Sờ có hạch ở cổ, nam sinh 16 tuổi chết điếng vì mắc căn bệnh giống ông ngoại đã mất
Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn cho biết ngày càng có nhiều người bị bệnh ung thư phổi vì thế việc thăm khám, kiểm tra phổi thường xuyên để biết sức khoẻ lá phổi của mình như thế nào rất quan trọng.
Sờ có hạch ở cổ, nam sinh 16 tuổi chết điếng vì mắc căn bệnh giống ông ngoại đã mất (Ảnh minh họa)
Nhiều bệnh lý nếu bỏ qua dấu hiệu nhỏ
Bệnh nhân L.Q (63 tuổi, Nam, ở Hà Nội) đến khám vì lý do khạc đờm và mệt mỏi. Ông Q. cho biết gần đây xuất hiện ho, khạc đờm, đờm màu trắng vàng, kèm theo mệt mỏi nhiều, cảm giác đau ngực phải khi hít sâu. Bệnh nhân không có biểu hiện bất thường về sốt, khó thở, gầy sụt cân và ăn uống bình thường, ở nhà chưa dùng thuốc gì nên đi khám.
Khi khám, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, da niêm mạc hồng, hạch ngoại vi không sờ thấy, phổi không có rales nên được chỉ định làm các xét nghiệm, nội soi tai mũi họng, CT ngực phổi có tiêm thuốc cản quang.
Trên hình ảnh chụp CT lồng ngực có tiêm cản quang của bệnh nhân cho thấy đám tổn thương ngoại vi thùy giữa phổi phải hướng đến tổn thương viêm phổi đang áp- xe hóa, di chứng dày dính màng phổi đáy phổi hai bên và xẹp phổi nhỏ dưới màng phổi đáy phổi trái.
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi chưa loại trừ u phổi nên được hướng dẫn nhập viện điều trị nội trú kịp thời.
Tương tự trường hợp bệnh nhân Q, bệnh nhân P. M. K (16 tuổi, Hà Nội) đến khám vì thấy xuất hiện hạch vùng cổ và bất ngờ chẩn đoán bị lao hạch.
BSCKI. Nguyễn Thanh Tuấn – Chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết cách đây 6 tháng, bệnh nhân có biểu hiện ho nhiều, ho có ít đờm mỗi đợt kéo dài 2 -3 tuần. Cách 1 tháng gần đây, xuất hiện nổi hạch vùng cổ, hạch tăng kích thước dần theo thời gian nên khám tại một bệnh viện được chẩn đoán theo dõi viêm hạch – viêm phổi trái và kê đơn thuốc kháng sinh uống 05 ngày.
Trong thời gian uống thuốc, bệnh nhân xuất hiện sốt về chiều tối, nhiệt độ cơ thể 37,5- 38,5 độ C, kèm theo sụt khoảng 3kg. Khoảng 3 ngày trước khi vào khám, thấy hạch vùng cổ sưng đau, không sốt, kèm ho húng hắng.
Bệnh nhân K. có ông ngoại mất vì bị lao hạch nên bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm kiểm tra.
Kết quả siêu âm có nhiều hạch bất thường vùng cổ trái, hạch lớn kích thước 13×8mm, sau đó có chỉ định chụp CT lồng ngực 128 dãy để chẩn đoán tổn thương phổi và kết luận theo dõi lao phổi. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có dương tính với vi khuẩn lao và được chuyên gia kê đơn điều trị lao.
“Làm sạch” phổi bằng cách nào?
Video đang HOT
Bác sĩ Tuấn cho biết phổi là một cơ quan quan trọng thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí, đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và mang carbon dioxit từ động mạch phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi còn góp phần vào quá trình chuyển hóa một số chất sinh hóa, lọc độc tố trong máu.
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố gây các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là những tác nhân virus, vi khuẩn. Ngoài ra, các yếu tố khác như thuốc lá, ô nhiễm không khí, di truyền,… cũng là những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi – bệnh nguy hiểm thứ 2 trong 10 bệnh ung thư phổ biến ở nước ta.
Theo BS Tuấn để lá phổi được giữ khỏe, người dân nên làm những việc làm bắt buộc như:
Nên uống nhiều nước, duy trì hoạt động thể chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh hô hấp. Tránh hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc chủ động và bị động.
Đồng thời, bác sĩ chia sẻ cách duy nhất để biết lá phổi có khỏe hay không là người dân cần định kỳ kiểm tra định kỳ hàng năm.
Những dấu hiệu gợi ý của bệnh là nam giới từ trên 40 tuổi (nhưng không loại trừ người trẻ tuổi như trường hợp của bệnh nhân K phát hiện khi mới 16 tuổi), nghiện thuốc lá/thuốc lào, ho khan kéo dài, có thể có đờm lẫn máu, điều trị kháng sinh không hiệu quả,… khi thấy xuất hiện biểu hiện bất thường này cần đi khám ngay.
Để phòng các bệnh về phổi trong đó có ung thư phổi, bác sĩ Tuấn cho biết cần tăng cường vận động. Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Trong chế độ ăn, nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…
Nguy cơ ung thư vòm họng từ thói quen ăn dưa muối xổi
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính xuất phát từ niêm mạc vòm họng là phần trên của họng, ngay sau mũi. Ung thư biểu mô không biệt hóa là loại ung thư vòm họng thường gặp nhất.
