Khánh Hòa: Giả chữ ký giám đốc để rút tiền ngân hàng
Lợi dụng lúc nhân viên phòng kế toán nghỉ trưa, Hoàng đã lấy con dấu của Công ty đóng khống vào phiếu lĩnh tiền mặt của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, sau đó làm giả chữ ký và chức danh của giám đốc, kế toán rồi ra ngân hàng rút tiền…
Sáng 12/6, TAND TP. Nha Trang (Khánh Hòa) đã tuyên phạt bị cáo Phạm Bá Hoàng (SN 1968, trú 7/6 Cao Đài, Phương Sơn, Nha Trang) 3 năm tù cho hưởng án treo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Phạm Bá Hoàng
Vốn là nhân viên của Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Thịnh Phát. Do không có tiền tiêu xài Hoàng nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền trong tài khoản của Công ty Thịnh Phát nên chuẩn bị sẵn phiếu lĩnh tiền mặt của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Cuối tháng 11/2011, Hoàng đến phòng kế toán của Công ty ở lô 15-16A đường 23-10, xã Vĩnh Hiệp, Nha Trang để ký giấy bảo hành sản phẩm. Lợi dụng lúc nhân viên phòng kế toán nghỉ trưa, Hoàng đã lấy con dấu của Công ty đóng khống vào phiếu lĩnh tiền mặt của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, mục đích làm giả phiếu lĩnh tiền mặt để đến lừa Ngân hàng TMCP rút lấy tiền trong tài khoản của Công ty Thịnh Phát.
Sau đó Hoàng về nhà giả chữ ký của ông Nguyễn Thành Phát, chức danh giám đốc và giả chữ ký của chị Trần Thị Thu Thảo, kế toán của công ty vào phiếu lĩnh tiền mặt nêu trên. Bên cạnh đó Hoàng còn đặt con dấu khắc tên ông Phát để đóng vào phiếu rút tiền; Hoàng sử dụng CMND tên Nguyễn Xuân, Hoàng lấy ảnh của anh Xuân ra và thay vào đó là ảnh của Hoàng để sử dụng đi rút tiền.
Sau khi chuẩn bị xong các giấy tờ, ngày 19/12/2011, Hoàng điện thoại đến phòng giao dịch Vĩnh Hải thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh Khánh Hòa hỏi số dư trong tài khoản của Công ty Thịnh Phát, nhân viên ngân hàng cho biết số dư trong tài khoản của Công ty là 294 triệu đồng; Ngày 21/12/2011, Hoàng tiếp tục hỏi ngân hàng một lần nữa thì được biết số dư là 324 triệu đồng.
Video đang HOT
Sáng 22/12/2011, Hoàng đem theo phiếu lĩnh tiền và giấy CMND giả đến quầy số 3, phòng giao dịch Vĩnh Hải ở số 36 đường 2-4, Nha Trang gặp chị Cao Thị Thùy Dung, cán bộ ngân hàng làm thủ tục rút 340 triệu đồng từ tài khoản của Công ty Thịnh Phát.
Trong quá trịnh làm thủ tục chị Dung không phát hiện được các giấy tờ giả mạo của Hoàng, nên đã làm thủ tục cho Hoàng rút tiền, khi các giấy tờ rút tiền của Hoàng được chuyển sang quầy thì hệ thống tin nhắn của Ngân hàng nhắn đến máy điện thoại của chị Trần Thị Thu Thảo, kế toán của Công ty Thịnh Phát báo giao dịch rút 340 triệu đồng của Công ty đã được thực hiện.
Chị Thảo điện thoại đến ngân hàng thì gặp được chị Lê Thị Oanh là nhân viên của phòng kế toán của Ngân hàng báo Công ty Thịnh Phát không có làm thủ tục rút số tiền trên, chị Oanh đã kiểm tra lại và báo cho chị Dung ngưng giao tiền cho khách hàng; Hoàng nghe các giao dịch viên trao đổi thì biết việc rút tiền bị lộ nên bỏ về. Đến 14h cùng ngày cơ quan điều tra đưa Hoàng về trụ sở làm việc. Hoàng đã khai nhận hành vi phạm tội của mình.
Theo nhận định của HĐXX, hành vi của bị cáo là nguy hiểm nhưng do hậu quả chưa xảy ra, đại diện ngân hàng cũng xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo nên đã tuyên phạt mức án trên.
