Sinh viên sư phạm sau 3, 4…năm đi dạy có phải trả khoản vay chi phí học tập?
Người được hỗ trợ sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định phải bồi hoàn khoản kinh phí
Ngày 4/7, Văn phòng Chủ tịch nước họp công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố các Luật vừa được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, trong đó có Luật được nhân dân cả nước rất quan tâm và kỳ vọng sẽ đó là Luật Giáo dục đã cụ thể hóa nội dung và tinh thần của Hiến pháp 2013, thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn để phát triển và hội nhập quốc tế tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, phù hợp và đồng bộ với một số luật mới ban hành thì việc ban hành Luật Giáo dục là cần thiết.
Trong Luật có rất nhiều điểm mới mà giáo viên, sinh viên sư phạm nên biết để có sự chuẩn bị đáp ứng khi Luật Giáo dục có hiệu lực từ 01/7/2020.
Sinh viên trường sư phạm (Ảnh minh họa: dangcongsan.vn)
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
Video đang HOT
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, từ 01/7/2020 khi Luật Giáo dục có hiệu lực thì trình độ chuẩn của giáo viên chính thức nâng lên theo Luật, giáo viên phải có bước chuẩn bị kế hoạch đạt chuẩn theo quy định, nhưng mọi giáo viên yên tâm, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có lộ trình thích hợp, không phải mọi giáo viên đến năm 2020 là không đạt chuẩn, dự kiến sẽ có thời gian thích hợp đến năm 2026 lúc đó giáo viên chưa đáp ứng tiêu chuẩn bằng cấp mới xem là chưa đạt, lúc đó có thể thực hiện chính sách tinh giản biên chế hoặc chuyển việc.
Chính sách với sinh viên sư phạm
Điều 84. Tín dụng giáo dục
Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học có điều kiện học tập. Khuyến khích xã hội hóa hoạt động tín dụng giáo dục.
Điều 85. Học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt
1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 62 của Luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
2. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật.
4. Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
Học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 86. Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho toàn khóa học.
Nhưng theo tôi, biên độ 2 năm khi sinh viên sư phạm chưa có việc làm phải hoàn trả chi phí vay tin dụng là hơi ngắn.Tuy nhiên, người được hỗ trợ sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ.
Đây chính là điểm mới, tránh lãng phí cho nhà nước khi có nhiều sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt nhưng khi ra trường không công tác trong ngành giáo dục.
Tôi giả sử sau 3, 4…hay hơn nữa nếu sinh viên sư phạm lúc đó tìm được việc làm thì khi đó sinh viên sư phạm có phải trả khoản vay tín dụng sư phạm không?
Tôi mong Chính phủ có nghị định thực hiện có thể kéo dài đến 5 năm để sinh viên sư phạm tìm việc làm trong điều kiện hiện nay, khi sinh viên sư phạm mới ra trường 2 năm khi điều kiện còn khó khăn, khi chưa tìm được việc làm mà phải lo trả nợ tín dụng nữa thì cũng khá vất vả cho các em.
Điều 76. Tiền lương
Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp, được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.
Vấn đề xếp lương nhà giáo rất được nhà nước và nhân dân quan tâm, nhưng vấn đề tiền lương nhà giáo trong Luật Giáo dục thấy khá chung chung, hiện nay nhà giáo có phụ cấp thâm niên, nhưng lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ 01/01/2021 và trong Luật Giáo dục đã không còn, hy vọng trong các văn bản dưới Luật sẽ có chính sách cụ thể hơn đối với nhà giáo một cách cụ thể, nhà giáo phải được xếp lương tương ứng với vị thế, vai trò nhà giáo…không thể mãi viễn vông lương thấp mà hiệu quả cao được.
Luật giáo dục 2019 sẽ có hiệu lực từ 01/7/2020.
BÙI NAM
Theo giaoduc.net
Sinh viên sư phạm và những câu chuyện đẹp
Bạn bè tặng nhau bịch muối để tình bạn được đậm đà hơn, cô giáo trẻ với những bài văn làm cả cô và trò cùng bật khóc... những câu chuyện giáo dục ấm áp được chia sẻ trên một Fanpage của sinh viên sư phạm.
Những câu chuyện đẹp được lan toả trên mạng xã hội
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Tên Fanpage đầy đủ là Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - Những câu chuyện đẹp. Ban quản trị của Fanpage này là những bạn trẻ làm trong ban chấp hành Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
"Một ngày mới, tôi lên Facebook và được bạn bè chia sẻ một đường link dẫn vào bài viết trên Fanpage của chính trường mình. Đó là bài viết về cô giáo ngữ văn Trần Thị Quỳnh Anh, cựu sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM với cách dạy văn đi vào lòng người, có những cách truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người học, ra đề văn mở, lắng nghe những tâm sự của trò qua những bài văn... đã khiến tôi cảm thấy cuộc sống này thật tuyệt vời...", Trương Thanh Bình, sinh viên năm 2 chia sẻ.
Nguyễn Thanh Hằng, 25 tuổi, cựu sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết cô rất tiếc khi thời gian mình còn là sinh viên trong trường chưa có Fanpage này. "Thời buổi công nghệ 4.0, Facebook và mạng xã hội đã quá quen thuộc với bất cứ bạn trẻ nào, tuy nhiên nhiều bạn trẻ chưa biết chọn lọc những tin tức để cập nhật mỗi ngày. Nếu chúng ta có thói quen chỉ để ý quá nhiều tin xấu, cảm xúc trong chúng ta cũng là tiêu cực. Còn ngược lại, những câu chuyện đẹp mà các bạn sinh viên chia sẻ trên Fanpage một cách nào đó sẽ khiến cho người đọc nó cảm thấy cuộc sống có nhiều tích cực hơn, thôi thúc trong mỗi người động lực hãy cùng nhau làm gì đó tốt đẹp", Hằng nói.
Vũ Ngọc Mai, sinh viên năm 3 ngành sư phạm ngữ văn, Phó chủ tịch Hội sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết Fanpage Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - Những câu chuyện đẹp ra đời hưởng ứng cuộc vận động "Mỗi ngày một tin tốt - Mỗi tuần một câu chuyện đẹp trên mạng xã hội" của Ban bí thư T.Ư Đoàn. Những gì bạn có thể tìm thấy trên Fanpage là những câu chuyện đẹp về sinh viên Trường đại học Sư phạm TP.HCM, những hoạt động của sinh viên thể hiện tình cảm đối với thầy cô, bạn bè, trường lớp... "Làm cho cuộc đời đẹp hơn, lan tỏa cái tốt để mọi người được truyền năng lượng tích cực, là thông điệp đằng sau những câu chuyện đẹp đăng tải trên Fanpage", Mai nói.
Vũ Ngọc Mai cho hay những câu chuyện tiêu cực về ngành sư phạm thời gian qua như cô đánh trò, cô bắt trò uống nước giẻ lau bảng... chỉ là những con số rất nhỏ, nghề giáo vẫn luôn là một nghề đáng quý với những con người luôn trăn trở làm cho xã hội, cuộc đời tốt đẹp hơn, thông qua giáo dục...
Theo Thanh niên
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thu nhập của giáo viên chưa được 5 triệu đồng/tháng Ngày 1/7, Bô trương Bô Giao duc va Đao tao Phung Xuân Nha cùng cac đai biêu Quôc hôi khoa XIV, đơn vị tinh Binh Đinh đa có buổi tiêp xuc cư tri là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định). Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời ý kiến cử tri thành...