Số phận bi thảm của trẻ em trong chiến tranh
Trẻ em bị biến thành “bia đỡ đạn”, thành những kẻ đánh bom liều chết… Bằng những chi tiết gây sốc, báo cáo hàng năm của LHQ đã lột tả tận cùng nỗi cơ cực của trẻ em trong chiến tranh.
Trong báo cáo hàng năm dày 51 trang, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã lột tả những điều khủng khiếp mà trẻ em ở những khu vực có chiến tranh phải chịu đựng. Thông điệp này rất rõ ràng: ngày càng có nhiều trẻ em không phải là “nạn nhân ngẫu nhiên” của chiến tranh.
Với những chi tiết gây sốc trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12/2011, các quan sát viên LHQ – dưới sự lãnh đạo của Phái viên LHQ Radhika Coomaraswamy đặc trách về trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang – đã lập ra “Danh sách ô nhục” bao gồm 23 quốc gia trên thế giới xâm phạm nghiêm trọng quyền trẻ em trong các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang. Tổng cộng có 52 bên tham gia xung đột được nêu tên: từ các mạng lưới khủng bố như al-Qaeda đến đến Quân đội kháng chiến của lãnh chúa (LRA) ở Uganda.
Một số lượng lớn các vụ phạm tội ác với trẻ em đã được các chuyên gia LHQ phát hiện ở miền Trung châu Phi. Ở các nước như Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Chad và Nam Sudan, số trẻ em bị thiệt mạng hoặc bị thương lên đến con số hàng trăm. Lần đầu tiên bị nêu danh trong “Danh sách ô nhục” này có các bên tham gia xung đột ở Syria, Libya, Yemen và Sudan.
Trong báo cáo nói trên, LHQ đã liệt kê 6 tội ác mà trẻ em ở các khu vực có chiến tranh hoặc xung đột vũ trang phải gánh chịu. Đó là:
- Xâm hại tình dục
- Bắt trẻ em đi lính hoặc lao động khổ sai
- Giết chết hoặc làm bị thương trẻ em
- Bắt cóc trẻ em
- Tấn công các trường học và các bệnh viện
- Ngăn chặn viện trợ nhân đạo
Từ năm 2002, một cơ quan riêng của LHQ đã được thành lập và thu thấp tài liệu về số phận của trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang. Với “Danh sách ô nhục” này, các chuyên gia LHQ đã cáo buộc một quốc gia có những hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền trẻ em.
Một xu hướng đặc biệt lo ngại trong danh sách này là số lượng nước nhiều lần vi phạm quyền trẻ em đã tăng gấp đôi so với năm 2010.
Đặc biệt gây lo ngại là hành vi của Quân đội kháng chiến của lãnh chúa (LRA) ở Trung Phi. Trong nhiều năm qua, các lực lượng quốc tế đã truy lùng quân đội của lãnh chúa phạm tội ác giết người hàng loạt Joseph Kony. Tuy nhiên, các một số đơn vị LRA vẫn lọt lưới và tiếp tục bắt cóc trẻ em.
Video đang HOT
Trong vòng có 3 năm qua, LHQ đã liệt kê được 600 vụ bắt cóc trẻ em, mặc dù con số này trên thực thế còn cao gấp bội. Các vụ bắt cóc thường xảy ra ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan.
Theo LHQ, trẻ em bị bắt cóc này bị biến thành lính chiến, gián điệp, lao công và đầu bếp. Chúng thường bị ép buộc phải nổ súng giết người thân và bạn bè.
Theo những phát hiện gần đây, lãnh chúa Kony vẫn có trong tay từ 300 đến 500 quân lính và một nửa trong số đó là lính trẻ em. Một nửa số trẻ em bị bắt cóc là gái, thường bị cưỡng hiếp hoặc lạm dụng tình dục.
Các nhân viên LHQ đặc biệt chú ý đến số phận trẻ em ở Syria, một lò lửa chiến tranh mới. Kể từ tháng 3/2011, Syria bị sa vào nội chiến và trẻ em luôn “đứng giữa hai làn đạn”. Kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn giữa quân nổi dậy và quân chính phủ Syria hồi tháng 5/2012, đã có tới 50 trẻ em bị thiệt mạng trong tổng số hơn 400 nạn nhân được thống kê.