Theo Dân Trí
Giả chữ ký Bộ trưởng GD-ĐT để liên kết đào tạo
Ngày 17/5, Bộ GD-ĐT công bố kết luận thanh tra về hàng loạt sai phạm trong liên kết đào tạo của ĐH Y Hải Phòng với 4 đơn vị khác. Nghiêm trọng nhất là hành vi làm giả chữ ký của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, có dấu hiệu vi phạm Luật hình sự
Giả chữ ký Bộ trưởng, có dấu hiệu vi phạm Luật Hình sự
Sau một thời gian tiến hành thanh tra về công tác liên kết đào tạo của ĐH Y Hải Phòng với nhiều trường trung cấp, cao đẳng trong nước, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết, có rất nhiều sai phạm khác nhau đã được phát hiện nhưng nghiêm trọng nhất là có dấu hiệu vi phạm hình sự, giả mạo chữ ký của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong danh sách trúng tuyển lớp đào tạo Bác sỹ đa khoa theo địa chỉ giữa Trường ĐH Y Hải Phòng với Trường Trung cấp Y Dược Văn Hiến, Thanh Hóa.
Cụ thể, theo đề nghị của Trường ĐH Y Hải Phòng, Bộ GD-ĐT đã đồng ý cho Trường ĐH Y Hải phòng đào tạo 30 bác sỹ đa khoa, bác sỹ Y học dự phòng và Cử nhân Điều dưỡng theo địa chỉ sử dụng làm giáo viên cho các trường của Thanh Hóa và một số địa phương lân cận. Ngày 28/12/2010, Trường Trung cấp Văn Hiến có Công văn số 330/CV-VH báo cáo kết quả tuyển sinh và đề nghị Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Thanh hóa xác nhận danh sách 28 thí sinh thuộc 13 tỉnh. Theo hồ sơ lưu tại Trường ĐH Y Hải Phòng thì bản danh sách có dấu hiệu không bình thường (Danh sách kèm theo Công văn, có đóng dấu treo của Trường Trung cấp Văn Hiến cuối Danh sách có chữ ký photo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đóng dấu đỏ của Bộ GD-ĐT chữ ký và dấu photo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa).
Kiểm tra hồ sơ 22 thí sinh nhập học (6 thí sinh không nhập học) thấy: cả 22 hồ sơ lưu tại Trường ĐH Y Hải Phòng không có cam kết sẽ làm việc tại Trường Trung cấp Văn Hiến (đơn vị cử đi học) sau khi tốt nghiệp. Trường Trung cấp Y Dược Văn Hiến không lưu giữ hồ sơ của 28 trường hợp trên.
Danh sách 28 thí sinh trúng tuyển có chữ ký photo của Bộ trưởng, đóng dấu đỏ của Bộ GD-ĐT chữ ký và dấu photo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, được cơ quan Công an khẳng định là có hành vi làm giả chữ ký của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có dấu hiệu vi phạm Điều 267 Bộ Luật Hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng phát hiện sai phạm đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp giữa Trường Trung cấp Y Dược Văn Hiến với Trường ĐH Y Hải Phòng. Trường Trung cấp Y Dược Văn Hiến và Trường ĐH Y Hải Phòng ký hợp đồng liên kết đào tạo khi chưa được phép của Bộ GD-ĐT. Việc tuyển sinh năm 2011 và quản lý đào tạo không đúng quy trình vi phạm.
Cũng theo kết luận thanh tra, sai phạm của ĐH Y Hải Phòng còn được phát hiện trong việc liên kết đào tạo ĐH Dược liên thông giữa Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên với Trường ĐH Y Hải Phòng. Hai đơn vị này đã ký hợp đồng liên kết đào tạo, trong đó chỉ ghi thời gian đào tạo là 4 năm địa điểm đào tạo tại Trường ĐH Y Hải Phòng hình thức đào tạo tập trung... Kết quả tuyển sinh: năm 2010 có 68 thí sinh trúng tuyển nhập học, năm 2011 có 80 thí sinh trúng tuyển. Hiện tại số sinh viên này đang được đào tạo tại Trường ĐH Y Hải Phòng. Có thể thấy thông báo tuyển sinh không nêu rõ hình thức đào tạo, đối tượng tuyển sinh có 30 thí sinh làm trình dược viên, thủ kho, bán thuốc tại khu vực 3 vẫn được gọi trúng tuyển là không đúng quy định
Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng đưa ra kết luận trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình với trường ĐH Y Hải Phòng ký hợp đồng liên kết đào tạo khi chưa được phép của Bộ GD-ĐT vi phạm quy định tại Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT. Tương tự như vậy, trường Trung cấp Y Dược Thăng Long và Trường ĐH Y Hải Phòng ký hợp đồng liên kết đào tạo khi chưa được phép của Bộ GD-ĐT việc tuyển sinh chưa đảm trình tự về thời gian việc quản lý đào tạo còn sai sót.
