trang bị lõi lò phản ứng sử dụng urani làm giàu cao, không cần tiếp nhiên liệu cho vòng đời của con tàu là trên 3 thập kỷ.
Tàu ngầm lớp Virginia cũng nằm trong số những tàu chạy êm nhất, được trang bị các cảm biến cao cấp, mang lại cho Hải quân Mỹ sự vượt trội về “tàng hình” âm thanh trong các trận địa dưới biển.
Tàu ngầm tấn công lớp Astute – Anh
Một trong bảy tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Astute của Hải quân Hoàng gia Anh di chuyển ở lối vào Holy Loch và Loch Long gần Kilcreggan, Scotland. Ảnh: Getty Images
Tàu ngầm lớp Astute của Hải quân Hoàng gia Anh là tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể mang tới 38 vũ khí cỡ ngư lôi, bao gồm tên lửa hành trình Tomahawk và ngư lôi hạng nặng Spearfish.
Theo nhà sản xuất BAE Systems, những con tàu này dài 97 mét và có lượng choán nước hơn 7.000 tấn.
Tàu ngầm lớp Astute của Anh có tốc độ nhanh hơn một chút so với các tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ và có tầm hoạt động không giới hạn. Giống như tàu ngầm Mỹ, lò phản ứng trên các tàu của Anh được thiết kế để không cần tiếp nhiên liệu trong cả vòng đời của con tàu, khoảng 25 năm. Nó cho phép tàu đi vòng quanh thế giới mà không cần phải nổi. Ngoài ra, các tàu ngầm này cũng có hệ thống hỗ trợ cho lực lượng đặc biệt của Anh.
Các tàu ngầm mới lớp Astute là loại tàu chiến đắt nhất từng được hạ thủy với tổng chi phí khoảng 2,2 tỷ USD mỗi chiếc. Để phát hiện tàu và tàu ngầm của đối phương, tàu lớp Astute được trang bị Sonar 2076 – hệ thống sonar tốt nhất thế giới, có thể phát hiện tàu nổi và tàu ngầm cách xa tới 5.555km, mang lại mức độ nhận biết tình huống mà ít đối thủ nào có được.
Tính năng đáng chú ý nhất của tàu ngầm lớp Astute là sự yên tĩnh của chúng, với mức độ tiếng ồn thấp chưa từng có đối với tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân do phương Tây chế tạo và có thể so sánh với các tàu tấn công điện-diesel.
Giới chuyên gia cho rằng, về nhiều mặt, tàu ngầm lớp Astute của Anh có thể sánh với tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ.
Tàu ngầm tấn công lớp Suffren Barracuda – Pháp
Một nhân viên của Naval Group (Pháp) đứng trên nóc tàu ngầm hạt nhân mới có tên “Suffren” tại nhà máy đóng tàu ở Cherbourg, tây bắc nước Pháp vào ngày 12/7/2019, trước lễ hạ thủy tàu. Ảnh: AFP qua Getty Images
Tàu ngầm Barracuda – hay tàu lớp Suffren – của Hải quân Pháp là tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân do tập đoàn đóng tàu Naval Group của Pháp thiết kế, chế tạo. Tàu trang bị 4 ống phóng ngư lôi và 20 giá treo vũ khí có thể mang ngư lôi hạng nặng, tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình và thủy lôi.
Barracuda là những tàu ngầm hoạt động ở đại dương mở, dài 99,4 mét, lượng choán nước khoảng 5.200 tấn. Là tàu ngầm hạt nhân, các tàu ngầm lớp Suffren có tầm hoạt động không giới hạn, nhưng các lò phản ứng phải được tiếp nhiên liệu khoảng 10 năm một lần.
Bryan Clark, cựu sĩ quan tàu ngầm Hải quân Mỹ nay là một chuyên gia quốc phòng, nói với Insider: “Về hiệu suất, tàu lớp Virginia có hiệu suất tổng thể tốt nhất. Astute có lẽ đứng ngay sau nó, và tiếp đến Barracuda sẽ đứng thứ ba trong số ba lớp tàu này.”
Tuy nhiên, thỏa thuận giữa Pháp và Australia lại không nhắm tới tàu ngầm lớp Suffren chạy bằng năng lượng hạt nhân mà là một biến thể diesel-điện thông thường.
Biến thể này sẽ có tốc độ chạy chìm tối đa chỉ bằng một nửa so với tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân, kém linh hoạt hơn trên chiến trường, tầm hoạt động giảm và cần phải nổi thường xuyên hơn. Các tàu ngầm này có nhiều khả năng bị kẻ thù tiềm năng phát hiện và theo dõi. Các tàu ngầm Barracuda diesel thích hợp để phòng thủ bờ biển nhưng kém lý tưởng cho các hoạt động xa hơn.
