Sinh viên y khoa Nhật Bản “chật vật” với lớp đào tạo lâm sàng
Do Covid-19, nhiều trường y tại Nhật Bản không thể đào tạo trực tiếp. Do đó, không ít sinh viên lo rằng, họ không đủ kinh nghiệm sau khi tốt nghiệp.
Một sinh viên y khoa tại Trường Đại học Nagoya kiểm tra lịch trình đào tạo và báo cáo bài tập trực tuyến.
Vào giữa tháng 4, có 87 sinh viên y khoa năm thứ hai tại Trường Đại học Y khoa Fujita ở Toyoake, tỉnh Aichi, đệ đơn kêu gọi nhà trường tổ chức các lớp đào tạo giải phẫu.
Thời điểm đó, trường đại học đã đóng cửa sau khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp do Covid-19. Quyết định đóng cửa đã dẫn đến việc hủy bỏ các lớp học giải phẫu. Đây là lớp học cho phép sinh viên nghiên cứu cơ thể được hiến tặng của bệnh nhân và hiểu về cách cơ thể hoạt động.
Hitomi Nakamura (20 tuổi), người biên soạn bản kiến nghị, cho biết: “Chúng tôi tin rằng, các lớp học này là điều cần thiết để trở thành bác sĩ giỏi”.
Từ tháng 5 đến tháng 7, nhà trường đã quyết định đáp ứng yêu cầu của sinh viên và tổ chức các lớp đào tạo giải phẫu, sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ.
Trước bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường đại học Nhật Bản đã chuyển sang giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, khoa y của các trường đại học đang gặp khó khăn trong việc tổ chức lớp giải phẫu và khóa đào tạo tại chỗ khác.
Không ít sinh viên y khoa bày tỏ lo ngại rằng, liệu họ có đủ tiêu chuẩn để làm bác sĩ nếu không đủ kinh nghiệm hay không. Để trở thành bác sĩ, sinh viên cần đạt được các tín chỉ cần thiết trong 6 năm đại học và vượt qua kỳ thi quốc gia dành cho bác sĩ y khoa.
Thông thường, sinh viên y khoa phải trải qua trung bình 2.000 giờ thực hành lâm sàng từ nửa cuối năm học thứ 4 đến nửa đầu năm thứ 6. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch bùng phát, nhiều trường đại học đã chuyển một phần lớp đào tạo tại chỗ sang bài tập mô phỏng và báo cáo trực tuyến.
Trường Đại học Y khoa Fujita vẫn tiếp tục đào tạo trực tiếp cho sinh viên, tiến hành phân vùng tại bệnh viện để người học không tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19. Trường đại học cũng hạn chế nghiêm ngặt việc sinh viên ra ngoài ăn uống hoặc đi du lịch tới các tỉnh khác.
“Sinh viên y khoa bắt đầu giống như bác sĩ sau khi trải qua hàng loạt khóa đào tạo lâm sàng. Họ có thể học được nhiều điều từ mặt trận y tế ngày nay, nhằm đối phó với căn bệnh truyền nhiễm bằng tất cả sức lực của mình”, Nakao Iwata – Trưởng khoa Y của Trường Đại học Y khoa Fujita, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo tại chỗ.
Trong khi đó, Trường Đại học Nagoya đã ngừng đào tạo lâm sàng kể từ tháng 3, sau khi cân nhắc các nguy cơ lây nhiễm tại bệnh viện. Thay vào đó, các sinh viên y khoa tại trường tổ chức cuộc thảo luận với giáo viên thông qua Zoom và sau đó gửi báo cáo.
Trong thời gian này, mỗi ngày, các giáo viên sẽ tổ chức cuộc họp với đại diện sinh viên của từng lớp. Họ thảo luận về các biện pháp phòng chống lây nhiễm, nhằm giảm bớt lo lắng của người học. Trường đại học dần tiếp tục đào tạo lâm sàng kể từ giữa tháng 6, khi làn sóng Covid-19 đầu tiên lắng xuống.
Takahiro Ichino (24 tuổi) – một sinh viên năm thứ 5 tham dự cuộc họp, cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao việc trường đại học đã tạo cơ hội để lắng nghe sinh viên”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nam sinh này cũng bày tỏ lo ngại rằng, có một số ngành mà mình không có cơ hội được đào tạo.
“Tôi chắc chắn rằng, có những sinh viên đã suy nghĩ về việc chọn một lĩnh vực chuyên sâu sau khi được đào tạo đa khoa. Tôi hy vọng trường đại học sẽ thực hiện các biện pháp để mọi người không nói rằng, các bác sĩ thuộc thế hệ “Covid-19″ là vô dụng”, Ichino chia sẻ.
Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các trường đại học tổ chức giảng dạy từ xa nếu không thể đào tạo lâm sàng tại chỗ trong bối cảnh đại dịch. Sinh viên đạt các tín chỉ theo yêu cầu của trường đại học sẽ được phép tham dự kỳ thi quốc gia dành cho người hành nghề y. Tuy nhiên, một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn là, làm thế nào để bù đắp cho sinh viên những cơ hội đã mất trong việc đào tạo lâm sàng.
Bà mẹ Nhật sinh 5 con trong 8 năm, tốt nghiệp thạc sĩ ở Harvard
Trong 8 năm, Honami Yoshida lần lượt sinh 5 con, đồng thời tốt nghiệp thạc sĩ tại ĐH Harvard (Mỹ) và xuất bản cuốn sách kể về hành trình của mình.
Honami Yoshida sinh năm 1974 trong một gia đình có 3 chị em, cha mẹ đều làm bác sĩ. Cô từng sống ở Mỹ 2 năm khi cha mẹ làm việc tại Cao đẳng Y tế Texas.
Năm 30 tuổi, khi đang làm bác sĩ sản khoa tại Đại học Nagoya, Nhật Bản, Yoshida kết hôn với chồng là chuyên gia nghiên cứu về SARS, AIDS và cúm gia cầm.
Theo Sohu, dù cùng có niềm đam mê lớn với nghiên cứu, Yoshida và chồng không bỏ quên chuyện con cái. Ban đầu, đôi vợ chồng dự định có 3 con. Nhưng sau 8 năm, họ đã có đến 5 thiên thần nhỏ.
Honami Yoshida nổi tiếng với câu chuyện vừa sinh 5 con vừa tốt nghiệp thạc sĩ Harvard.
Cân bằng giữa sự nghiệp và chăm sóc con cái
Một năm sau khi kết hôn, Yoshida cùng chồng sang Đức du học. Để hoàn thành khóa học, cô vừa quyết tâm học ngoại ngữ, vừa thực tập về sản khoa tại bệnh viện.
Năm 2004, trong khi tập huấn tại một bệnh viện ở Frankfurt, Yoshida sinh con đầu lòng. Hai năm sau, cô trở về Nhật Bản làm việc tại một bệnh viện phụ sản ở Tokyo. Em bé thứ 2 cũng sớm chào đời.
Từ 9-17h mỗi ngày, Yoshida bận rộn với đủ thứ việc. Khi phải chăm con, cô lo sợ mình khó thăng tiến trong sự nghiệp.
Bởi vậy, Yoshida quyết định đi du học để nghiên cứu thêm và chuẩn bị cho kế hoạch chuyển đổi công việc trong tương lai. Sau khi bày tỏ nguyện vọng muốn sang Harvard học thạc sĩ, cô nhận được sự ủng hộ từ gia đình.
Tuy nhiên, việc chăm sóc con gái lớn hơn 2 tuổi, con thứ 2 chưa đầy 3 tháng ngốn quá nhiều thời gian của Yoshida. Trong khi đó, cô chỉ có 6 tháng để chuẩn bị hồ sơ, hoàn thành các bài kiểm tra năng lực.
Dù vậy, Yoshida cảm thấy may mắn khi có người chồng tâm lý và thương yêu vợ hết lòng. Anh chủ động hướng dẫn bà xã chuẩn bị hồ sơ, vừa giúp cô làm việc nhà - điều được xem là hiếm thấy ở đàn ông Nhật.
Yoshida vừa chăm con, vừa chuẩn bị hồ sơ để du học Mỹ.
"Dù có chồng san sẻ, tôi vẫn rất khó khăn và luôn thấy thiếu thời gian. Tôi đã lên kế hoạch chi tiết và tìm ra giải pháp. 21h mỗi tối, khi các con đi ngủ, tôi cũng ngủ cùng và thức dậy vào 3h sáng. Như vậy, tôi sẽ có khoảng 3 tiếng hoàn toàn riêng tư để học. Thời gian này cũng là lúc tôi tập trung tốt nhất để thu nạp kiến thức", cô nói.
Yoshida còn tranh thủ học thêm 3 tiếng trong lúc đi bộ, đợi tàu và thời gian ngồi trên tàu đến cơ quan.
Theo những lời khuyên trong cuốn sách The Seven Habits of Highly Effective People (7 thói quen của người thành đạt), Yoshida thường làm những việc quan trọng trước, sau đó tranh thủ đọc sách trong lúc đi tàu, gấp quần áo khi đọc sách cho con hay học nghe nói tiếng Anh lúc làm việc nhà.
