Số nhà bán hàng Việt trên Amazon tăng nhanh hàng đầu châu Á
Amazon Global Selling đánh giá Việt Nam có tiềm năng lớn về xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, thời trang và giày da… trên Amazon.
Ông Bernard Tay, Giám đốc phụ trách Dịch vụ khách hàng Amazon Singapore, Giám đốc Amazon Global Selling Đông Nam Á, Australia và New Zealand, cho biết, Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng lượng người bán hàng cao nhất châu Á tại một hội nghị lần đầu Amazon Global Selling tổ chức tại Việt Nam hôm 4/12.
Có mặt tại hội nghị thu hút hơn 2.000 người bán hàng tham dự, bà Susan Pointer, Phó chủ tịch phụ trách quan hệ chính phủ của Amazon, tiết lộ đã có hàng nghìn nhà bán hàng Việt tham gia nền tảng. “Chúng tôi nhận thấy nhiều tiềm năng kinh doanh tại thị trường phát triển kinh tế số nhanh chóng này”, bà nhận xét.
Bà Susan Pointer và ông Đỗ Quang Hiển (hai người giữa) trong nghi thức tuyên bố hợp tác sáng ngày 4/12.
Việt Nam ngày càng trở thành một thị trường cung ứng quan trọng của Amazon. Sau khi xây dựng riêng trang web và trang Facebook bằng tiếng Việt năm 2018, giữa tháng 10/2019, Amazon Global Selling Việt Nam chính thức được thành lập, đặt văn phòng tại TP HCM.
“Có 28.000 lượt tìm kiếm với từ khoá “Bán hàng cùng Amazon” trong 12 tháng gần nhất so với 0 lượt của 10 năm trước. Tìm kiếm về “Bán hàng online” tại Việt Nam tăng trưởng 577% giai đoạn 2009-2019. Điều này thể hiện tư duy của người Việt đang rất nhanh nhạy về thương mại điện tử, mong muốn tìm kiếm thị trường mới”, Trần Xuân Thủy, Giám đốc Amazon Global Selling Việt Nam cho biết.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, thông qua hợp tác với Amazon, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu qua thương mại điện tử thu hút được 105 doanh nghiệp tham gia sau 6 tháng triển khai. Kết quả, khoảng 50% doanh nghiệp tham gia đã bán được hàng trên nền tảng này.
Cũng trong ngày 4/12, Bộ Công thương và Amazon Global Selling đã ký ghi nhớ hợp tác giai đoạn tiếp theo, tập trung vào các nội dung như tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu qua thương mại điện tử, phát triển thương hiệu Việt trên nền tảng Amazon cũng như tổ chức các chương trình đào tạo về bán hàng xuyên biên giới.
Bộ Công Thương cũng đề xuất Amazon sớm hỗ trợ thiết lập xây dựng một chuyên trang riêng dành cho hàng hóa Việt Nam. Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, cho biết Amazon cũng tỏ thiện chí về đề xuất này. Tuy nhiên, để làm chuyên trang thì phải có số lượng nhà bán hàng đủ lớn.
Video đang HOT
“Ví dụ muốn lập chuyên trang bán thực phẩm Việt thì phải ít nhất có vài trăm nhà cung cấp chứ không thể quá ít, nếu không sẽ có tác dụng ngược. Do đó, ngoài việc hỗ trợ Amazon thì phải còn trông chờ vào sự phát triển số nhà bán hàng Việt Nam trên nền tảng này”, ông Phú bình luận.
Trước mắt, Cục xúc tiến thương mại sẽ tập trung giải quyết những khó khăn khúc mắc liên quan đến hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt Nam; nhân rộng hoạt động đến các tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Cần Thơ cũng như những địa phương có những mặt hàng có cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài.
“Chúng tôi cũng sẽ làm việc chặt chẽ với UBND, Sở Công thương các địa phương cũng như Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam để phối hợp cung cấp các khoá đào tạo chuyên ngành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử”, ông Phú cho biết thêm.