Xóa tên danh sách những đối tượng không đủ điều kiện trúng tuyển
Với những sai phạm nói trên, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã ra 6 quyết định xử phạt hành chính với 5 đơn vị có sai phạm. Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng trình Lãnh đạo Bộ ký gửi Cơ quan cảnh sát Điều tra, Bộ Công an đề nghị tiếp tục làm rõ hành vi giả chữ ký trong tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng của Trường Trung cấp Y Dược Văn Hiến có dấu hiệu vi phạm Điều 267 Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh bộ yêu cầu các trường tham gia liên kết đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp trái phép giữa Trường Trung cấp Y dược Văn Hiến, Trường Trung cấp Y dược Thăng Long và Trường CĐ Y tế Ninh Bình với Trường ĐH Y Hải Phòng.
Trường Trung cấp Y dược Văn Hiến, Trường Trung cấp Y dược Thăng Long và Trường CĐ Y tế Ninh Bình chủ trì, phối hợp với Trường ĐH Y Hải Phòng xây dựng phương án chuyển số học sinh đang học các lớp liên kết đến cơ sở có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng để đào tạo tiếp, khắc phục các hậu quả (nếu có), báo cáo Bộ GD-ĐT trước 10/5/2012 và hoàn thành việc chuyển học sinh trước ngày 5/6/2012.
Các đơn vị này có trách nhiệm rà soát lại các đối tượng trúng tuyển. Những đối tượng không đủ điều kiện trúng tuyển thì phải xoá tên trong danh sách sinh viên trúng tuyển và giải quyết quyền lợi cho người học.
Bộ yêu cầu Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên chủ trì, phối hợp với Trường ĐH Y Hải Phòng rà soát lại đối tượng tuyển sinh liên kết đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học Dược, trường hợp nào không đủ điều kiện trúng tuyển thì xoá tên khỏi danh sách sinh viên, giải quyết quyền lợi cho người học và có văn bản báo cáo Bộ GD-ĐT trước ngày 10/5/2012 sửa đổi, bổ sung Hợp đồng liên kết và thực hiện đúng quy định đối với đơn vị chủ trì và đơn vị tham gia liên kết.
Trường ĐH Y Hải Phòng chủ trì phối hợp với Trường Trung cấp Y Dược Văn Hiến rà soát lại đối tượng được cử đi đào tạo bác sỹ đa khoa, trường hợp nào không đủ điều kiện trúng tuyển thì xoá tên khỏi danh sách sinh viên, giải quyết quyền lợi cho người học và có văn bản báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 10/5/2012 sửa đổi, bổ sung Hợp đồng liên kết và thực hiện đúng quy định đối với đơn vị chủ trì và đơn vị tham gia liên kết.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết: "Bộ GD-ĐT đã đề nghị Bộ Y tế, UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh Ninh Bình, ĐH Thái Nguyên phối hợp theo dõi việc thực hiện kết luận Thanh tra và chỉ đạo khắc phục hậu quả, kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan của các trường đã để xảy ra sai phạm trong liên kết đào tạo. Đối với vụ việc sai phạm hàng loạt này, Bộ GD-ĐT cũng giao cho Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Giáo dục Đại học và các đơn vị liên quan xem xét rút kinh nghiệm trong thụ lý giải quyết hồ sơ của cơ sở và việc xác nhận chỉ tiêu tuyển sinh TCCN năm 2012 phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, tránh lặp lại tình trạng xác định chỉ tiêu quá nhiều dẫn đến một số trường tổ chức liên kết đào tạo tràn lan, trái phép.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa yêu cầu Trường ĐH Y Hải Phòng, và 4 đơn vị liên quan tổ chức kiểm điểm trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân để xảy ra sai sót trong việc xét tuyển, tổ chức liên kết trái phép, xử lý theo quy định của pháp luật, có văn bản báo cáo Bộ GD-ĐT và cơ quan quản lý cấp trên của trường trước ngày 15/6/2012.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Giả chữ ký Bộ trưởng để tuyển sinh trái phép Hàng loạt sai phạm xảy ra ở Trường trung cấp (TC) Văn Hiến (H.Quảng Xương, Thanh Hóa) từ năm 2009 đến nay không được xử lý dứt điểm. Đó là việc sử dụng bằng ĐH giả để được làm chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT); mạo danh những trường ĐH, CĐ có uy tín để chiêu sinh; tuyển sinh trái phép... Mạo...