Sinh viên thực hành phải tiêm đủ 2 mũi vaccine
TS Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TPHCM cho biết, hiện tại, trường đăng ký chuẩn bị 30.000 liều vaccine cho giảng viên và sinh viên với Sở Y tế TPHCM.
Nhà trường sẽ ưu tiên cho sinh viên các môn thực hành, thực tập sẽ được học trực tiếp bởi đây là những môn gặp trở ngại nhất khi học trực tuyến.
Ảnh minh họa
Theo TS Phan Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, đối với học thực hành, nhà trường đã lên phương án cho sinh viên học tập trung khi dịch được kiểm soát tốt. Đối với sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, nhà trường sẽ sắp xếp cho các em học thực hành để kịp tiến độ tốt nghiệp.
Tuy nhiên, sinh viên học thực hành phải đảm bảo điều kiện tiêm đủ 2 mũi vaccine sau 14 ngày, giấy xét nghiệm âm tính. Nhà trường sẽ chia nhỏ các lớp thực hành với mỗi nhóm không quá 10 em.
Trong khi đó, đối với các trường nghề, giải pháp tình thế đối với học thực hành, thực tập tại doanh nghiệp và đồ án tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối là tổ chức dạy học trực tuyến phần lý thuyết cho sinh viên. Phần thực hành, thực tập tại doanh nghiệp bắt buộc phải học tập trung, nhà trường sẽ chia thành những nhóm nhỏ.
Video đang HOT
Với những sinh viên làm đồ án tốt nghiệp, nhà trường hỗ trợ và hướng dẫn trực tuyến giúp các em, kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp trong tuyển dụng sinh viên ngay khi tốt nghiệp.
Học trực tuyến trong bệnh viện dã chiến
Bệnh nhân lấy bìa các tông làm tập chép bài, ra ghế đá ngoài sân hoặc góc hàng lang để 'kiếm chút sóng', bác sĩ thì vừa trị bệnh vừa hướng dẫn học trực tuyến... Cũng có những cô cậu học trò đành nghỉ vì không có điện thoại học...
Gia Bảo, học sinh lớp 4 Trường TH Bình Chánh, dùng tấm bìa thùng mì gói để làm tập học trực tuyến
Bệnh viện dã chiến không chỉ có sự căng thẳng của nơi khám chữa bệnh, sự hối hả của các nhân viên y tế, sự mệt mỏi của bệnh nhân mà còn có bóng dáng của nhiều em nhỏ. Trên giường bệnh, bên cạnh thuốc thang, dụng cụ y tế là sách vở, máy tính, điện thoại...
Tại Bệnh viện dã chiến số 4 (Vĩnh Lộc, Bình Chánh, TP.HCM), khu B7, Gia Bảo lui cui nắn nót viết bài học lớp 4 trên tấm cactông nham nhở xé ra từ thùng mì gói. Phương tiện học tập của em ở đây là chiếc điện thoại cũ kỹ của ba.
Cũng tại bệnh viện này, hai chị em Trương Kim A Na (lớp 5) và Trương Công Thành (lớp 3 Trường TH Tân Lập 6) cùng cha mẹ nhập viện đã 12 ngày. Không có điện thoại thông minh, A Na nhẩm đếm em đã bỏ mất hơn 10 bài học.
Có máy tính tốt nhưng Tuấn Trường - sinh viên năm 3 khoa công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, đang cách ly tại khu cách ly Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh - cho biết vẫn gặp khó khăn vì đường truyền Internet yếu...
Mỗi em một hoàn cảnh khác nhau, làm nên một hình ảnh rất riêng của bệnh viện thời COVID-19.
Bệnh nhân F0, năm 2 Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, học trực tuyến
Quốc Thái (trái), lớp 12 Trường THPT Tân Túc, học trực tuyến, đầu giường là bình oxy sẵn sàng khi khó thở
Các bác sĩ khu cách ly Trường THCS Tân Túc vừa điều trị bệnh nhân vừa hướng dẫn các em học trực tuyến
Bé Nguyễn Hữu Trung (lớp 1) đã bắt đầu học trực tuyến và mẹ bé luôn bên cạnh để dạy lại cho con tại khu cách ly quận 8, TP.HCM
Cả nhà 4 người là F0 nằm viện đã 12 ngày, trong đó A Na (lớp 5) và Công Thành (lớp 3) phải bỏ bài vở vì không có điện thoại để học trực tuyến
Tình nguyện viên là F0 khỏi bệnh Trần Văn Khá trở thành người thầy, bảo mẫu... bất đắc dĩ khi các em học trực tuyến ở Bệnh viện dã chiến số 4
Hành lang Bệnh viện dã chiến số 4 là chỗ ngồi quen thuộc của Mai Hân vì nơi đây bắt được sóng 3G mạnh nhất bằng chiếc điện thoại đời cũ
Đào tạo luân phiên: Đề cao thực học và thực hành Làm gì để việc đào tạo ở bậc đại học hiệu quả, thực chất và gắn với thực tiễn nhất? Sinh viên ngành Nhà hàng - Khách sạn, Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM học tập trực tiếp tại một nhà hàng 5 sao. Mô hình đào tạo luân phiên được các chuyên gia nhận xét là nhân tố then chốt giúp xây...