‘Số bị cáo là nhân viên ngân hàng tăng cao’
Họ nhận hối lộ, thông đồng với người ngoài tạo các hồ sơ giả, mạo chữ ký khách hàng gửi tiết kiệm để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Theo Viện Phúc thẩm III, người phạm tội trong án liên quan đến tín dụng – ngân hàng không chừa một thủ đoạn làm giả nào nhằm qua mặt ngân hàng hoặc người khác: làm giả hồ sơ thế chấp, đóng dấu khống rồi giả chữ ký chủ tài khoản, giả giấy ủy nhiệm chi, giả giấy chuyển tiền…
Có trường hợp ngân hàng đã bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì những bộ hồ sơ thế chấp giả mạo như vụ Nguyễn Thanh Sơn (chủ doanh nghiệp tư nhân gỗ Lâm Phát) lừa đảo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – chi nhánh Đồng Tháp.
Do làm ăn thua lỗ, để có tiền trả nợ, Sơn đã “lót tay” cho Đặng Văn Hà (nguyên giám đốc Cảng vụ Đồng Tháp) để Hà ký các hợp đồng giữ thuê tài sản “ảo” cho doanh nghiệp của Sơn. Sau đó, Sơn mang các hợp đồng “ảo” này đến Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – chi nhánh Đồng Tháp thế chấp vay rồi chiếm đoạt hơn 12 tỷ đồng. Dĩ nhiên, vụ lừa đảo này trót lọt là nhờ Trần Văn Biên (nguyên cán bộ ngân hàng) đã không thẩm định, kiểm tra tài sản thế chấp cũng như không thực hiện đầy đủ các quy trình của thủ tục cho vay.
Tại phiên sơ thẩm, TAND tỉnh Đồng Tháp đã phạt Sơn tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Hà 8 năm tù về tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ, Biên 7 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Video đang HOT
Bản án này đã bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao hủy để làm rõ trách nhiệm của một số người liên quan khác. Xử sơ thẩm lần hai, TAND tỉnh Đồng Tháp đã phạt Sơn 19 năm tù, Hà 2 năm tù treo (về tội mới là nhận hối lộ), Biên 2 năm 8 tháng 29 ngày tù. Xử phúc thẩm lần hai, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tăng án đối với Sơn thành 20 năm tù, Hà 4 năm tù, Biên 4 năm tù.
Liên quan đến loại án này, người phạm tội còn có những thủ đoạn rất táo tợn. Lợi dụng ngày nghỉ của ngân hàng, Nguyễn Thanh Hòa và đồng bọn đã fax giấy chuyển tiền giả qua bưu điện để phía công ty đối tác bán hàng không thể kiểm tra được tài khoản tại ngân hàng khi nhận giấy chuyển tiền. Sau đó, các bị cáo ung dung đến nhận hàng, đem bán trót lọt.
Vụ khác, Lưu Ý Ngọc làm giả 6 bộ hợp đồng tín dụng vay vốn với số tiền lớn. Sau đó, Ngọc trưng cho nhiều người xem, khoe mình đang làm ăn lớn trong lĩnh vực cho vay đáo nợ ngân hàng. Đã có tới 22 người cả tin bị Ngọc lừa huy động tiền nóng với tổng số tiền là hơn 40 tỷ đồng.
Theo Viện Phúc thẩm III, thời gian qua là số bị cáo là cán bộ, nhân viên ngân hàng tăng cao. Hành vi phạm tội của họ mang đặc trưng cơ bản là lợi dụng vị trí công tác để tạo lòng tin rồi nói với người khác là kinh doanh bên ngoài hoặc làm dịch vụ đáo hạn nên cần tiền và vay với lãi suất cao. Rất nhiều nạn nhân đã sập bẫy chỉ vì tin vào cái mác cán bộ ngân hàng này.
Cạnh đó, một số cán bộ ngân hàng còn nhận hối lộ, thông đồng với người ngoài tạo các hồ sơ giả, giấy tờ giả, giả mạo chữ ký khách hàng gửi tiền tiết kiệm để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Ngoài ra, có cán bộ còn làm giả giấy rút tiền, mạo tên chủ tài khoản rút một phần tiền của khách hàng. Có trường hợp còn lợi dụng hợp đồng cho vay tiêu dùng cá nhân mà khách hàng không còn yêu cầu, giả chữ ký để rút tiền của chính ngân hàng mình đang làm.
