Số lượng giờ làm tại Mỹ giảm sau đại dịch COVID-19
Theo một báo cáo mới từ Viện Nghiên cứu ADP, người Mỹ không làm việc nhiều như trước đại dịch.
Theo báo cáo, từ tháng 12/2019 đến tháng 12/2023, số giờ làm việc trung bình của những người lao động theo giờ ở Mỹ đã giảm từ 38,4 xuống 37,7 một tuần, giảm gần 2%.
Các nhà khoa học dữ liệu của ADP đã theo dõi khoảng 13 triệu việc làm theo giờ trên khắp nước Mỹ để so sánh.
Nela Richardson, nhà kinh tế trưởng tại ADP, cho biết rõ ràng là thời gian làm việc ngắn hơn không thể do đại dịch hoàn toàn.
Ở Mỹ, thời gian làm việc đã bị giảm trong nhiều thập kỷ khi nền kinh tế Mỹ chuyển từ sản xuất hàng hóa sang cung cấp dịch vụ, loại bỏ các công việc sản xuất có giờ cố định để chuyển sang các công việc dịch vụ như kế toán và dịch vụ khách hàng vốn linh hoạt hơn.
Có 4 nhóm thuộc thành phần giảm thời gian lao động bao gồm: phụ nữ, thanh niên, công nhân được trả lương cao và nhân viên tại các doanh nghiệp nhỏ.
Theo phân tích, những nhóm này không phải là những người bỏ việc hoặc làm việc ít chăm chỉ hơn trong công việc. Thay vào đó, giảm giờ làm là do mong muốn của nhân viên và do nhiều yếu tố khác.
Nghiên cứu của ADP cho thấy hầu hết những người làm việc ít giờ hơn đều có thu nhập cao, với mức lương trung bình ít nhất là 79.500 USD một năm. Trong khi đó, những người có thu nhập thấp hơn, với mức lương trung bình từ 35.400 USD trở xuống một năm, đang làm việc nhiều hơn so với bốn năm trước.
Video đang HOT
Những người có thu nhập cao có thể duy trì thu nhập hàng năm mà phải làm việc ít giờ hơn nhờ mức lương tăng mạnh sau đại dịch. Tiền lương của người lao động đang tăng nhanh hơn so với trước đại dịch, khiến một số người có thể làm việc ít hơn.
Nhưng những người có mức lương thấp có thể cảm thấy sức ép của lạm phát nhiều hơn và không có được sự linh hoạt tương tự.
Một cuộc khảo sát gần đây của Bankrate với hơn 2.000 người Mỹ đã phát hiện ra rằng những người có thu nhập cao nhất thường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Trong đó, 64% người lao động kiếm dưới 50.000 USD mỗi năm cho biết thu nhập của họ không đủ để đối phó với lạm phát, trong khi chỉ có 56% người có thu nhập từ 80.000 USD đến 99.999 USD chia sẻ quan điểm này.
Số liệu từ Bộ Lao động Mỹ cũng chỉ ra một con số kỷ lục 22 triệu người đang làm việc bán thời gian.
Theo báo cáo của ADP, đặc biệt là với phụ nữ, họ chiếm 55% tổng số người làm việc bán thời gian theo giờ vào tháng 12/2023.
Theo Trung tâm Luật Phụ nữ Quốc gia tại Mỹ, phụ nữ làm việc bán thời gian nhiều gấp 1,6 lần so với nam giới.
Năm 2019, phụ nữ làm việc ít hơn 4,4 giờ mỗi tuần so với nam giới – những người làm việc 40 giờ. Kể từ đó, khoảng cách này đã tăng lên thành 5,4 giờ.
Việc thiếu các lựa chọn chăm sóc trẻ em và chăm sóc người cao tuổi đã buộc một số phụ nữ phải giảm giờ làm hoặc rời bỏ lực lượng lao động.
Theo Bộ Lao động Mỹ, mặc dù nam giới đảm nhận nhiều nhiệm vụ chăm sóc hơn từ khi đại dịch bắt đầu, nhưng phụ nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong công việc chăm sóc ở Mỹ.
Các ngành có số giờ làm việc giảm nhiều hơn – như chăm sóc sức khỏe, giải trí và khách sạn – đều chủ yếu có lao động là nữ.
Các công ty nhỏ hiện đang gặp khó khăn với lạm phát và tuyển dụng. Một số doanh nghiệp thuê thêm nhân công bán thời gian để giảm chi phí và đối phó với tình trạng thiếu lao động.
Các công ty nhỏ, đặc biệt là những công ty có từ 20 – 49 nhân viên, đã giảm giờ làm việc để đối phó với chi phí lao động cao hơn và tránh tình trạng thiếu lao động trong tương lai. Tại các công ty này vào năm 2023, mọi người làm việc ít hơn ba giờ mỗi tuần so với năm 2019.
