Sinh viên sáng tạo phần mềm nhận diện khuôn mặt
Hệ thống nhận dạng khuôn mặt Bkface của nhóm sinh viên ngành công nghệ thông tin, trường ĐH Bách khoa Hà Nội và sinh viên ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân vừa được trao giải nhất cuộc thi sáng tạo trẻ do trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Nhóm sinh viên đoạt giải nhất bên sản phẩm của mình. Ảnh: Nghiêm Huê.
Tác giả công trình là 5 sinh viên: Trần Trung Hiếu, Lê Trần Bảo Cương, Nguyễn Tiến Thảo (ngành công nghệ thông tin, trường ĐH Bách khoa Hà Nội), Lưu Thúy Hạnh ( ngành quản trị kinh doanh, ĐH Ngoại thương) và Kiều Khánh Linh (ĐH Kinh tế quốc dân).
Là trưởng nhóm nghiên cứu, Hiếu cho biết mục tiêu đề án là xây dựng mô hình tổng quát ứng dụng kỹ thuật học sâu cho phép giải quyết đồng thời nhiều bài toán liên quan tới nhận dạng khuôn mặt người. Sản phẩm có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
Hiếu cho biết, điểm khác biệt của hệ thống nhận dạng khuôn mặt Bkface là kết quả nhận dạng khuôn mặt độ chính xác lên đến 96,4%. Ngoài ra khi so sánh với các sản phẩm của nước ngoài, Bkface có chi phí rẻ hơn 25%-30%.
“Bkface nghiên cứu và phát triển sản phẩm với 3 tính năng chính: ngoài phát hiện khuôn mặt còn có nhận diện và xác thực khuôn mặt. 3 tính năng này giúp Bkface có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực phức tạp của đời sống, như an ninh, điều tra, truy bắt tội phạm…”,Trần Trung Hiếu nói.
Hiếu cho biết kỳ I năm học 2016-2017 em được học về trí tuệ nhân tạo. Đầu năm 2017, được thầy gợi ý đề tài. Tháng 4/2017 nhóm bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu và tháng 9/2017 thì có kết quả.
Lưu Thúy Hạnh là dân ngoại đạo về kỹ thuật nhưng một lần nghe nhóm thuyết trình tại trường, Hạnh xin tham gia. Cô mất 3 tháng tìm hiểu sản phẩm và ứng dụng của nó. Hạnh cho biết thêm đã có một doanh nghiệp đặt hàng phần mềm này. Từ đó đến nay nhóm liên tục cải tiến sản phẩm của mình.
Trí tuệ nhân tạo: cơ hội cho sinh viên Việt Nam
Là người nêu ý tưởng, tháo gỡ những khó khăn khi nhóm gặp phải, thầy Đinh Viết Sang, giảng viên về trí tuệ nhân tạo cho biết đây là những sinh viên thuộc đội tuyển Olympic tin học cấp trường. Họ là những người lập trình tốt nhất của trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Video đang HOT
“Tư duy của các em rất tốt. Trong quá trình làm việc, các em rất nghiêm túc, hiệu quả, nền tảng tốt, tiếp cận công nghệ mới nhanh. Tôi chỉ hướng dẫn đường đi cho các em, còn các em ấy tự làm hết” – thầy Sang cho hay.
Thầy cho rằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt có nhu cầu rất lớn, không chỉ ở Việt Nam. Các công ty tại Việt Nam thường điểm danh bằng vân tay nhưng rất mất thời gian nếu là công ty lớn. “Nên họ muốn điểm danh bằng camera để tiết kiệm thời gian, đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí. Trên thế giới đã có nhiều công ty làm. Nhưng chúng tôi muốn kết hợp công nghệ tân tiến của thế giới để nâng cao độ chính xác của hệ thống” – thầy Sang nói.
Thầy Sang nói trí tuệ nhân tạo chính là từ khoá của Silicon trong 10 năm tới. Những công ty lớn hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Apple, Microsoft đều đổ xô tài lực của họ vào trí tuệ nhân tạo. Bản thân Google đã chuyển mình thành công ty về trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ quan trọng của thế giới.
“Nói chung sinh viên Việt Nam được đánh giá cao ở các nước. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đã tìm đến Việt Nam, mở công ty để thu hút các tài năng của Việt Nam làm về trí tuệ nhân tạo. Họ đánh giá cao tư chất của sinh viên Việt Nam. Sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ tư chất để thành công trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo”, thầy Đinh Viết Sang nói.
Với cương vị là thành viên ban giám khảo cuộc thi Sáng tạo trẻ của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, GS Đinh Văn Phong, Phó hiệu trưởng cho biết sắp tới nhà trường hỗ trợ sản phẩm được giải tại cuộc thi. Đây là nội dung nằm trong chiến lược của trường. Hồ sơ của 18 đề tài vào vòng hai, 7 đề tài vào vòng chung kết đã được đưa vào danh sách tìm nguồn tài trợ để trở thành sản phẩm thương mại. Có đề tài đã được mua bản quyền hoặc triển khai thành sản phẩm thương mại.
Cuộc thi sáng tạo trẻ Bách khoa 2017, khởi động từ tháng 3/2017, nhận được gần 80 ý tưởng với sự tham gia của 255 sinh viên thuộc gần 20 lĩnh vực chuyên môn.
Theo TPO
Làm gì để hội đồng trường có thực quyền?