Đặc phái viên LHQ Radhika Coomaraswamy cảnh báo: “Hiện đang có tình trạng phạm tội có hệ thống chống lại trẻ em tại Syria. Nhiều trường học ở đây đã bị tấn công có chủ ý”. Không những thế, theo báo cáo của LHQ, nhiều trẻ em đã bị các bên tham chiến biến thành “bia đỡ đạn”.
Một xu hướng đáng lo ngại nữa là ngày càng có nhiều trẻ em bị biến thành những kẻ đánh bom liều chết. Chỉ riêng ở Pakistan và Afghanistan trong năm ngoái, các nhà điều tra LHQ đã phát hiện được 11 trường hợp trẻ em bị biến thành những kẻ đánh bom liều chết, trong đó có một em mới tròn 8 tuổi.
Sau đây là một số hình ảnh đáng báo động về trẻ em trong chiến tranh:
Lính Mỹ và thường dân Afghanistan. Ảnh REUTERS
Lính trẻ con ở Darfur, Sudan. Ảnh REUTERS
Quân đội LRA của lãnh chúa Joseph Kony bắt cóc trẻ em “làm bia đỡ đạn”. Ảnh REUTERS
Những “cỗ máy giết người” vị thành niên. Ảnh REUTERS
Trẻ em Somalia quen súng đạn còn hơn sách vở. Ảnh REUTERS
Hàng chục trẻ em bị thảm sát ở làng Houla, Syria. Ảnh AP
Tuổi thơ trong chiến tranh: Lực lượng kế cận của quân nổi dậy ở Syria.
Ảnh AFP
Bao giờ mới có hòa bình? Một bé gái ở tỉnh Helmand, Afghanistan. Ảnh AFP
Theo Báo Đất Việt
3 "vũ khí" giúp Syria đẩy lùi các cường quốc
Khi cuộc khủng hoảng chính trị ở đất nước Syria diễn biến ngày càng nghiêm trọng với các cuộc giao tranh, đụng độ đẫm máu nổ ra liên tiếp giữa quân chính phủ và phe nổi dậy, nhiều người đặt câu hỏi liệu Tổng thống Bashar al-Assad có tránh được số phận bi thảm của Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi hay không?
Tổng thống Assad
Trong làn sóng trào dâng như vũ bão của cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả-rập ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, đất nước Libya là điểm nóng gây chú ý nhất của thế giới trong năm ngoái. Đây là nơi chứng kiến cuộc đối đầu quyết liệt nhất, đẫm máu nhất giữa một bên là chính quyền của Tổng thống Gaddafi và bên kia là phe nổi dậy có sự hậu thuẫn của các cường quốc phương Tây. Sau 7-8 tháng giao chiến ác liệt trong thế giằng co với hàng nghìn người dân vô tội thiệt mạng, chính quyền của Tổng thống Gaddafi cuối cùng đã sụp đổ.
Bản thân ông Gaddafi - nhà cầm quyền lâu đời nhất của thế giới Ả-rập và cũng là kẻ thù khó chịu của phương Tây, đã phải chịu một kết cục bi thảm nhất và đẫm máu nhất. Có lẽ cho đến lúc này, nhiều người dân thế giới vẫn chưa quên được hình ảnh ông Gaddafi người bê bết máu bị lôi đi khắp các đường phố ở Sirte. Nhà lãnh đạo oai hùng một thời còn bị các chiến binh nổi dậy xúm vào tra tấn, sỉ nhục, lăng mạ trước khi ông này bị bắn chết một cách bí ẩn. Hình ảnh này đã ám ảnh rất nhiều người.
Không tránh khỏi làn sóng mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả-rập, đất nước Syria từ năm ngoái cũng đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị như ở Libya nhưng với mức độ ít nghiêm trọng hơn. Chính quyền của Tổng thống Syria Assad cũng phải đối mặt với hàng loạt các cuộc biểu tình rầm rộ của người dân, nhưng mọi việc vẫn ở trong tầm kiểm soát cho đến tận thời gian gần đây. Khi cuộc chiến ở Libya chính thức kết thúc là lúc tình hình khủng hoảng ở Syria bắt đầu leo thang trầm trọng. Không rõ có phải là do được khích lệ từ kết quả của cuộc nổi dậy ở Libya hay không nhưng phe nổi dậy Syria bắt đầu tuyên chiến với quân chính phủ.
