Đưa ý tưởng sáng tạo của học sinh, sinh viên vào thực tiễn
Xác cuộc thi, hội thi sáng tạo khoa học dành cho học sinh , sinh viên , thanh thiếu niên , nhi đồng (TTN, NĐ) trên địa bàn tỉnh được phát động trong những năm qua luôn thu hút đông đảo học sinh , sinh viên TTN, NĐ tham gia, với nhiều ý tưởng, giải pháp hiệu quả.
Tuy nhiên, việc tìm giải pháp để khai thác tối đa tiềm năng, sức sáng tạo và đưa các ý tưởng sáng tạo áp dụng vào thực tiễn lại đang gặp không ít khó khăn.
Hoạt động thí nghiệm, thực hành xây dựng ý tưởng sáng tạo của thầy, trò Trường THCS Dân tộc nội trú Lang Chánh.
Qua thống kê, từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh có gần 1.600 mô hình, sản phẩm, giải pháp của TTN, NĐ tham gia Cuộc thi Sáng tạo TTN, NĐ do Tỉnh đoàn, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa , Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức. Tính riêng cuộc thi trong năm 2018, toàn tỉnh có 205 mô hình, sản phẩm tham gia dự thi. Trên cơ sở các mô hình dự thi, ban tổ chức cuộc thi cấp huyện đã tổ chức chấm và lựa chọn được 35 mô hình tiêu biểu gửi tham gia cuộc thi cấp tỉnh, trong đó, huyện Thọ Xuân có 4 mô hình, Hà Trung có 10 mô hình, Nga Sơn 6 mô hình, Quan Sơn 3 mô hình… Từ 35 mô hình tiêu biểu, ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh đã chấm, lựa chọn 18 mô hình xuất sắc để trao giải và tham gia cuộc thi toàn quốc. Kết quả, ở cấp tỉnh, ban tổ chức đã trao 11 giải khuyến khích, 4 giải ba, 2 giải nhì, 1 giải nhất cho các tác giả có mô hình xuất sắc nhất. Cấp trung ương, ban tổ chức cuộc thi toàn quốc tặng Bằng khen của Trung ương Đoàn cho nhóm tác giả Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh đạt giải ba với mô hình “Thiết bị thí nghiệm nghiên cứu dòng điện trong chất điện phân, lực từ tác dụng lên dòng điện trong chất điện phân dùng trong chương trình vật lý và hóa học phổ thông”.
Tại Trường Đại học Hồng Đức, mỗi năm có trên 100 đề tài khoa học được sinh viên nhà trường triển khai thực hiện. Riêng năm học 2018 – 2019, toàn trường có 104 đề tài được triển khai thực hiện, trong đó có 54 đề tài cấp khoa, 50 đề tài dự thi cấp trường và cấp bộ. Trong số các đề tài trên, có nhiều đề tài phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và có khả năng ứng dụng cao, như: Đề tài “Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa ” của nhóm sinh viên lớp K19 ĐH Việt Nam học; “Tạo động lực cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa ” của nhóm sinh viên lớp K19 ĐH Quản trị kinh doanh. Cũng trong năm học này, nhà trường có 3 nhóm sinh viên tham dự Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Kết quả, cả 3 đề tài đều đạt giải, trong đó Đề tài “Một số định lý điểm bất động cho ánh xạ đa trị trong không gian metric” do nhóm sinh viên lớp K18 ĐH Sư phạm Toán thực hiện đạt giải nhì; Đề tài “Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ” do nhóm sinh viên lớp K18 ĐH Kế toán thực hiện đạt giải ba và Đề tài “Nghiên cứu văn hóa ẩm thực để phát triển du lịch ở thành phố Thanh Hóa” do nhóm sinh viên lớp K18 ĐH Việt Nam học thực hiện đạt giải khuyến khích.
Kết quả này cho thấy, mỗi năm có không ít đề tài, ý tưởng sáng tạo của học sinh, sinh viên, TTN, NĐ được đánh giá cao. Thế nhưng, việc triển khai áp dụng các sáng kiến, giải pháp sáng tạo sau khi được ghi nhận vào đời sống vẫn đang là thách thức. Theo tìm hiểu thực tế, phần lớn các ý tưởng, giải pháp sáng tạo sau khi được công nhận không có cơ hội để hoàn thiện và ứng dụng vào thực tiễn . Một số ý tưởng được áp dụng có tác động lớn trong việc giải quyết nhu cầu cấp bách của xã hội , nhưng vẫn chưa có cơ hội nhân rộng. Thêm vào đó, bản thân tác giả của những ý tưởng sáng tạo là học sinh, sinh viên… nên việc đầu tư, hoàn chỉnh ý tưởng đã khó, nói gì đến việc quảng bá, xúc tiến cho ý tưởng. Đặc biệt, các giải pháp sáng tạo vẫn chưa bứt mình ra khỏi sân chơi phong trào và chưa thu hút được sự quan tâm, đầu tư của cấp ủy, chính quyền, các đơn vị, doanh nghiệp với người có ý tưởng sáng tạo khoa học , do đó, chưa vận dụng được sự hỗ trợ của các đơn vị, doanh nghiệp cho hoạt động sáng tạo. Cần hiểu rằng, đây không phải là cuộc thi giữa thầy và trò, giám khảo chấm bài và thí sinh tham gia, mà quan trọng hơn phải thu hút sự tham gia của toàn xã hội , trong đó ưu tiên khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào sân chơi sáng tạo theo hướng hình thành thị trường khoa học và công nghệ.