Bà Susan Pointer, Phó chủ tịch phụ trách quan hệ chính phủ của Amazon tại hội nghị sáng 4/12.
Ngoài tiếp tục hợp tác với Bộ Công Thương, Amazon Global Selling cũng đã ký hợp tác cùng Tập đoàn T&T Group, Ngân hàng SHB. Các bên sẽ xây dựng và vận hành các “Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thông qua thương mại điện tử” tại chi nhánh lớn của SHB trên toàn quốc. Phía SHB cho biết cũng sẽ đưa vào triển khai các gói sản phẩm, dịch vụ tiện ích dành riêng cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp quan tâm tới việc bán hàng qua hệ thống Amazon.
“Hiện nay đã có 2 trung tâm được xây dựng và vận hành tại SHB chi nhánh Thăng Long tại Hà Nội và chi nhánh SHB TP HCM. Những buổi đào tạo đầu tiên đã được lãnh đạo Amazon Việt Nam và các chuyên gia tiến hành tại hai trung tâm này và nhận được sự đánh giá cao các doanh nghiệp tham gia”, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group, cho biết.
Theo vnexpress
Lazada, Shopee so kè trong cuộc đua bán hàng trên di động
Shopee và Lazada tiếp tục cạnh tranh vị trí hàng đầu trong thị trường Đông Nam Á còn Tokopedia, Tiki và Sendo cũng đã có những bước tiến lớn.
Báo cáo Thương mại Điện tử Đông Nam Á do iPrice Group, App Annie và SimilarWeb vừa công bố cho biết, Shopee và Lazada đều sở hữu các ứng dụng di động mạnh, với số lượng người dùng cao trong quý III.
Trong đó, Lazada đứng đầu bảng xếp hạng tại 4 trong số 6 quốc gia được nghiên cứu gồm Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Không kém cạnh, Shopee đứng đầu ở Indonesia và Việt Nam, hai thị trường thương mại điện tử được Google đánh giá là có tiềm năng phát triển cao nhất Đông Nam Á.
Xếp hạng của Lazada và Shopee về ứng dụng thương mại điện tử có người dùng hàng tháng cao nhất quý III tại các thị trường (từ trái sang) Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Nguồn: iPrice
Đầu tháng 12, Lazada cũng vừa tung ra "chiêu mới" với dịch vụ cam kết giao hàng đúng hạn đầu tiên ở Đông Nam Á. Theo đó, khách hàng khi mua các sản phẩm thuộc gian hàng LazMall sẽ được cam kết thời gian giao và được đền bù nếu không sai hạn. Dịch vụ được triển khai cùng lúc tại Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines.
Động thái của Lazada diễn ra khi Shopee sắp tổ chức lễ hội mua sắm 12/12 mừng sinh nhật. Cho đến nay, chiến dịch quảng bá cho chương trình đã đồng loạt "lên sóng" khắp Đông Nam Á với các ưu đãi như miễn phí giao hàng, hoàn tiền, trúng iPhone, livestream Shopee Live, chơi game thực tế ảo Shopee Catch...
Bên cạnh hai "kỳ phùng địch thủ" Lazada và Shopee, một số sàn đáng chú ý khác trong bảng xếp hạng ứng dụng di động khu vực Đông Nam Á là Tokopedia, kỳ lân đến từ Indonesia, cùng với Sendo và Tiki của Việt Nam.
Cụ thể, ứng dụng di động của Tiki và Sendo lần lượt xếp hạng 8 và 9 toàn khu vực về số lượng người sử dụng hàng tháng. Riêng Sendo còn xuất hiện trong top 5 ứng dụng thương mại điện tử được tải xuống nhiều nhất trong quý vừa rồi. Trước đó, theo báo cáo e-Conomy SEA 2019, Sendo và Tiki cũng được Google đánh giá là có tiềm năng trở thành những "kỳ lân" công nghệ trong tương lai.