Mặc dù mọi người đang làm việc ít hơn nhưng thị trường việc làm tại Mỹ vẫn có khả năng phục hồi một cách đáng ngạc nhiên sau đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức dưới 4% kể từ tháng 12/2021, trong khi năng suất tăng cao.
Albania thành công bất ngờ trong thời kỳ khủng hoảng
Albania đã nổi lên như một câu chuyện thành công ngoài mong đợi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn châu Âu do cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào đầu năm 2022.
Albania trở thành một câu chuyện thành công bất ngờ trong thời kỳ khủng hoảng. Ảnh: emerging-europe.com
Albania đang trở thành một câu chuyện thành công bất ngờ trong thời kỳ khủng hoảng. Các dự báo cho thấy Albania sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Âu mới nổi trong ba năm tới. Quốc gia này là một trong những nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất khu vực năm 2022 và đồng tiền lek của Albania đang ở mức giá cao kỷ lục so với đồng euro.
Không giống như phần còn lại của khu vực vốn có nguy cơ đối mặt với tình trạng suy thoái vào năm 2023 do lạm phát, Albania lại được kỳ vọng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với mức trung bình của khu vực Trung và Đông Nam Âu.
Điều này diễn ra sau năm 2022 tốt hơn dự kiến, khi Albania đạt mức tăng trưởng kinh tế 4,8%. Do đó, chính phủ nước này đã duy trì dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 2,6%.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới ban đầu dự báo mức tăng trưởng của Albania là 2,8% vào năm 2023, nhưng sau đó tăng mức dự báo lên 3,3% trong năm 2023 và 2024.
Về phần mình, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo nền kinh tế Albania sẽ tăng trưởng 3,3% năm 2023, trong khi Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna (WIIW) xếp Albania là một trong ba quốc gia phát triển nhanh nhất trong số 23 quốc gia được đánh giá ở Trung, Đông Nam và Đông Âu và Trung Á.
Theo WIIW, tăng trưởng ở Albania, cùng với các nền kinh tế Đông Nam Âu khác là Kosovo và Romania, sẽ luôn vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình của khu vực rộng lớn hơn. WIIW dự báo mức tăng trưởng của Albania là 3,3% vào năm 2023, 3,8% vào năm 2024 và 4,0% vào năm 2025.
Richard Grieveson, Phó Giám đốc của WIIW, nhận xét trong một hội thảo trực tuyến: "Đây là một câu chuyện thực sự thành công về tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái này ở Đông Nam Âu".
Lạm phát của Albania, mặc dù tăng cao trong nửa cuối năm 2021 và trong suốt năm 2022, nhưng không tăng nhanh như ở các quốc gia khác trong khu vực. Lạm phát đạt đỉnh 8,3% vào tháng 10 năm ngoái - thấp hơn nhiều so với mức hai con số được ghi nhận ở một số nước châu Âu và kể từ đó đã giảm sâu.
Dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát giảm xuống mức trung bình 6,5% trong quý đầu tiên của năm 2023, so với mức 7,9% của quý trước đó. Sự sụt giảm đặc biệt vào tháng 3 khi lạm phát hàng năm giảm xuống 5,3%.
Ivailo Izvorski, nhà kinh tế trưởng của khu vực châu Âu và Trung Á tại Ngân hàng Thế giới, cho rằng lạm phát tương đối thấp của Albania là nhờ mức trần giá do chính phủ đưa ra và thực tế là nước này sản xuất 100% điện năng từ thủy điện.
Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới cho biết, ngành thủy điện phát triển mạnh đã giúp Albania hạn chế được tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu.
Một yếu tố khác là tỷ giá hối đoái lek/euro cao cùng với hoạt động kinh tế trong nước tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định. Đồng lek mạnh cũng đã giúp Albania giảm bớt gánh nặng nợ nần sau khi phải vay nợ trong thời kỳ đại dịch COVID-19 để hỗ trợ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, nợ công của Albania trong quý 1/2023 giảm xuống còn 63,27% GDP của nước này, so với mức 64,58% vào cuối năm 2022.
Kinh tế Anh rơi vào suy thoái Nền kinh tế Anh đã rơi vào suy thoái chỉ vài tháng trước cuộc tổng tuyển cử, số liệu chính thức cho thấy, làm chệch hướng cam kết của Thủ tướng Rishi Sunak về tạo ra tăng trưởng. Kinh tế Anh đạt mức tăng trưởng yếu năm 2023. Ảnh: news.bitcoin.com Kênh CNN của Mỹ ngày 15/2 dẫn số liệu từ Văn phòng Thống...