Smartphone màn hình gập của Oppo, Vivo, Xiaomi và Google sẽ ra mắt trong năm 2021
Theo Ross Young, năm 2021 sẽ là một năm tuyệt vời dành cho các siêu phẩm màn hình gập.
Theo đó, Oppo, Vivo, Xiaomi, cũng như Google sẽ lần lượt tung ra các flagship màn hình gập của mình. Năm sau cũng được kỳ vọng là thời điểm ra mắt của loạt Galaxy Z Fold3, Z Flip2 và Z Flip Lite của Samsung. Tuy nhiên, Young khẳng định rằng khả năng cao Fold3 Lite sẽ không xuất hiện mà thay vào đó là một thiết bị màn hình gập với giá cả phải chăng chăng hơn.
Quay trở lại với các công ty khác, Google dự kiến cũng sẽ tung ra một chiếc Pixel màn hình gập còn Oppo, Vivo và Xiaomi sẽ có tổng cộng bốn thiết bị gập sẽ được trình làng vào năm sau.
Bởi Young sử dụng cụm từ “điện thoại thông minh màn hình gập” nên vẫn chưa rõ danh sách này có bao gồm một mô hình màn hình cuộn lại, giống như concept của Oppo X 2021 hay không.
Ngoài ra, các tin đồn xuất hiện từ đầu năm 2017 cho thấy Apple đã làm việc trên một thiết bị iPhone với thiết kế dạng gập. Bằng chứng mới nhất đến từ nhà rò rỉ Ice Universe cho biết, Apple đang đàm phán với Samsung Display về các mẫu màn hình gập và lên kế hoạch đặt mua số lượng lớn công nghệ màn hình gập từ Samsung.
LG công bố động thái tuyệt vọng để cứu mảng kinh doanh smartphone của mình
LG quyết định sẽ không sản xuất những chiếc smartphone giá rẻ và tầm trung nữa.
Theo báo cáo của Reuters, LG đang tổ chức lại mảng kinh doanh smartphone, trong một nỗ lực nhằm nâng cao lợi nhuận. Hay nói một cách khác là thay đổi để cắt giảm sự thua lỗ, mà chúng ta đều biết mảng kinh doanh smartphone của LG hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do không thể cạnh tranh được với các nhà sản xuất khác.
Đây không phải lần đầu tiên LG tuyên bố thay đổi mảng kinh doanh smartphone của mình, nhưng khác biệt lớn nhất là lần này gã khổng lồ Hàn Quốc quyết định sẽ cắt giảm rất nhiều thứ. Trong đó có kế hoạch cắt giảm toàn bộ smartphone từ thấp đến trung cấp, mà phần lớn đều không thành công và không có lợi nhuận.
LG quyết định sẽ không sản xuất những chiếc smartphone giá rẻ và tầm trung nữa. Thay vào đó, LG sẽ thuê một ODM ít tên tuổi để đảm nhận từ khâu thiết kế cho đến sản xuất những chiếc smartphone này. Nhờ đó mà LG có thể giảm chi phí, cho phép giảm giá bán của những chiếc smartphone này hoặc tăng lợi nhuận.
Mục tiêu là để cạnh tranh tốt hơn với những cái tên như Huawei, Xiaomi, OPPO hay Vivo, những nhà sản xuất đã đánh bại các OEM khác như LG, HTC hay Sony trong vài năm gần đây. Chiến lược của các nhà sản xuất Trung Quốc là giá thành rẻ và cấu hình mạnh mẽ.
LG cũng né phải cạnh tranh với các hãng smartphone cao cấp như Apple hay Samsung, bằng cách tập trung nghiên cứu và phát triển những chiếc smartphone khác biệt. Có thể kể đến như LG Wing với màn hình xoay hay sắp tới đây là một chiếc smartphone có màn hình cuộn. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá sự thành công của những chiếc smartphone khác biệt này là không cao.
LG chỉ xếp thứ 9 trong danh sách các nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới Q3/2020, theo thống kê của Counterpoint. Trong khi mảng kinh doanh smartphone của LG đã thua lỗ 22 quý liên tiếp. Có lẽ LG nên học tập theo Sony, cắt giảm mảng kinh doanh smartphone của mình đến mức mà không còn gì để mất.
Màn hình đục lỗ phổ biến ở dòng smartphone tầm trung Màn hình đục lỗ có lợi thế về hiển thị, vốn được trang bị trên smartphone cao cấp, nay được đưa xuống mức giá dễ chịu hơn. Màn hình "đục lỗ" (hay "nốt ruồi") trước đây được trang bị trên các smartphone cao cấp như Galaxy Note 10, Galaxy S20, Huawei P40, Xiaomi Mi 10/Mi 10 Pro,... nay bắt đầu được đưa xuống...