Số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số thành phố của Philippines
Bộ Y tế Philippines ngày 9/3 thông báo nước này ghi nhận thêm 2.668 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 600.428 ca. Tổng số ca tử vong tăng thêm 7 ca, lên thành 12.528 ca. Thêm 171 người hồi phục đưa tổng số người khỏi bệnh lên 546.078.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Tại cuộc họp ngày 7/3 với Tổng thống Rodrigo Duterte, Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cho biết số ca mắc mới gia tăng tại vùng đô thị Manila và các khu vực khác. Cụ thể, có 2 thành phố thuộc vùng đô thị Manila đang ở mức nguy cơ nghiêm trọng và 3 thành phố khác ở mức nguy cơ cao.
Ông Duterte cho rằng số ca nhiễm tăng là do người dân Philippines bỏ qua những qui định phòng dịch tối thiểu và thiếu cảnh giác. Ông kêu gọi người dân đeo khẩu trang đúng cách và giữ khoảng cách an toàn.
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Philippines, Rabindra Abeyanghe nhấn mạnh sự cần thiết phải thắt chặt các qui định trong cộng đồng để hạn chế sự lây lan dịch, trong đó có việc phát hiện sớm, cách li và quản lý người bệnh COVID-19. Ông Abeyasinghe cho rằng chưa xác định được liệu có phải các biến thể dễ lây lan hơn được phát hiện tại Brazil và Nam Phi là nguyên nhân gây ra sự gia tăng số ca mắc không. Đến nay, Philippines phát hiện 118 ca nhiễm biến thể mới virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh, 58 ca nhiễm biến thể có nguồn gốc từ Nam Phi.
* Tại Hàn Quốc, ngày 9/3 nước này thông báo có thêm 13 ca mắc COVID-19 liên quan đến chợ thịt gia súc gia cầm ở thành phố Anseong, cách thủ đô Seoul 80 km về phía Nam, nâng tổng số ca mắc tại cơ sở này lên 90 ca. Các bệnh nhân mới được xác nhận gồm 4 nhân viên và 9 người tiếp xúc với các bệnh nhân COVID-19. Hiện vẫn chưa xác định được đường lây nhiễm của 2 trường hợp ban đầu vẫn chưa được xác định.
Các cơ sở công cộng của thành phố như thư viện và trung tâm văn hóa và thể thao sẽ bị đóng cửa cho đến ngày 14/3 nhằm ngăn chặn chuối lây lan từ ổ dịch ở khu chợ này.
Video đang HOT
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Seoul đưa tin một vụ lây nhiễm virus SARS-CoV2 tập thể đã xảy ra tại chợ cá Busan, nằm ở quận Seo, thành phố miền Nam Busan. Đây chợ cá lớn nhất Hàn Quốc, chiếm hơn 30% tổng lượng hải sản được phân phối trên cả nước.
Tới thời điểm hiện tại, đã có 11 người gồm nhân viên phân loại và xếp cá, cùng gia đình đã bị mắc COVID-19.
Qua điều tra dịch tễ, cơ quan y tế địa phương đã xác định được hơn 360 người tiếp xúc gần với các bệnh nhân. Khoảng 1/4 lao động trong chợ phải nghỉ việc.
Do lo ngại dịch bệnh lây lan rộng, đêm ngày 8/3, ban quản lý chợ đã ra lệnh dừng hoạt động. Toàn bộ các phiên đấu giá hải sản rạng sáng 9/3 đã bị hủy. Những ngư dân phải đưa thuyền đến những khu chợ khác. Nhiều thuyền đang phải đợi ngoài biển do không có nơi nào khác để bán cá.
Gần đây, xuất hiện nhiều vụ lây nhiễm tập thể tập trung ở khu vực cảng và các tàu thuyền thuộc quận Seo và quận Yeongdo, thành phố Busan. Không chỉ ở khu vực cảng biển, ở hai quận này còn xảy ra lây nhiễm tập thể tại 2 bệnh viện đa khoa.
Chính quyền thành phố Busan đang tập trung điều tra mối liên quan giữa các vụ lây nhiễm tập thể, tập trung ở khu vực cảng biển.
Philippines: Covid-19 làm lộ yếu kém của ngành giáo dục
Covid-19 có thể là cơ hội để Chính phủ Philippines áp dụng công nghệ nhằm thay đổi hệ thống giáo dục toàn quốc.
Học sinh Philippines học trực tuyến tại nhà.
Trái lại, đại dịch làm nổi bật những vấn đề nghiêm trọng trong giáo dục như khả năng tiếp cận Internet của học sinh còn hạn chế.