Tàu ngầm Hải quân Hoàng gia Australia, HMAS Sheean thăm cảng Hobart, Australia ngày 1/4/2021. Ảnh: Getty Images
Chuyên gia Clark nói với Insider rằng việc Hải quân Australia chuyển sang theo đuổi tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thay vì tàu ngầm thông thường là hợp lý khi họ muốn thay thế các tàu lớp Collins. Ông Clark nói: “Một tàu ngầm diesel không thực sự có ý nghĩa vì trên đường thực hiện bất cứ điều gì nó muốn làm, nó sẽ bị phát hiện và theo dõi, đặc biệt là với những vùng nhạy cảm về thương mại và quân sự. Nó sẽ bị theo dõi, và khi đến bất cứ nơi nào để hoạt động, đối thủ có thể sẽ đợi sẵn ở đó.”
Thomas Shugart, một cựu sĩ quan tác chiến tàu ngầm của Hải quân Mỹ và hiện là trợ lý cấp cao trong chương trình quốc phòng tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, cũng cho biết đó là một kế hoạch hay vì tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu an ninh của Australia tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. “Tôi nghĩ việc Australia chuyển hướng có ý nghĩa trong bối cảnh cân bằng quân sự đang xấu đi trong khu vực”, ông Shugart nói:
Tập đoàn đóng tàu ngầm Pháp đòi Australia bồi thường "hợp đồng thế kỷ"
Tập đoàn đóng tàu ngầm Naval Group của Pháp ngày 22/9 cho biết sẽ gửi "đề xuất chi tiết và được tính toán kỹ" cho Australia về chi phí bồi thường hợp đồng tàu ngầm mà Canberra hủy bỏ.
Một tàu ngầm hạt nhân mới của Pháp tại xưởng đóng tàu của tập đoàn Naval Group ở Cherbourg, Pháp vào tháng 7/2019 (Ảnh: AFP)
Hôm 22/9, giám đốc điều hành Naval Group, ông Pierre Eric Pommellet, cho biết sẽ gửi hóa đơn bồi thường cho Australia "trong vài tuần nữa".
"Australia đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, có nghĩa là chúng tôi không có lỗi", ông nói.
Ông Pommellet nhấn mạnh, đây là một tình huống đã được ghi trong hợp đồng, và sẽ cần có khoản chi phí bồi thường phát sinh, liên quan đến việc ngừng sử dụng cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin, cũng như tái điều động nhân lực. Giám đốc điều hành Pommellet tuyên bố: "Chúng tôi sẽ khẳng định quyền của mình".
Bộ Quốc phòng Pháp cũng cho hay, Naval Group đã bắt đầu các cuộc đàm phán về quyết toán tài chính với Canberra. Theo Bộ này, Naval Group hiện đã sử dụng khoảng 900 triệu Euro (1,1 tỷ USD) cho hợp đồng chế tạo tàu ngầm này. Tuy nhiên, tập đoàn đóng tàu ngầm không bị thiệt hại nào do chính quyền Australia đã chi trả khoản này.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây theo Bộ Quốc phòng Pháp là động thái hủy hợp đồng của Australia là "sự phản bội", và cho biết giờ đây các cuộc đàm phán sẽ xác định quy mô của "các khoản bồi thường và thiệt hại" mà Australia phải chi trả.
Năm 2016, Australia đã nhất trí mua 12 tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel do Naval Group chế tạo trong một thỏa thuận được gọi là "hợp đồng thế kỷ" trị giá 60 tỷ USD.
Tuy nhiên, Canberra hồi tuần trước đã hủy bỏ hợp đồng này và thay thế bằng thỏa thuận đóng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với Mỹ và Anh, theo thỏa thuận an ninh AUKUS được đàm phán bí mật, vốn khiến Paris nổi giận và gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao sâu sắc giữa các đồng minh.
Trước đó, Australia đã liên tục phàn nàn rằng thỏa thuận với Naval Group đã bị chậm nhiều năm và đội ngân sách.
Nga nói liên minh AUKUS chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân là 'hành động thù địch' Quan chức an ninh hàng đầu của Nga cho rằng thỏa thuận chia sẻ công nghệ tàu ngầm năng lượng hạt nhân giữa Mỹ, Anh và Úc là hành động thù địch không chỉ nhắm vào Trung Quốc mà cả Nga. Tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Virginia của Mỹ. Ảnh HẢI QUÂN MỸ Ông Nikolay Patrushev, Thư ký Hội đồng An...