Báo cáo trước Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang nhận xét: Tội phạm lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang nổi lên với nhiều thủ đoạn tinh vi như làm hô sơ giả, móc nôi với cán bô ngân hàng đê chiêm đoạt, huy đông vôn của nhiêu doanh nghiêp. Tôi phạm kinh tê, tài chính, ngân hàng đã gây tôn thât hàng ngàn tỷ đông, tác đông đên hê thông tài chính tiên tê. Đáng chú ý là hành vi cô ý làm trái quy định của Nhà nước gây hâu quả nghiêm trọng, lừa đảo làm hô sơ giả, móc nôi với cán bô ngân hàng đê chiêm đoạt, huy đông vôn của nhiêu doanh nghiêp…
Theo thẩm phán Phạm Công Hùng, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM, trong tình hình hiện nay, có hai vấn đề cần được các ngân hàng quan tâm. Thứ nhất là việc các hợp đồng thế chấp vay tài sản được thổi phồng giá trị. Tài sản thế chấp, bảo lãnh trị giá không lớn nhưng được định giá để cho vay với giá trị lớn hơn rất nhiều so với thực tế. Qua nhiều vụ án đã xét xử thì thấy trình tự, thủ tục định giá tài sản của phía ngân hàng khá lỏng lẻo. Thứ hai là việc các ngân hàng ký kết các hợp đồng chưa đúng quy định, sơ hở, tạo điều kiện cho các bị cáo dễ dàng chiếm đoạt tiền. Ví dụ tài sản thế chấp là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có một chữ ký của chồng hay vợ mà ngân hàng cũng chấp nhận…
Theo VNE
USD giả tinh vi xuất hiện ở Khánh Hòa
Lần đầu tiên phía ngân hàng phát hiện du khách "Tây" dùng đô la Mỹ giả có mệnh giá 100 USD để đổi tiền (Ảnh minh họa)
Tại cơ quan công an, vị khách du lịch người Nga đã giao nộp 2 tờ đô la Mỹ giả có mệnh giá 100 USD.
Chiều 27/11, thông tin từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Khánh Hòa cho biết, nhân viên ngân hàng vừa phát hiện một du khách người nước ngoài sử dụng tiền USD giả để đổi tiền. Cụ thể, tại điểm đổi tiền của Nhà khách Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (86 Trần Phú, phường Lộc Thọ, Nha Trang) vị khách "Tây" này đã đổi tờ tiền có mệnh giá 100 USD bị làm giả. Đây là lần đầu tiên điểm đổi tiền này của ngân hàng phát hiện tờ 100 USD được làm giả rất tinh vi, máy kiểm tra tiền giả cũng không phát hiện được.
Khi nam du khách tên Andrei Alekxandrovic (quốc tịch Nga) đến đổi tiền tờ 100 USD, nhân viên ngân hàng kiểm tra bằng máy thì không có gì bất thường. Tuy nhiên, bằng mắt thường nhân viên ngân hàng thấy một số điểm khả nghi là tiền giả như: tờ USD có gờ nổi, hình ảnh đổi màu của tờ 100 USD không thay đổi khi thay đổi góc nhìn... Ngay sau đó nhân viên ngân hàng đã từ chối giao dịch và báo cho Công an phường Lộc Thọ.
Công an phường Lộc Thọ đã mời ông Andrei Alekxandrovich về trụ sở để làm rõ. Tại đây nam du khách trên đã giao nộp 2 tờ tiền có mệnh giá 100 USD (1 tờ USD bị ngân hàng từ chối giao dịch trước đó). Ngay sau đó, ngành chức năng tỉnh Khánh Hòa đã giám định và kết luận cả 2 tờ 100 USD trên đều là tiền giả.
Hiện Công an tỉnh Khánh Hòa đang phối hợp với các đơn vị liên quan để tiến hành điều tra xử lý.
Theo 24h
Đình chỉ công tác hai cán bộ phòng giao dịch Agribank Chiều 27.11, lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT, Agribank) Ninh Thuận cho biết, đã ra quyết định đình chỉ công tácđối với ông Hoàng Thanh Liêm, Phó giám đốc Phòng giao dịch Agribank Nhơn Sơn (thuộc chi nhánh Agribank Ninh Sơn) và ông Tô Văn Đắc, cán bộ tín dụng phòng giao dịch này. ảnh minh họa...