Đến nay, 2,6 triệu trẻ em Philippines phải nghỉ học vì cha mẹ không có việc làm. Nhiều em phải chuyển đến các trường công lập miễn học phí. Tỷ lệ nhập học năm 2020 giảm 1/10 xuống còn 24,6 triệu học sinh so với năm 2019.
Khi trường học địa phương đóng cửa, thầy cô không thể tương tác với học sinh, đặc biệt những em đến từ gia đình nghèo hoặc thu nhập thấp. Việc thiếu cơ sở hạ tầng, trang thiết bị học trực tuyến càng nới rộng khoảng cách cô - trò.
John Lazaro, đại diện nhóm Thanh thiếu niên Samahan Progresibong Kabataan, cho biết: "Các bất cập trong giáo dục phản ánh những vấn đề lớn hơn trong xã hội như nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe".
Lazaro kể nhiều phụ huynh không thể dạy con tại nhà vì kiến thức học quá khó. Phần lớn gia đình không có máy tính xách tay hay các thiết bị công nghệ khác phục vụ việc học trực tuyến.
Trước đó, Chính phủ Philippines đã lên kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục nhưng bị trì trệ vì khủng hoảng do Covid-19 mang lại. Nhiều thanh thiếu niên Philippines đã yêu cầu chính phủ ngừng tổ chức học trực tiếp cho đến khi có vắc-xin Covid-19. Trong thời gian trường đóng cửa, ngoài tổ chức học online, Bộ Giáo dục cũng cần lên kế hoạch chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn bình thường mới.
Lazaro cho biết: "Chúng tôi hiểu rằng đóng cửa trường học không thể giải quyết gốc rễ vấn đề. Nhưng đây là biện pháp khẩn cấp để cơ quan quản lý giáo dục nghiêm túc suy nghĩ về các vấn đề trong giáo dục và tìm cách giải quyết nó, thay vì thực hiện các kế hoạch thiếu hiệu quả".
Thượng nghị sĩ Sherwin T. Gatchalian, người đứng đầu Ủy ban Giáo dục cơ bản, cho biết: "Mặc dù có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc thu nạp kiến thức khi học từ xa nhưng việc học này vẫn đang diễn ra chứ không hoàn toàn bằng không. Nếu chúng ta không triển khai học online, nhiều học sinh sẽ bỏ học, từ đó gây ra vấn đề lớn hơn cho xã hội".
Ông Gatchalian nhận xét ngành giáo dục quốc gia đã ở trong "cuộc khủng hoảng sâu sắc" trước khi Covid-19 xảy ra. Nếu chính phủ không giải quyết bài toán về chất lượng đào tạo, những vấn đề trong giáo dục sẽ có ảnh hưởng lâu dài.
Trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2018, Philippines đứng cuối danh sách (79/79). Điểm trung bình môn Đọc hiểu của học sinh phổ thông là 340, môn Khoa học là 357 và môn Toán là 353. Trong khi điểm trung bình của học sinh các nước OECD ở môn Đọc hiểu là 487 và 489 ở môn Khoa học và Toán. Trong Chỉ số Học tập tiểu học ở Đông Nam Á năm 2019, học sinh lớp 5 của Philippines cũng được đánh giá là tụt hậu so với học sinh lớp 5 ở các quốc gia khác.
"Khủng hoảng sức khỏe có thể sớm trôi qua nếu có vắc-xin nhưng tác động của nó lên giáo dục là lâu dài. Học sinh có thể bỏ học, mang thai sớm, kết quả học tập kém. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng việc làm, khả năng đổi mới và cạnh tranh của đất nước".
Jerome T. Buenviaje, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Philippines, cho biết giáo dục là một trong những chỉ số quan trọng nhằm đánh giá sự tiến bộ của một quốc gia.
"Việc học nên tiếp tục được triển khai bất chấp đại dịch. Học trực tuyến, học từ xa có thể không hiệu quả tuyệt đối nhưng đây là những biện pháp giúp thu hẹp khoảng cách học tập và các tác động khác của đại dịch. Các trường nên khắc phục nhược điểm của học online khi tái mở cửa", ông Buenviaje cho biết.
Số ca mắc COVID-19 tăng đột biến tại Philippines Tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Philippines tiếp tục diễn biến phức tạp khi nước này ngày 3/3 ghi nhận 1.783 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 582.223 ca. Nhân viên y tế đeo khẩu trang và tấm chắn nhựa phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 19/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN Bộ Y tế Philippines (DOH)...