Trong khi ứng dụng di động tiếp tục là cuộc so kè của Shopee và Lazada thì trên nền tảng website, các công ty nội địa lại đang thắng thế. Tại Indonesia, Tokopedia tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng về lượng truy cập website trong quý III. Theo một số nguồn tin, công ty này đang đặt tham vọng gọi vốn đến 1,5 tỷ USD.
Tại Việt Nam, Sendo, Thegioididong và Tiki đều lần lượt xếp trên "đại gia" Lazada trong bảng xếp hạng này. Đây cũng là lần đầu tiên Sendo có mặt trong top 2. Và sau nhiều quý liền tăng trưởng về lượng truy cập website, Sendo mới đây đã hoàn tất gọi vốn thêm 61 triệu USD.
Các website thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất quý III/2019 theo quốc gia.
Báo cáo của iPrice cũng chỉ ra những xu hướng mới của thương mại điện tử Đông Nam Á từ đầu năm 2019 đến nay.
Thứ nhất, 9 trong số 10 ứng dụng có lượng người sử dụng cao nhất trong quý III thuộc về các sàn đa ngành. Điều này cho thấy, khi lựa chọn mua sắm trên di động, người tiêu dùng Đông Nam Á có xu hướng chuộng các ứng dụng cung cấp đa dạng sự lựa chọn về mặt hàng.
Thứ hai, báo cáo ghi nhận sự xuất hiện bất ngờ của Wish - ứng dụng thương mại điện tử đến từ Mỹ - tại các thị trường Đông Nam Á trong quý vừa qua. Chỉ trong vòng một quý, Wish đã len lỏi vào top 10 ứng dụng thương mại điện tử tại 5/6 quốc gia, trừ Việt Nam) và là ứng dụng được tải về nhiều thứ tư trong toàn khu vực. Tại Mỹ, Wish nổi tiếng với khả năng cung cấp đa dạng mặt hàng ở mức giá rẻ và phù hợp các nhu cầu ngách của người mua.
Thứ ba, một xu hướng rõ rệt khác là sự trỗi dậy của "shoppertainment", tức kết hợp giữa mua sắm và giải trí. Trong năm nay, gần như đồng loạt các sàn thương mại điện tử lớn đều thử nghiệm tính năng livestream ngay trên ứng dụng mua sắm, đồng thời liên kết với các ngôi sao giải trí để thu hút người xem.
Lazada lần đầu ra mắt tính năng này vào tháng 3 và mời nữ nghệ sĩ Dua Lipa biểu diễn nhân dịp sinh nhật của họ. Shopee cũng không kém cạnh khi tung ra tính năng tương tự vào tháng 6 cùng bản hợp đồng với siêu sao Ronaldo cho lễ hội mua sắm 9/9.
Trong lễ hội mua sắm 11/11, Shopee Philippines đã tổ chức một buổi livestream kéo dài đến 12 giờ. Trong chương trình này, rất nhiều phần quà và mã giảm giá đã được tung ra, bao gồm cả 5 chiếc điện thoại iPhone 11.
Còn tại Việt Nam, sau thời gian thử nghiệm, tháng 9 vừa qua, Tiki cũng đã tung ra tính năng TikiLIVE ngay trên ứng dụng di động. Một quý sau khi tính năng này ra mắt, Tiki thăng một bậc trên bảng xếp hạng lượt tải về tại Việt Nam, vượt qua Lazada và lọt vào top 3 toàn quốc.
Theo vnexpress
Tặng quà miễn phí hay chiêu trò bán hàng kém chất lượng? Chỉ cần lướt mạng xã hội, người dùng có thể đọc được khá nhiều bài quảng cáo về tặng quà miễn phí. Tuy nhiên, đây thực sự là những sản phẩm quà tặng từ nhà sản xuất hay chỉ là chiêu trò bán hàng kém chất lượng? Những mặt hàng được tặng chủ yếu là mỹ phẩm, đồ trang sức. Người dùng mạng...