Bệnh khá thường gặp ở cộng đồng người châu Á, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất là khoảng 40-60. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều gấp 3 lần nữ.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng là 12%, chiếm tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác. Trong số đó có tới 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị trở nên rất khó khăn.
Những nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng cho tới nay chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có rất nhiều giả thiết:
Thức ăn và cách chế biến: Thức ăn chế biến qua các khâu lên men như rượu, bia, cá muối, dưa muối, nước mắm có chứa nhiều nitrosamine có liên quan đến ung thư vòm họng. Đáng chú ý, các loại dưa muối xổi được chuyên gia cảnh báo là có nguy cơ cao hơn dưa muối nén truyền thống.
Cụ thể, theo nhiều kết quả nghiên cứu, các loại rau dùng để muối dưa hiện được bón bằng phân đạm urê nên vẫn còn tồn dư một lượng nitrat đáng kể. Khi muối dưa, nitrat trong rau sẽ bị vi sinh vật chuyển hóa thành nitrit.
Hàm lượng nitrit đặc biệt tăng cao trong mấy ngày đầu rồi giảm đi và mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Như vậy, trong dưa muối xổi chứa nhiều nitrit, khi chúng ta ăn vào cơ thể, axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động vào các axit amin từ các thực phẩm khác như thịt, cá... để tạo thành hợp chất nitrosamine.
Vì thế, để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể, chúng ta nên tránh ăn dưa, cà muối xổi, hoặc những loại dưa muối còn chưa đủ thời gian, dưa chưa vàng, ăn hãy còn cay.
Virus: Qua nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh ung thư vòm họng có liên quan đến virus Epstein-Barr (EBV).
Bất thường nhiễm sắc thể: Các nghiên cứu về biến đổi di truyền ở những bệnh nhân ung thư vòm họng đã phát hiện những tổn thương trên các nhiễm sắc thể 3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q có ảnh hưởng tới vùng chứa các gen ức chế hình thành u.
Môi trường: Một thống kê cho thấy, người Trung Quốc sống ở Mỹ ít bị ung thư vòm họng hơn ở trong nước làm người ta nghĩ tới vai trò của môi trường tác động vào bệnh này.
Triệu chứng ung thư vòm họng
Giai đoạn sớm
Do vị trí nằm ở sâu nên ung thư vòm họng thường khó phát hiện được sớm. Các dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, không được lưu ý, và hay nhầm với các bệnh viêm mũi xoang.
Bệnh nhân có thể bị đau đầu, ngạt mũi thoáng qua. Các triệu chứng thường xảy ra ở một bên. Đôi khi có xuất hiện hạch cổ ngay từ đầu, hạch nhỏ không đau.
Bệnh nhân thường đến viện muộn hoặc đã được điều trị ở những chuyên khoa khác như tai mũi họng, mắt, thần kinh.
Các dấu hiệu muộn
Thường có sau 6 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên do khối u phát triển tại chỗ hoặc xâm lấn gây ra:
- Triệu chứng hạch cổ: Phổ biến nhất là vị trí hạch cổ cao, đặc biệt là hạch cổ sau trên.
- Triệu chứng mũi: Ngạt tắc mũi, chảy máu mũi, hay xì ra nhầy lẫn máu do u lớn gây bít tắc hoặc do hoại tử u.
- Triệu chứng tai: Phổ biến nhất là mất nghe một bên do u làm tắc vòi Eustachio dẫn tới viêm tai thanh dịch. Sự mất chức năng của vòi Eustachio có thể là kết quả từ sự xâm lấn các cơ nuốt hoặc liệt các cơ mở họng.
- Triệu chứng mắt: Vào giai đoạn muộn khi u xâm lấn rộng sẽ gây chèn ép làm tổn thương dây thần kinh chi phối vận động mắt, khi đó bệnh nhân có biểu hiện lác, nhìn đôi, sụp mi, giảm hoặc mất thị lực.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng
Theo PGS. BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân bị ung thư vòm họng đang điều trị, nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
Thứ nhất là rau củ quả non. Chúng ta có thể chế biến bằng cách xay, nghiền thành dạng lỏng, súp để người bệnh dễ dàng sử dụng, giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thể trạng.
Thứ hai là nhóm các thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng, sữa... Hàm lượng protein có trong những loại thực phẩm này sẽ giúp cho cơ thể được bổ sung đầy đủ chất, giúp cải thiện thể trạng, phục hồi sức khỏe sau các đợt điều trị. Đồng thời mang đến cho bệnh nhân một sức khỏe tốt nhất, để tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Việc nấu nhừ hoặc xay cũng giúp người bệnh dễ nuốt, dễ hấp thu hơn.
Thứ ba là nước ép hoa quả. Chúng chứa các loại vitamin, chất khoáng... cần thiết, dễ uống rất phù hợp cho các bệnh nhân bị tổn thương vùng họng, không thể ăn các loại thực phẩm cứng.
Thứ tư là bột ngũ cốc, dễ sử dụng, dễ nuốt và tiêu hóa, phù hợp với người bệnh ung thư vòm họng.
Lao thận có nguy hiểm không? Hỏi: Thời gian gần đây tôi bị đi tiểu khó và buốt, nước tiểu màu đỏ như có lẫn máu. Quá lo lắng, tôi đi khám và được biết bị lao thận, xin bác sỹ cho biết bệnh có nguy hiểm không? Ảnh minh họa Trả lời: Lao thận là tổn thương nhu mô một trong hai quả thận. Nguyên nhân của lao...