Sáng tạo đã khó, việc ứng dụng các sáng tạo đó ra diện rộng còn khó hơn. Đầu tư, quảng bá công năng của một ý tưởng, chỉ một mình tác giả thôi chưa đủ, cần phải có sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Đó là nhận định của hầu hết các tác giả có ý tưởng sáng tạo. Vì lẽ đó, chúng ta cần thực hiện hiệu quả các biện pháp thông tin, tuyên truyền để kích thích cảm hứng sáng tạo của tuổi trẻ. Bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức sáng tạo trong thanh niên, cần thường xuyên tổ chức các hình thức trao đổi, học tập, xây dựng mối liên kết trong cộng đồng sáng tạo… biến các hoạt động sáng tạo đơn lẻ của từng đơn vị, cá nhân thành một phong trào lớn. Ngoài ra, cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để xây dựng cầu nối giữa các doanh nghiệp, chuyên gia, các cơ quan, đơn vị với tác giả của các ý tưởng, giải pháp nhằm đưa các ý tưởng có giá trị và tính thực tiễn đi vào cuộc sống.
Bài và ảnh: Lê Phong
Theo baothanhhoa
Giải pháp để không tuyển học sinh dưới chuẩn vào lớp 10
Giả sử 3 năm sau, những học sinh thi vào lớp 10 năm nay chỉ có điểm trung bình 0,8 - 2,1 điểm/môn tham dự thi kỳ thi THPT quốc gia, đủ để được công nhận tốt nghiệp và nếu may mắn, họ có thể là sinh viên các trường cao đẳng - đại học thì chất lượng nguồn nhân lực của VN sẽ ra sao trong tương lai?
Đào Ngọc Thạch
Đặt ra điều này vì thực tế hiện nay có nhiều địa phương, điểm xét tuyển vào lớp 10 rất thấp.
Chẳng hạn, một ngôi trường THPT có tiếng ở vùng quê Kinh bắc năm nay, điểm tuyển của trường xuống tận 18 (3 môn thi, có 2 môn hệ số 2). Những năm gần đây có hàng loạt các trường THPT tuyển sinh vào lớp 10 với số điểm trung bình thấp đến mức không tưởng: 2,5 điểm/môn. Thậm chí có trường, học sinh chỉ có 2,5 điểm/3 môn đã trúng tuyển.
Đành rằng đây là thi tuyển, có nghĩa là chọn những người trúng tuyển cho đủ số tính từ người có điểm cao đến điểm thấp. Tuy nhiên, việc có nhiều học trò có điểm thấp như vậy làm cho người ta nghĩ rằng chất lượng học sinh phổ thông của chúng ta có vấn đề.
Có người phản biện lại. Chẳng hạn cho rằng với trường hợp ở ngôi trường có tiếng ở vùng quê Kinh bắc, một người giải thích rằng chỉ có 2 trường hợp có tổng số điểm là 18 điểm, 12 trường hợp dưới 25 điểm (12 trên tổng số 600 học sinh được tuyển - chiếm 2% tổng số thí sinh trúng tuyển). Tỷ lệ này khá nhỏ, theo giải thích của người này, nên không thể cho rằng đáng báo động về chất lượng.
Là người có thời gian tham gia tuyển sinh nhiều năm, có chút ít kinh nghiệm trong việc xét tuyển, xác định điểm trúng tuyển, tôi cho rằng nếu không vì chỉ tiêu đã công bố công khai thì không cần tuyển 2% cho đủ số lượng. Chỉ cần đặt ngưỡng điểm bình quân đầu vào không thấp hơn 5 điểm/môn thì chắc chắn chỉ thiếu 2% lượng cần tuyển nhưng chất lượng đầu vào đảm bảo và uy tín xã hội của trường cao.
Phản ảnh của báo chí gần đây về các trường ở một số tỉnh có điểm thi trúng tuyển lớp 10 THPT thấp (trong đó có cả những tỉnh vốn có truyền thống về học tập) thực sự lo ngại cho những người làm công tác giáo dục, cho xã hội. Tuy vậy, vẫn có cán bộ làm công tác khảo thí khi giải thích hiện tượng điểm số thấp này rằng "điểm chuẩn thấp nhưng chất lượng vẫn ổn định". Thế nhưng, giả sử 3 năm sau, những học sinh chỉ có điểm trung bình 0,8 - 2,1 điểm/môn học sẽ dự kỳ thi THPT quốc gia, đủ điểm tối thiểu để được công nhận tốt nghiệp THPT và nếu may mắn, họ có thể là sinh viên của các trường cao đẳng - đại học thì chất lượng nguồn nhân lực của VN sẽ ra sao trong tương lai?
Thực ra, có thể hiểu vấn đề theo cách khác, đó là việc ra đề thi. Đề thi đã không phản ánh đúng chất lượng học sinh, không đánh giá đúng trình độ học sinh nên nếu dùng kết quả này để kết luận học sinh yếu kém là không xác đáng, bởi không thể so sánh được điểm số nếu có đề thi không xây dựng trên các chuẩn chung.
Trước thực tế này, thiết nghĩ nên chăng cần làm tốt công tác ra đề, nhất là đề thi có tính chất nhạy cảm như kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hoặc kỳ thi THPT quốc gia. Việc thành lập một ngân hàng câu hỏi dành cho kỳ thi lớp 10 ở các địa phương cũng là một giải pháp cho vấn đề này.
Theo Thanh niên
Chung tay phòng ngừa ma túy trong học đường Nhằm nâng cao nhận thức của nhà giáo, học sinh, sinh viên về ma túy, tác hại của ma túy, các sở, ban, ngành trong tỉnh TT - Huế phối hợp xây dựng các chương trình dự phòng nghiện ma túy phù hợp và tìm biện pháp can thiệp đối với đối tượng học sinh, sinh viên sử dụng, lạm dụng và nghiện...