Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì về hội đồng lựa chọn sách giáo khoa?
Các hội đồng lựa chọn sách giáo khoa theo bộ môn, cấp học, tổ chức làm việc theo kế hoạch và chương trình đã được các thành viên hội đồng thống nhất, chủ tịch hội đồng phê duyệt.
Tiết dạy thực nghiệm bộ sách giáo khoa mới – BẢO CHÂU
Ngày 2.4, Sở GD-ĐT TP.HCM có những thông tin báo chí một số vấn đề dư luận quan tâm về giáo dục. Trong đó có đề cập đến công tác lựa chọn sách giáo khoa.
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, thành phố đã tạo điều kiện cho tất cả các nhà xuất bản có sách giáo khoa được Bộ GD-ĐT phê duyệt tổ chức hội thảo (trực tuyến) nhằm giới thiệu, cung ứng bản in và bản điện tử, các video giới thiệu, thiết bị dạy học… tới 100% cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học và THCS.
Video đang HOT
Giáo viên và tổ bộ môn các cơ sở giáo dục đã nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu đề xuất lựa chọn sách. Kết quả đề xuất được sắp xếp theo tỷ lệ từ cao xuống thấp đã được tổng hợp, chuyển cho Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa năm 2021 của thành phố.
Thành viên của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của thành phố là những cán bộ, nhà giáo được lựa chọn từ các đơn vị, cơ sở giáo dục theo đúng quy định, không có bất kỳ thành viên nào tham gia ban chỉ đạo, biên soạn, thẩm định sách giáo khoa mới.
Các hội đồng lựa chọn theo bộ môn, cấp học, tổ chức làm việc theo kế hoạch và chương trình đã được các thành viên hội đồng thống nhất, chủ tịch hội đồng phê duyệt.
Sở khẳng định, tất cả hội đồng làm việc nghiêm túc, trách nhiệm theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy trình, quy định. Sau khi nghiên cứu sâu các bản sách, từng thành viên hội đồng góp ý bằng văn bản nhận xét tính phù hợp của mỗi đầu sách. Sau đó, hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá một cách công khai, minh bạch và tiến hành bỏ phiếu kín. Các thành viên hội đồng không chỉ thực hiện nhiệm vụ lựa chọn sách mà còn tiếp tục nghiên cứu sâu, phát hiện những điểm chưa hợp lý để góp ý cho các tác giả chỉnh sửa, hoàn thiện.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết ngày 30.3, toàn bộ các Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa theo từng bộ môn đối với lớp 2 (có xem xét điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa lớp 1 do các cơ sở giáo dục kiến nghị đề xuất điều chỉnh) và lớp 6 đã hoàn thành nhiệm vụ. Hiện nay, Sở đã tổng hợp kết quả của các hội đồng, báo cáo quy trình thực hiện, trình UBND TP.HCM ban hành quyết định phê duyệt theo quy định.
Lãnh đạo Sở nói thêm, sau khi có quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 6 dùng cho năm học 2021- 2022 của UBND TP.HCM thì Sở sẽ hướng dẫn các trường phối hợp với các nhà xuất bản để các chủ biên, tác giả các bộ sách tập huấn cho giáo viên, thông qua đó giúp đội ngũ các thầy, cô giáo tiếp cận tốt hơn phương pháp dạy học. Dự kiến trong đầu tháng 4, UBND TP.HCM sẽ công bố danh mục sách và các nhà xuất bản phải đảm bảo cung ứng sách cho 100% học sinh trên địa bàn thành phố trước khi bắt đầu năm học mới.
Hà Nội chốt sách giáo khoa lớp 2 và 6 vào đầu tháng 4
Thông tin này được Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đưa ra trong hội nghị trực tuyến giới thiệu sách giáo khoa lớp 2 của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ảnh minh họa: VGP
Cùng với việc khẩn trương chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên, việc lựa chọn sách giáo khoa để giảng dạy trong các nhà trường là khâu rất quan trọng.
Theo kế hoạch, Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp các nhà xuất bản, tổ chức hội nghị giới thiệu các bộ sách giáo khoa lớp 6 vào ngày 13/3 tới. Khoảng đầu tháng 4, thành phố Hà Nội sẽ ban hành quyết định lựa chọn sách giáo khoa theo từng môn học.
Như VTV News đã đưa tin, tháng 3 là thời gian quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa mới ở lớp 2 và lớp 6 ở các địa phương. Bộ sẽ giám sát chặt chẽ các hoạt động này, tuyệt đối không buông lỏng.
Các nhà xuất bản có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, giới thiệu sách giáo khoa mới đến cho các địa phương; cần tiếp tục triển khai tiếp nhận ý kiến góp ý từ phía giáo viên thông qua việc nghiên cứu sách giáo khoa mới, để chỉnh sửa nếu cần thiết trước khi in bản sách giáo khoa chính thức.
Đồng thời các nhà xuất bản chú ý công tác tập huấn sách giáo khoa mới cho giáo viên nên ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong công tác giới thiệu, tập huấn sách.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh cần sớm khởi động biên soạn sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10. Do khối lượng công việc bộn bề, vì vậy, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước rất quan trọng để quản lý, giám sát mọi khâu, tránh xảy ra những sai sót không đáng có, đảm bảo chất lượng sách giáo khoa tốt nhất.
Gấp rút chọn SGK Nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng kế hoạch lựa chọn sách và tập huấn cho giáo viên sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 mới Từ năm học 2021-2022, các trường sẽ không chọn sách giáo khoa (SGK) chương trình phổ thông mới để dạy trong trường...