Sinh viên quốc tế được ở lại Anh 2 năm sau tốt nghiệp
Từ năm học 2020-2021, sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp được phép ở lại Vương quốc Anh 2 năm, theo chính sách mới của Thủ tướng Vladimir Johnson.
Theo luật của Liên minh châu Âu (EU), học phí của sinh viên Anh và EU là 9.250 bảng (khoảng 260 triệu đồng) một năm và không giới hạn mức học phí đối với sinh viên quốc tế. Vì vậy, việc tuyển dụng sinh viên quốc tế trở thành nguồn thu quan trọng đối với các trường đại học Anh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ Theresa May lại áp dụng chính sách sinh viên quốc tế chỉ được phép ở lại Anh tối đa bốn tháng sau khi hoàn thành việc học. “Tình trạng thiếu cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp khiến chúng tôi gặp bất lợi trong việc thu hút sinh viên quốc tế”, Giám đốc điều hành Đại học Vương quốc Anh, Alistair Jarvis, nói và cho rằng chính sách mới của Thủ tướng Johnson sẽ giúp giáo dục Anh tìm lại vị trí điểm nghiên cứu quốc tế hàng đầu thế giới.
Ông Gavin Williamson, Bộ trưởng Giáo dục Anh, khẳng định việc cung cấp lộ trình sau khi tốt nghiệp đảm bảo ngành giáo dục Anh tiếp tục thu hút những tài năng tốt nhất thế giới.
Video đang HOT
Anh thu hút số lượng lớn sinh viên quốc tế. Ảnh: Telegraph
Trái lại, Alp Mehmet, Chủ tịch Tổ chức Giám sát nhập cư Anh, cảnh báo chính sách mới là không khôn ngoan và “ngược dòng”. Nhiều khả năng sinh viên quốc tế ở lại Anh sẽ chỉ làm những công việc như nhân viên xếp hàng trong siêu thị, tình trạng từng xảy ra. “Các đại học của chúng ta đang thu hút số sinh viên nước ngoài lớn kỷ lục, do đó không cần giảm giá visa du học”, ông nói thêm.
Vương quốc Anh hiện có khoảng 460.000 sinh viên quốc tế, đóng góp khoảng 20 tỷ bảng mỗi năm cho nước này, bao gồm học phí từ sinh viên quốc tế, đào tạo tiếng Anh và các giải pháp công nghệ giáo dục được bán trên toàn thế giới.
Tú Anh
Theo Telegraph/VNE
Mỗi năm, 300 sinh viên Đại học Phú Xuân chắc chắn có việc làm ở các thành phố lớn
Bắt đầu từ năm 2019 trở đi, mỗi năm Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ (IAE) cam kết dành 300 suất việc làm tại TP HCM và Hà Nội cho sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Phú Xuân (Huế).
Mỗi năm, có 300 sinh viên Đại học Phú Xuân được IEA nhận vào làm việc ở Hà Nội và TP.HCM.
Theo nội dung hợp tác vừa được ký kết giữa trường Đại học Phú Xuân và Tập đoàn Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ (IAE), mức lương tối thiểu của các bạn sinh viên đạt chuẩn ngay khi ra trường sẽ là từ 10 - 15 triệu tuỳ năng lực làm việc. Mức này cao hơn mức trung bình của thị trường từ 20-50% và cũng là mức lương mà IEA đang dành cho các việc làm tương tự trong tập đoàn này.
Đại học Phú Xuân chú trọng tạo cơ hội cho sinh viên được đào tạo qua thực tế.
Đặc biệt, việc được làm việc ở các thành phố lớn với môi trường sôi động và nhiều thử thách ngay sau khi ra trường đã đánh trúng tâm lý của nhiều sinh viên. Như vậy, nếu đảm bảo đủ điều kiện để lọt "top 300" này, các em nhập học Đại học Phú Xuân được học ở Huế - một thành phố xanh, giàu văn hoá, có mức sống loại dễ chịu nhất ở Việt Nam - và được nhận việc ở các thành phố lớn nhất với mức lương cao.
Sinh viên Đại học Phú Xuân.
Tập đoàn IAE là một trong những tập đoàn giáo dục lớn nhất và uy tín nhất Việt Nam, có hơn 10 trường thành viên và gần 1.500 cán bộ nhân viên trải khắp Việt Nam. Trong khi Đại học Phú Xuân với 6 ngành đào tạo chính quy đều là các ngành nghề mang tính ứng dụng cao (Công nghệ thông tin; Quản trị kinh doanh; Quản trị Du lịch - Lữ hành; Việt Nam học - Du lịch; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Anh) được biết đến như ngôi trường nhiều đổi mới khi tạo cơ hội cho sinh viên được đào tạo qua thực tế - On Job Training (OJT), tức là được thực hành trong môi trường doanh nghiệp, được định hướng và truyền thụ kinh nghiệm thực tế.
Thu Hằng
Theo baophapluat
Những ngành học được ưa chuộng Kết quả xét tuyển năm 2019 chứng kiến sự khởi sắc của nhóm ngành công nghệ thông tin khi điểm trúng tuyển vào nhóm ngành này ở nhiều trường ĐH cao chót vót. Thí sinh làm thủ tục nhập học vào Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM Số liệu được Bộ GD-ĐT công bố cho biết tổng số nguyện vọng đăng...