Sinh viên TDTU thử tài giải quyết vấn đề môi trường của thành phố
Ngày 17/4, vòng chung kết cuộc thi Kỹ sư tài năng lần 4 năm 2021 của khoa Môi trường & Bảo hộ lao động, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) đã khép lại với chiến thắng thuộc về nhóm Greenlife Style.
TS Nguyễn Thị Mai Linh trao giải Nhất cho nhóm Greenlife Style.
Theo TS Nguyễn Thị Mai Linh – Trưởng khoa Môi trường & Bảo hộ lao động (MT&BHLĐ) TDTU, cuộc thi năm nay có chủ đề “Ô nhiễm môi trường và hành động của chúng ta”. Đây là một cuộc thi học thuật truyền thống của khoa MT&BHLĐ.
Cuộc thi được tổ chức từ ngày 27/3/2021 đến ngày 17/4/2021, với mục tiêu kêu gọi sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội về các vấn đề môi trường hiện nay của TP. Hồ Chí Minh cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng Thành phố phát triển bền vững.
Các đội tham gia tranh tài tại cuộc thi.
Cuộc thi thu hút 80 đội đăng ký tham gia, đến từ khoa MT&BHLĐ và các khoa khác trong TDTU. Các mùa giải trước, cuộc thi còn thu hút sự tham gia của sinh viên nhiều trường đại học khác tại TPHCM. Riêng năm nay, do dịch Covid-19 nên cuộc thi chỉ dành cho sinh viên của TDTU.
Vượt qua vòng sơ tuyển và bán kết, 9 đội thi được chọn vào vòng chung kết. Tại vòng chung kết, các đội trải qua 3 vòng thi gồm: Kỹ sư – sức khỏe, Kỹ sư – trí tuệ và Kỹ sư tài năng.
Vòng thi “Kỹ sư – sức khỏe” được tổ chức dưới hình thức trò chơi vận động thể lực và kỹ năng. Với sự hỗ trợ của điều phối viên, các đội lần lượt tham gia các trò chơi vận động thể lực và kỹ năng: Gấp hạc giấy, Lật chai nước, Lắp ghép hình ảnh, Định vị và truyền thông.
Sau đó, BTC chọn ra 6 đội có số điểm cao nhất bước vào vòng “Kỹ sư – trí tuệ”. Các đội vượt qua vòng 1 bốc thăm ngẫu nhiên để bắt cặp vào vòng 2 “Kỹ sư – trí tuệ”. Trong vòng này, các cặp thi đấu đối kháng trực tiếp, với các nội dung thi: “Bức tranh môi trường Thành phố”.
Video đang HOT
Nội dung thi tập trung vào các vấn đề môi trường hiện nay của TPHCM được mô tả dưới dạng bức tranh. Từ khóa của mỗi bức tranh thể hiện hậu quả do vấn đề môi trường…
BTC cung cấp 1 bức tranh cho mỗi cặp thi đấu. Bức tranh được tạo thành từ 6 mảnh ghép. Mỗi đội có 3 lượt mở các mảnh ghép của bức tranh, phía dưới mỗi mảnh ghép sẽ có 1 câu hỏi trắc nghiệm, có 5 giây để đội chơi trả lời câu hỏi…
Niềm vui của các đội đạt giải tại cuộc thi.
Sau đó, BTC chọn 3 đội có số điểm cao nhất của 3 bảng vào tiếp vòng “Kỹ sư tài năng”. Nội dung thi gồm các vấn đề môi trường hiện nay của Thành phố được mô tả dưới dạng bức ảnh. Các đội thi được lựa chọn bức ảnh ngẫu nhiên.
Đội thi sẽ thuyết trình, trình bày quan điểm của đội về hiện trạng, thách thức và đề xuất một số giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề môi trường mà bức ảnh mô tả. Ngôn ngữ thuyết trình được khuyến khích sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Kết quả, Giải Nhất thuộc về nhóm Greenlife Style; Giải Nhì thuộc về nhóm AM Double; Giải ba thuộc về nhóm ATP; và 3 Giải Khuyến khích thuộc về nhóm Ba con mèo, nhóm H2T, nhóm Nước sạch.
Chia sẻ của bà mẹ ở Hà Nội có con là quán quân cuộc thi tiếng Anh: "Tôi gặp nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ dạy con biết tiếng Anh trước tiếng Việt"
Tôi đã gặp một số cháu rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ cho con học tiếng Anh trước tiếng Việt. Việc dạy trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sơ sinh, trước tiếng Việt không thể là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả trẻ Việt sống tại Việt Nam.
* Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, không thuộc về tòa soạn.
"Có nên dạy ngoại ngữ sớm cho con" , câu hỏi tưởng chừng đã cũ nhưng luôn có những ý kiến trái chiều khi được đề cập đến. Nhiều ý kiến cho rằng không nên ép trẻ học tiếng Anh quá sớm, trong khi không ít gia đình cho con tiếp xúc môn học này từ nhỏ vì trẻ bộc lộ khả năng học ngoại ngữ.
Mới đây, câu chuyện của một một ông bố dạy tiếng Anh cho con từ lúc bé 7 tuần tuổi và 1 mẹ dạy tiếng Anh cho con trước tiếng Việt, 2 bé đều sống ở Việt Nam nhưng đến giờ đã sử dụng song ngữ Anh - Việt rất tốt khiến nhiều phụ huynh ngưỡng mộ. Tuy nhiên từ đây, tranh cãi liên quan tới việc có nên cho con học tiếng Anh sớm cũng được thổi bùng lên với nhiều ý kiến khác nhau.
Chị Trần Thị Thanh (Hà Nội).
Là một phụ huynh có con đang học trường chuyên Hà Nội Amsterdam, chị Trần Thị Thanh (Hà Nội) cho rằng, dạy trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sơ sinh, dạy trước tiếng Việt không thể là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả trẻ Việt sống tại Việt Nam. 7 tuần tuổi thì rất khó để biết năng lực trẻ thế nào để quyết định có nên dạy con tiếng Anh.
Con chị Thanh học tiếng Anh từ 4 tuổi, sau khi đã nói rõ tiếng Việt và được mẹ dạy theo kiểu học mà chơi chứ không áp lực. Năm nay 15 tuổi, cháu đã từng là Quán quân miền Bắc, Á quân toàn quốc cuộc thi English champion 2017 ; Huy chương vàng cuộc thi Toán và khoa học Quốc tế Imso 2018 ...
Xin được trích dẫn quan điểm của chị Thanh về vấn đề đang gây tranh cãi này:
Mấy bố mẹ đang khoe về việc dạy tiếng Anh cho con từ lúc 7 tháng tuổi, sống ở Việt Nam con biết tiếng Anh trước tiếng Việt và giờ con đang nói song ngữ, rằng tiếng Anh rất quan trọng nên phương pháp của mấy bố mẹ này là đúng.
Tôi cho rằng đây không phải là phương pháp có thể áp dụng cho mọi trẻ ở Việt Nam.
THỨ NHẤT , năng lực tiếp thu ngôn ngữ của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Các bé nhắc đến ở trên được bố mẹ cho tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh ngay từ lúc sơ sinh nên đương nhiên con sẽ nói tiếng Anh trước, lớn hơn chút nữa bố mẹ mới dạy con tiếng Việt, con tiếp xúc với môi trường xung quanh toàn người nói tiếng Việt nên con lại giỏi cả tiếng Việt và trở thành 1 đứa trẻ song ngữ trong 1 gia đình song ngữ.
Những trường hợp như thế này cũng giống như nhiều trẻ em Việt sống cùng bố mẹ ở các nước nói tiếng Anh được bố mẹ dạy cả tiếng Anh và tiếng Việt, trẻ sẽ sử dụng song ngữ Anh - Việt. Những cháu được bố mẹ dạy trở thành trẻ song ngữ, nói thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt là do các cháu bẩm sinh có khả năng tiếp thu ngôn ngữ, học ngoại ngữ tốt.
Tôi từng gặp 1 số cháu rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ cho con học tiếng Anh trước tiếng Việt. Bé 6 tuổi vào lớp 1 học trường tư thục chất lượng cao hệ song ngữ. Cháu phải giao tiếp với người thân, bạn bè thầy cô bằng tiếng Việt, học tập bằng tiếng Việt nhưng vốn từ tiếng Việt của cháu khá ít, cháu rất khó khăn khi diễn đạt, giao tiếp với cô giáo và các bạn bằng tiếng Việt, khó tiếp thu các môn học bằng tiếng Việt. Điều này làm cháu căng thẳng, nhút nhát, ít nói và học kém.
Tiếng Anh của cháu cũng tương tự như tiếng Việt, không thể sử dụng tiếng Anh như một đứa trẻ bản xứ theo mong muốn của bố mẹ. Cuối cùng gia đình phải đưa con đến chuyên gia giúp điều chỉnh lại. Giờ bạn ấy 15 tuổi, hoàn toàn bình thường, Tiếng Việt tốt, tiếng Anh không giỏi chỉ ở mức khá dù gia đình vẫn đầu tư cho học tiếng Anh, tất cả các môn học ở mức khá nhưng vui vẻ hạnh phúc.