Trong mấy tháng qua, giữa quân chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy đã nhiều lần giao tranh, đụng độ với nhau. Hàng nghìn người đã thiệt mạng trong các cuộc bạo lực này. Song song với đó, các cường quốc phương Tây cũng liên tục gia tăng sức ép với Tổng thống Assad và tỏ sự ủng hộ đối với phe nổi dậy. Tình hình ở Syria lúc này đã không khác gì so với ở Libya hồi năm ngoái. Chỉ có một khác biệt duy nhất là phương Tây chưa can thiệp quân sự vào Syria.
Trong bối cảnh Tổng thống Assad bị trong ngoài dồn ép quyết liệt như thế, nhiều người tỏ ý lo ngại Nhà lãnh đạo Syria khó lòng tránh khỏi số phận bi thảm như của ông Gaddafi nếu không sớm từ chức. Một số người tin rằng, cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả-rập ở bất kỳ nước nào cũng sẽ có 2 kết quả: một là nhà lãnh đạo nước đó phải ra đi và hai là nhà lãnh đạo đó sẽ phải chịu một kết cục đáng buồn. Khi mà Tổng thống Assad kiên quyết không chịu từ chức, người ta lo ngại kịch bản ở Libya sẽ tái diễn ở Syria. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, nếu xét trong tình hình hiện nay, ông Assad ở thế khác rất nhiều so với ông Gaddafi trước đây. Theo đó, Tổng thống Assad hiện giờ đang nắm giữ nhiều lợi thế giúp ông này tiếp tục duy trì quyền lực của mình ở đất nước Syria.
Thứ nhất và cũng quan trọng nhất là ông Assad vẫn đang có được sự trung thành của một quân đội hùng hậu và tinh nhuệ gồm 330.000 binh lính. Các quan chức lãnh đạo trong bộ máy cầm quyền của Tổng thống Assad cũng không có dấu hiệu nào chứng tỏ họ sẽ quay lưng lại với ông.
Thứ hai, Tổng thống Assad có được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc - hai thành viên thường trực có tiếng nói quyết định trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Thứ ba, các cường quốc phương Tây rõ ràng đang chùn bước trước một Syria sở hữu quân đội hùng hậu với một loạt hệ thống phòng không và vũ khí hiện đại do Nga cung cấp. Hơn nữa, phương Tây không nhận được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc cho một chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria như ở Libya trước đây.
Mặt khác, phe nổi dậy Syria hoàn toàn không thể so sánh với phe nổi dậy ở Libya. Trong khi lực lượng nổi dậy ở Libya là một tập thể khá đoàn kết, gắn bó và có tổ chức thì phe nổi dậy ở Syria lại hết sức lỏng lẻo, mất đoàn kết với đầy rẫy mâu thuẫn. Nếu không có sự giúp sức của phương Tây, phe nổi dậy Syria chắc chắn sẽ không thể nào đương đầu được với quân chính phủ chứ chưa nói đến việc đánh bại được đội quân này. Chính vì thế, sự can thiệp của phương Tây được cho là yếu tố quyết định đến tình hình ở đất nước Trung Đông. Tuy nhiên, lợi thế thứ tư của ông Assad là ở chỗ, phương Tây khó lòng can thiệp được vào Syria.
Tất cả những nhân tố trên đã giúp cho chính quyền của Tổng thống Assad tiếp tục đứng vững trước những sóng gió dồn dập trong thời gian gần đây. Nhiều quan chức phương Tây cũng phải thừa nhận, ông Assad vẫn nắm chắc quyền kiểm soát đất nước trong tay và việc lật đổ chính quyền của ông này là rất khó.
Tuy nhiên, trên chính trường, chẳng ai nói trước được điều gì. Số phận của Tổng thống Assad phụ thuộc rất nhiều vào bản thân ông này. Việc ông có điều đình được các phe nhóm đối lập, có giải quyết được những khó khăn trong nước để trấn an người dân hay không sẽ quyết định đến tương lai của nhà lãnh đạo đang gặp khó này.
Theo VNMedia
Số phận bi thảm của trò ăn theo trong làng game Việt Tất cả diễn ra theo cùng một kịch bản, liệu điều này có tiếp tục xảy đến với Kiếm Thế Web của VNG? Như đã biết, cách đây vài ngày đại diện VNG đã lên tiếng khẳng định hãng sắp ra mắt MMO mới với tên "dự kiến" là "Kiếm Thế web" (nói là dự kiến vì cho tới lúc này vẫn chưa...