‘Kiềng 3 chân’ hóa giải khủng hoảng
Sau 5 ngày đối thoại sôi nổi tại trụ sở Chương trình Môi trường Liên hợp quốc ( UNEP) ở thủ đô Nairobi của Kenya, kỳ họp thứ sáu Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc ( UNEA-6) đã khép lại với việc thông qua 15 nghị quyết, 2 quyết định và 1 tuyên bố chung cấp bộ trưởng, nhằm ngăn chặn 3 cuộc khủng hoảng của hành tinh – gồm biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm.
Quang cảnh Kỳ họp thứ 6 Đại hội đồng Môi trường LHQ ở Nairobi, Kenya ngày 26/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Diễn ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, 1 triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng và ô nhiễm vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, UNEA-6 được xem là cơ hội để thúc đẩy những hành động đa phương vì môi trường tham vọng hơn. Với chủ đề chung: “Các hành động đa phương hiệu quả, toàn diện và bền vững, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm”, khoảng 70 bộ trưởng và 7.000 đại biểu từ hơn 180 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ), các tổ chức liên chính phủ, hệ thống LHQ, các nhóm xã hội dân sự, cộng đồng khoa học và khu vực tư nhân, đã cùng nhau định hình chính sách môi trường toàn cầu.
15 nghị quyết không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý được thông qua tại hội nghị là một gói kế hoạch hành động táo bạo nhằm giải quyết hàng loạt vấn đề môi trường cấp bách, từ thúc đẩy lối sống bền vững, hợp tác khu vực về ô nhiễm không khí, quản lý hợp lý hóa chất và chất thải, thuốc trừ sâu độc hại, chống bão cát và bụi, hạn chế tiêu thụ quá mức, cho đến các giải pháp hiệu quả và toàn diện nhằm tăng cường chính sách về nước để đạt được sự phát triển bền vững. Đặc biệt, UNEA lần đầu thông qua nghị quyết về suy thoái đất, kêu gọi các nỗ lực quốc tế nhằm chống sa mạc hóa và suy thoái đất đai, thúc đẩy bảo tồn và quản lý đất đai bền vững. Ngoài ra còn phải kể đến nghị quyết đưa ra hướng dẫn về cách thế giới có thể làm tốt hơn trong việc bảo vệ, hỗ trợ và phục hồi môi trường ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột.
Video đang HOT
Trong khuôn khổ hội nghị, UNEA-6 đã chứng kiến các đại biểu tranh luận về mọi vấn đề, từ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho đến các kỹ thuật năng lượng Mặt Trời. Hàng chục sự kiện bên lề đã diễn ra với những sáng kiến mới có thể tạo ra đột phá, bao gồm việc sử dụng AI để chống biến đổi khí hậu. UNEA-6 cũng lần đầu dành một ngày thảo luận về các Hiệp định Môi trường đa phương, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sự hội tụ các hành động và chia sẻ kinh nghiệm giữa các hiệp định này.
Theo Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), bà Inger Andersen, kết quả các phiên thảo luận tại UNEA-6 đã thể hiện bước tiến trong nỗ lực chung của thế giới nhằm làm chậm 3 cuộc khủng hoảng của hành tinh. “Các nghị quyết được thông qua sẽ giúp UNEP và các quốc gia thành viên giải quyết được nhiều vấn đề về hóa chất, rác thải, bão cát hay bụi, cũng như sa mạc hóa, phục hồi đất đai và hơn thế nữa. Tuyên bố của các bộ trưởng cũng tái khẳng định ý định mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế để làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu, phục hồi đất đai và thiên nhiên, cũng như tạo ra một thế giới không ô nhiễm”.
Phó Tổng thư ký LHQ Amina Mohammed cho biết, các cuộc thảo luận và kết quả mạnh mẽ của UNEA-6 sẽ đẩy nhanh các mục tiêu chung của thế giới, bao gồm nỗ lực đạt được cả Chương trình nghị sự 2063 của Liên minh châu Phi và Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững cũng như 17 Mục tiêu Phát triển bền vững. Quan chức LHQ khẳng định: “Chúng ta không thể làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên mà không phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Những quyết định chúng ta đưa ra hôm nay sẽ định hình số phận của chúng ta vào ngày mai.”