Vậy dạy trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sơ sinh, dạy trước tiếng Việt theo tôi không thể là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả trẻ Việt sống tại Việt Nam. 7 tuần tuổi thì rất khó để biết năng lực trẻ thế nào để quyết định có nên dạy con tiếng Anh.
Nếu không giải thích rõ đây là trường hợp đặc biệt mà nhiều bố mẹ áp dụng có thể gây phản tác dụng, trẻ song ngữ cũng nhiều nhưng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cũng không ít. Nhiều bố mẹ tin vào truyền tai, mà lại không giỏi ngoại ngữ để dạy con sẽ hoang mang tự ti vì con mình sẽ không giỏi tiếng Anh như con người ta.
THỨ HAI , vấn đề quan trọng nhất tôi muốn nói đề cập là: Ở Việt Nam tiếng Anh quan trọng, cần chú trọng dạy tiếng Anh cho trẻ, nhưng không nên đề cao quá như vậy, không nhất thiết phải dạy tiếng Anh trước tiếng Việt. Giỏi kỹ năng, giỏi các môn khoa học khác mới thực sự cần thiết trong cuộc sống và đó mới thực sự quan trọng.
Tiếng Anh chỉ là công cụ để tiếp cận các môn khoa học khác, để học tập, để giao tiếp với người nước ngoài trong công việc, cuộc sống. Hiện giờ nhiều trẻ đến cuối THCS và THPT mới học tiếng Anh nhưng các con học rất nhanh và rất giỏi. Nhiều bạn học chuyên các môn tự nhiên đã có điểm ielts 7.0 - 8.0, giao tiếp sử dụng tiếng Anh tốt.
Thay vì dạy con tiếng Anh từ 7 tháng hãy dạy con phát triển tư duy logic, khám phá thế giới xung quanh, khám phá thiên nhiên, rèn khả năng tập trung cho trẻ, rèn luyện trí nhớ cho trẻ, bồi dưỡng để trẻ có trí tưởng tượng phong phú, truyền cảm hứng để trẻ ham học hỏi - những việc này bố mẹ không biết tiếng Anh đều làm được.
Con nói tiếng Việt trôi chảy hãy dậy con tiếng Anh cũng là sớm rồi. Đạt được điều này, sau này con sẽ học ngoại ngữ rất nhanh. Các bố mẹ dù không biết tiếng Anh cũng đừng quá lo lắng, để tâm đến việc giáo dục, rèn luyện con thật tốt, cho con học tiếng Anh đúng hướng ắt con sẽ sử dụng tiếng Anh tốt.
Tôi cũng chú trọng dạy tiếng Anh cho con nhưng là khi con 4 tuổi và con rất thích học. Từ lúc con 2 tuổi nhà vô số các loại đồ chơi, sách rèn tư duy/trí nhớ cho trẻ và các loại sách truyện khác. Cứ cuối tuần là đi chơi công viên, về quê để con gần gũi thiên nhiên, đi các trung tâm vui chơi để con vận động, khám phá. Tiền lương chỉ đủ mua đồ chơi, sách và tiền taxi cho con đi chơi.
Đặc biệt, bố mẹ dành thời gian nhiều nhất có thể để chơi cùng con, nói chuyện với con thật nhiều, đọc truyện cho con nghe, kiên trì giải thích mọi thắc mắc của con là cách giúp con phát triển tư duy tốt nhất. Đến giờ con tôi học tiếng Anh cũng rất tốt nhưng cháu dành nhiều thời gian cho các môn tự nhiên mà cháu yêu thích hơn.
THỨ BA , có một thứ cực kỳ quan trọng mà hình như ít được bố mẹ chú trọng trong giáo dục trẻ đó là: Giáo dục con có ý chí, quyết tâm, vượt khó để sau này con vững vàng trong cuộc sống. Trẻ cũng rất cần được giáo dục rèn luyện để hình thành những đức tính tốt; tính chính trực, biết chia sẻ, biết hợp tác, có ý thức trách nhiệm,...
Đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh Năm học 2021 - 2022 là năm đầu tiên TP Hồ Chí Minh áp dụng hệ số đồng đều cho cả ba môn thi Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập (trước đây Toán và Ngữ văn tính hệ số 2, Tiếng Anh hệ số 1). Quy định mới này được xem là một...