Nhờ vậy, cô tận dụng được thời gian để hoàn thành nhiều công việc cần thiết.
Trong thời gian chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ, Yoshida mang thai con thứ 3. Cô quyết định vừa tập trung cho việc học, vừa chuẩn bị mọi thứ để chào đón thiên thần nhỏ.
Sụt 4,5 kg trong 3 tháng đầu sang Mỹ
Sau thời gian kiên trì, năm 2008, Yoshida được nhận vào trường Y tế Công cộng Harvard. Chồng cô cũng tới Boston và theo học đại học ở đây. Hai vợ chồng đã có đứa con thứ 4 trong thời gian ở Mỹ.
Thời gian đầu ở nước ngoài không dễ dàng, 2 vợ chồng phải vừa học, vừa chăm sóc các con, đứa lớn nhất mới 3 tuổi. Yoshida rơi vào khủng hoảng, cô gần như trầm cảm và sụt mất 4,5 kg trong 3 tháng đầu.
"Khi mới bắt đầu học, tôi không thể theo kịp môn tiếng Anh chuyên ngành và thường mắc lỗi. Có lần được giáo sư yêu cầu viết báo cáo 3 trang nhưng tôi chỉ viết được 3 dòng".
Bà mẹ Nhật được nhận vào Harvard sau thời gian nỗ lực không ngừng.
Bà mẹ trẻ gặp khó khăn không nhỏ về kinh tế khi không có học bổng, phải đóng học phí 36.700 USD/năm. Riêng phí cho người trông trẻ đã hơn 4.000 USD/tháng, chưa kể tiền nhà, tiền bảo hiểm, ăn uống, đi lại...
Sau đó, Yoshida bắt đầu bình tâm để tìm hướng giải quyết từng vấn đề. Đầu tiên, cô đi xin các khoản trợ cấp thu nhập, chăm sóc y tế. Cô cũng xin học bổng từ nhiều tổ chức khác nhau. Dần dần, mọi thứ đi vào quỹ đạo.
Yoshida còn nhớ những ngày cô đi thư viện học, chồng con cũng sẽ đi cùng, như một cách để cho lũ trẻ được ra ngoài dạo chơi.
Ông xã Yoshida sẽ dẫn những đứa trẻ ra khu vực sách ảnh và đọc cho chúng nghe để tránh làm phiền người khác. Chính những hành động tình cảm, chu đáo của chồng đã trở thành động lực giúp Yoshida thêm cố gắng.
Với Yoshida, cả sự nghiệp và con cái đều quan trọng.
Sau 2 năm học, Yoshida đã lấy được bẳng thạc sĩ về sức khỏe cộng đồng. Cô về nước và làm giám đốc nghiên cứu của Phòng nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp, Viện khoa học y tế quốc gia Nhật Bản.
Hai năm sau, vợ chồng cô có con thứ 5. Trong vòng 8 năm, từ 2004 đến 2012, bà mẹ người Nhật đã vừa chuẩn bị thi cử, tốt nghiệp thạc sĩ ở Harvard và sinh được 5 người con.
Ít lâu sau, Yoshida xuất bản cuốn tự truyện "Yoshida Doctor Harvard School". Nội dung sách kể về hành trình vừa nuôi con, vừa mang bầu, vừa tốt nghiệp thạc sĩ của cô, trong đó có cả những chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả.
Năm 2013, cuốn sách khác mang tên "You can do anything because you have no time!" (tạm dịch: Bạn có thể làm mọi thứ vì không có nhiều thời gian đâu) của cô được xuất bản.
Cuốn sách này nói về việc càng có ít thời gian người ta càng dễ tập trung và có động lực để hoàn thành công việc một cách nhanh nhất. Thế nên thay vì nói "Tôi đang bận", "Tôi không có thời gian", tác giả khuyên mọi người hãy nghĩ theo hướng "Tôi muốn làm việc đó", "Tôi phải làm ngay thôi vì không có thời gian nữa rồi".
Châm ngôn của Yoshida là: "Không phải vì một điều quá khó khiến ta không dám làm mà bởi ta không dám làm nên nó mới trở thành thứ khó khăn".
9X xinh xắn, học giỏi của ĐH Bách khoa Hà Nội Hoàng Lê Diệu Hường sở hữu nhiều công trình nghiên cứu khoa học. 9X mong sớm biến lý thuyết thành những sản phẩm hữu ích. Hoàng Lê Diệu Hường (SN 1997) là sinh viên năm cuối, ngành Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Thành tích của Hường khiến nhiều "cánh mày râu", chiếm số đông của ngôi trường...