Quang cảnh Kỳ họp thứ 6 Đại hội đồng Môi trường LHQ ở Nairobi, Kenya ngày 26/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông điệp trực tuyến gửi tới kỳ họp, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cũng nhấn mạnh rằng, UNEA-6 là hội nghị quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường. Ông khẳng định, hành tinh của chúng ta đang trong tình trạng nguy khốn, hệ sinh thái đang sụp đổ, khí hậu đang bùng nổ, và nhân loại phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề này. “Chúng ta phải làm việc cùng nhau để đối phó những cuộc khủng hoảng này, để đưa thế giới theo con đường phát triển bền vững. Điều này đồng nghĩa phải thực hiện những hành động khẩn cấp để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công bằng sang năng lượng tái tạo, thích ứng với thời tiết khắc nghiệt, thực thi công bằng khí hậu, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái, và thúc đẩy tiến độ hướng tới các mục tiêu trong Thỏa thuận Côn Minh-Montreal.”
Tuy nhiên, dù UNEA-6 đã nêu bật được một số lĩnh vực hành động quan trọng, giới chuyên gia cho rằng, việc biến các cam kết thành kết quả hữu hình vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những trở ngại lớn là tăng cường hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang phát triển để giải quyết biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cần xây dựng những hệ thống mạnh mẽ để theo dõi và đo lường tiến bộ hướng tới các mục tiêu khí hậu. Bên cạnh đó, sự phân mảnh dai dẳng trong quản trị môi trường toàn cầu, khi có rất nhiều hiệp định môi trường đa phương tập trung vào các vấn đề môi trường cụ thể, đòi hỏi tăng cường phối hợp để nâng cao hiệu quả và tối đa hóa tác động chung của các hiệp định này.
Nhìn chung, không thể mong đợi một kỳ họp có thể giải quyết ngay tất cả các vấn đề, nhưng thế giới có thể đạt được tiến bộ thông qua hợp tác toàn cầu.
Con đường giải quyết các cuộc khủng hoảng môi trường phía trước có thể còn gập ghềnh, song UNEA-6 đã đặt ra một quỹ đạo để củng cố tham vọng, cam kết và phối hợp hành động. Trong một thế giới rạn nứt, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, chiến tranh và khủng hoảng, có thể nói UNEA-6 đã đóng vai trò là một diễn đàn quan trọng đặt nền tảng cho các nỗ lực phối hợp giữa LHQ, các nước thành viên và đối tác để đưa ra những hành động toàn cầu có ảnh hưởng lớn. Như khẳng định của bà Andersen: “Thế giới cần hành động. Thế giới cần tốc độ. Thế giới cần sự thay đổi thực sự và lâu dài. UNEA-6 đã mang đến một động lực bổ sung giúp chúng ta thực hiện sự thay đổi này và đảm bảo tất cả mọi người trên hành tinh đều được hưởng quyền có môi trường an toàn và lành mạnh”, có thể nói hành động, tốc độ và thay đổi sẽ trở thành “kiềng ba chân” vững chắc để thúc đẩy giải pháp cho 3 cuộc khủng hoảng môi trường mà hành tinh Trái Đất đang phải đối mặt.
Đức kêu gọi nhanh chóng chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 16/11, trước khi lên đường tới Ai Cập dự Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết nước này đang vận động để sớm chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch và đẩy nhanh tiến độ giảm phát thải.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 23/12/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Baerbock cho rằng COP27 là diễn đàn toàn cầu duy nhất mà tất cả các quốc gia tham gia cùng thống nhất về các giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí hậu. Theo bà, hội nghị này là niềm hy vọng trong bối cảnh mức độ khẩn cấp của cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay. Đối với nhiều người, khủng hoảng khí hậu không phải xảy ra ở tương lai mà là thực tế đang diễn ra. Do vậy, bảo vệ khí hậu chính là bảo vệ các thế hệ tương lai - thế hệ sẽ cảm nhận rõ nhất hậu quả của biến đổi khí hậu nếu các nước không hành động ngay từ bây giờ.
Theo Ngoại trưởng Đức, các nước cần sẵn sàng hợp tác ứng phó với cuộc khủng hoảng như cùng nhau giảm khí thải nhà kính và giải quyết các vấn đề tài chính. Bà cảnh báo nếu không đẩy nhanh quá trình chuyển sang năng lượng tái tạo, thế giới sẽ khó có thể đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên Trái Đất ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp mà các nước đã cam kết trong Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu. Do vậy, Đức đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và mong muốn hợp tác chặt chẽ với các nước khác trong quá trình này.
Các nguồn năng lượng đang được tiêu thụ nhiều nhất ở châu Âu Châu Âu đang chạy đua để tăng cường công suất năng lượng tái tạo, nhưng nhiều quốc gia vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Đa số các nước châu Âu vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Ảnh: AFP Theo trang tin ZeroHedge.com ngày 16/10, phần lớn châu Âu đã tự đặt ra mục tiêu chuyển đổi từ sử dụng...