Một lần nữa chủ đề "hội đồng trường" lại thu hút nhiều ý kiến tại hội nghị tham vấn sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 15/12.
Ngày 15/12, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức hội nghị tham vấn về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học.
Hiệu phó Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Trần Văn Tớp nêu quan điểm: Đối với trường đại học công lập, để hội đồng trường thành cơ quan quyền lực, cần sửa và bổ sung một số nội dung làm rõ trách nhiệm của hội đồng trường ngay trong luật sửa đổi gắn với quyền lực. Điều này nhằm tránh dẫn đến chuyện quyền thì thuộc hội đồng trường nhưng trách nhiệm thì hiệu trưởng chịu hết.
Ông Tớp tán thành phương án hội đồng trường tổ chức quy trình bầu hiệu trưởng, trình cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.
"Tuy nhiên cần xác định rõ cơ quan có thẩm quyền cụ thể là gì, bởi hiện tại Bộ, ngành, địa phương là cơ quan chủ quản. Về thành phần hội đồng trường, cũng nên giảm thành phần đương nhiên (ban giám hiệu chỉ cần hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng) mà tăng thành phần đại diện cán bộ, các đơn vị, nếu đủ điều kiện có thể đưa đại diện hội sinh viên vào".
Theo ông Tớp, hiện nay, hầu hết các trường, chủ tịch hội đồng trường chưa hề tham gia quản lý cấp ban giám hiệu mà thường là cấp trưởng phòng. Trong dự thảo Luật, quy định chỉ cần có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 5 năm hoặc được đào tạo về quản trị đại học. Ông Tớp kiến nghị chủ tịch hội đồng trường phải tham gia quản lý cấp ban giám hiệu ít nhất 1 nhiệm kỳ trở lên và phải được đào tạo về quản trị đại học.
Ngoài ra, cần chỉnh sửa, bổ sung các nội dung cụ thể hơn để nhất quán quy định cho hội đồng trường.
Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng.
Ông Tớp cũng yêu cầu cần làm rõ hiệu trưởng được bầu và được công nhận hay được lấy phiếu tín nhiệm và được bổ nhiệm? Nếu hiệu trưởng được bầu thì chỉ cần cơ quan quản lý công nhận là có hiệu lực chứ sẽ không có việc bổ nhiệm. Nếu là bổ nhiệm thì hội đồng trường thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm và hội đồng trường bổ nhiệm chứ chủ tịch không có quyền bổ nhiệm hệu trưởng mà chỉ thay mặt Hội đồng để ký quyết định. Trong trường hợp này, phải bổ sung quyền của hội đồng trường.
Nhiều đại biểu cũng cùng quan điểm khi cho rằng cần làm rõ mối quan hệ giữa chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng.
Ông Bùi Thanh Tùng, phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng : "Khi chúng tôi khảo sát tại Trường ĐH Hàng hải Việt Nam thì trường cũng nhiều khi chủ tịch hội đồng trường gần như không có quyền gì".
"Về thành viên hội đồng trường có những điểm cứng nhắc quá. Tại sao quy định cứ phải là Bí thư đoàn thanh niên?"
Bà Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, chủ tịch hLàm gì để hội đồng trường có thực chất?ội đồng trường nhất thiết phải có kinh nghiệm quản lý.
Bà Nguyễn Thị Tâm Đan trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ. Ảnh: Thanh Hùng.
"Có quyền giám sát hoạt động hành chính của nhà trường, do đó cần phải nghĩ đến tiêu chuẩn đối với hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường tốt nhất đã kinh qua làm hiệu trưởng trường. Bởi vì anh phải giải quyết những vấn đề rất lớn mà Nhà nước giao cho một số quyền quản lý của Bộ để thực hiện tại cơ sở".
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng cần tránh đưa vào những khái niệm "nói thì dễ" nhưng khi vào vận hành rất khó. "Giờ tính còn cơ quan chủ quản hay không, chúng ta phải nhìn rõ. Nếu còn hay không thì thể hiện bằng quy định gì?".
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Thanh Hùng.
Ông Bình cho rằng vấn đề tự chủ đại học cũng cần nhìn ở nhiều vấn đề chứ không chỉ ở góc độ hội đồng trường và hiệu trưởng.
"Hội đồng trường chỉ quyết định chiến lược, tài chính, nhân sự, nhưng quan hệ giữa nhân sự với nhau ở cơ sở đó thì sao? Hiệu trưởng mà chèn ép, thể hiện sự mất dân chủ đối với giáo viên thì không phải việc của hội đồng trường. Để giải quyết cái này có cả hội đồng nội trị,...", ông Bình nói.
Ngoài ra cần có bộ máy để thực hiện việc giám sát hiệu trưởng và nhân sự từ trên xuống. Nhưng nếu vậy thì nảy sinh ra thêm vấn đề nhân sự, biên chế.
Do đó, ông Bình cho rằng ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ, nếu không dễ dẫn đến khi đưa ra cả chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng đều không thể hiện vai trò của mình được hiệu quả.
Theo Vietnamnet
'Sinh viên mới ra trường chưa đủ năng lực nhận lương 2.500 USD' Chuyên gia tuyển dụng cho biết một số công ty sẵn sàng trả lương khởi điểm 2.500 USD/tháng cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin mới ra trường nhưng khó tìm ứng viên phù hợp. Tại buổi tọa đàm "Nền tảng hôm nay - Vững bước tương lai" do FPT tổ chức ngày 13/4, bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Trưởng bộ...