Sinh viên HV Chính sách và Phát triển học trực tuyến trên thiết bị di động
Học viện Chính sách và Phát triển là một trong những trường đại học đầu tiên áp dụng hình thức học tập trực tuyến nhằm phòng tránh rủi ro dịch bệnh Covid-19
Theo đó, toàn bộ sinh viên của Học viện có thể học tập trên máy vi tính hay mọi thiết bị di động với 02 nên tảng công nghệ mà Học viện sử dụng là hệ thống quản lý học trực tuyến LMS ( Learning Management System) và Zoom Meeting.
PGS. TS. Đào Văn Hùng – Giám đốc Học viện cho biết, thực tế, Học viện đã có kế hoạch áp dụng công nghệ vào giảng dạy, kết hợp giữa giảng dạy trên lớp và giảng dạy trực tuyến để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập. Đây là phương pháp học Blended Learning mà các đại học lớn trên thế giới đều áp dụng.
“ Học viện Chính sách và Phát triển không thể để dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tiến độ giảng dạy và học tập. Bên cạnh việc tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe cho cán bộ và sinh viên, áp dụng ngay hình thức đào tạo trực tuyến với những công nghệ mới nhất vào việc giảng dạy” – ông Hùng nhấn mạnh.
PGS.TS. Đào Văn Hùng – Giám đốc Học viện khai mạc lớp tập huấn sử dụng hệ thống LMS
Học viện Chính sách và Phát triển thống kê, trong buổi giảng dạy đầu tiên có khoảng 98% sinh viên đã tham gia thành công các lớp học.
Chia sẻ về cảm nhận theo phương pháp học tập mới này, sinh viên Nguyễn Thị Hương (lớp Tài chính 8A) cho biết: “Phương pháp dạy trực tuyến này rất thích vì sử dụng được tất cả các công cụ để học tập. Em học qua laptop có thể mở nhiều tash và không cần sách vở có thể gõ trên bản Word (note lại những lời thầy cô giảng ). Em thấy kỹ năng đánh máy càng ngày càng cải thiện. Còn câu hỏi thảo luận của thầy cô thì em tiện search trên Google luôn để tìm ra được phương án trả lời.”
Còn sinh viên Văn Lê Linh Chi (lớp Phân tích dữ liệu 10) cho hay, “Bước đầu em cảm thấy hơi khó khăn nhưng sau khi được sự hướng dẫn của các thầy cô thì em đã cũng đã hòa nhập được.
Học theo phương pháp này có cái hay ở chỗ thầy và trò tương tác được với nhau nhiều hơn, sinh viên nhiều khi tự tin hơn khi trình bày suy nghĩ của mình mà không ngại như khi học ở lớp học truyền thống”.
Màn hình tương tác của thầy TS. Vũ Đình Hòa với các sinh viên
Video đang HOT
Trong số các ý kiến ủng hộ phương pháp học tập này, rất nhiều sinh viên comment trên page của Học viện Chính sách và Phát triển: Em thấy điều tuyệt vời nhất mà phương pháp học tập này mang lại là không phải đi học xa hàng ngày mà vẫn hiểu được kiến thức. Có thể học mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị miễn là kết nối được với Internet.
TS. Nguyễn Thế Hùng – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo cho hay, cũng có ý kiến sinh viên cho rằng, việc sinh viên đến trường, nghe giảng trực tiếp trên lớp vẫn là cần thiết vì sinh viên ngoài việc đi học để lấy kiến thức thì một nhu cầu không thể thiếu là được giao lưu nói chuyện với bạn bè, thầy cô, được chụp những bức ảnh Selfie tại mái trường thân yêu của mình,…
Chính vì thế, Học viện sẽ nghiên cứu để đưa ra được một tỉ lệ tối ưu giữa thời lượng giảng trên lớp theo phương pháp truyền thống với thời gian sinh viên được học trực tuyến.
Phương pháp học kết hợp – Blended learning – là sự phối hợp giữa học trên lớp và ở nhà trên nền tảng trực tuyến. Phương pháp học tập này mang đến sự lôi cuốn và hiệu quả cao hơn với học viên ở mọi lứa tuổi.
Không chỉ nhằm chống dịch Covid-19, lãnh đạo Học viện cho biết, trong thời gian tới, Học viện Chính sách và Phát triển sẽ triển khai mạnh mẽ kế hoạch áp dụng phương pháp đào tạo Blended Learning trong toàn bộ Học viện đối với tất cả các hệ đào tạo, ngành đào tạo.
Cùng với cơ sở mới khang trang, hiện đại, đang được hoàn thiện và đi vào hoạt động, Học viện cũng sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trực tuyến như (phòng ghi hình, máy chủ, máy trạm, đường truyền…) cũng như đào tạo, tập huấn đội ngũ đội ngũ giảng viên cho hình thức đào tạo tiên tiến này.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Tranh cãi chuyện dạy học online mùa dịch: bất cập hay do ý thức tự giác?
Học sinh làm việc riêng, out khỏi group khi đang giảng bài, không truy cập nhóm vì mạng,... liệu có phải là một trong vô số bất cập trong câu chuyện dạy và học online đang lên ngôi trong mùa dịch?
Từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, sinh viên, học sinh cả nước dù không đến trường nhưng vẫn có thời khóa biểu 'lên lớp'. Để đảm bảo tiến độ học tập của học sinh, nhiều trường đại học, THPT đã triển khai phương pháp học online tổ chức cho học sinh học tập trực tuyến thông qua các ứng dụng mạng xã hội, phần mềm riêng hoặc trang web của trường.
Điều này giúp học sinh có thể chủ động học tập tại nhà, không quên kiến thức đồng thời tránh xa dịch bệnh nếu phải nghỉ học khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Cũng từ đây, nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra.
Mới đây, trên một fanpage dành cho sinh viên, câu chuyện học online đã nổ ra nhiều ý kiến trái chiều sau khi một bạn sinh viên bày tỏ ý kiến về bất cập của phương pháp học này như: học trò học mang tính đối phó, hình thức, không thể thuyết trình, vẽ sơ đồ,... chỉ qua một màn hình máy tính.
Vào thời điểm dịch Corona bùng phát, sinh viên cả nước đề lo lắng về sức khỏe lẫn tình hình học tập, câu chuyện của bạn sinh viên 'giấu tên' trong confession đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.
Vừa mới xuất hiện nhưng confession đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người (Nguồn: HVTC Confessions)
Cụ thể, nguyên văn bài đăng như sau:
' Thực sự mình rất ức chế khi nhà trường quyết định cho sinh viên học online!
Mình là sinh năm 3 rồi, tất cả chúng ta mới chỉ bước vào học kỳ 2 - giai đoạn 1 tầm 2 tuần thôi, mới học những vấn đề mở đầu hoặc 1-2 chương đầu của bộ môn mới thì được nghỉ Tết Nguyên đán 2020. Thi giai đoạn còn khá xa nên đa số chẳng ai nghĩ đến việc mang sách vở về ôn thi (những người mình quen và trong lớp tín của mình đều vậy) và cũng chẳng ai nghĩ đến việc dịch Corona bùng phát dẫn tới việc nghỉ dịch.
Việc học onl có những điểm lợi (chắc chỉ là đối với những bộ môn k cần dùng đến bảng và slide thuyết trình phức tạp, những bộ môn đọc viết, giảng thông thường) và những điểm bất cập như nếu dùng laptop thì SV có thể mở 1 tab để học và 1 hoặc vài tab khác để làm việc riêng, mình đã thử cùng bạn bè rồi. Đặc biệt những bộ môn cần dùng bảng viết, vẽ tài khoản, vẽ sơ đồ, thuyết trình bằng slide thì sao?
Tính đến bây giờ thì chúng ta được nghỉ 2 tuần, nếu có phát sinh học bù thì cũng không quá ảnh hưởng đến lịch nghỉ hè, nếu như các trường ĐH ở Thái Nguyên nghỉ hẳn đến 1/3 thì nhà trường yêu cầu học onl cũng đành chịu thôi. Học trực tiếp thầy với trò trên giảng đường mà vẫn còn chưa đạt hiệu quả 100% thì học với nhau qua cái màn hình thì liệu kiến thức được bao nhiêu phần trăm? Hơn nữa, bọn mình năm 3 rồi, toàn yêu cầu thuyết trình nhóm, muốn viết bảng, muốn chỉnh slide thì nó cứ bất tiện thế nào ấy. Đây là ý kiến của mình thôi, còn ý kiến của các bạn thế nào ??'
Câu chuyện này đã nhanh chóng tạo ra 2 luồng ý kiến trái chiều: người thì cho rằng đúng là học online là hình thức mang tính tự phát, các nội dung ôn luyện bị ngắt quãng nên không đảm bảo đầy đủ được khung chương trình, kiến thức cho học sinh, dẫn đến việc học sinh học đối phó.
Còn đa số các bạn sinh viên khác lại cho rằng đây là việc làm cần thiết trong tình hình dịch bệnh nguy hiểm, hơn thế học sinh cần nâng cao tinh thần tự giác, tìm cách tự học trong mọi hoàn cảnh khó khăn là việc nên khuyến khích.
'Nếu bạn đã có ý thức học đến mức chăm chỉ làm thuyết trình nhóm hay theo dõi bài tập trên lớp thì chắc cũng không đến mức vừa học vừa mở tab khác ra xem đâu nhỉ?' - T. P phản đối bài đăng.
'Sinh viên đại học rồi, tìm cách tự học đi. Ngồi đợi giáo viên với bảng biểu thì sau đi làm sẽ vất vả nhiều đấy. Với lại học online là 1 giải pháp tránh dịch. Sẽ như thế nào nếu đến trường và lây lan cả trường?'- B.Nga phát biểu.
'Mình cũng là 1 đứa lười học và không hề thích học online, chắc mình không hợp với phương thức này vì chưa thấy nó thực sự hiệu quả với bản thân mình. Nếu muốn sinh viên tự học thì đâu cần học online mang tính hình thức như vậy. Ai học thì cứ học thôi! - K.H comment.
Bất cập hay tất cả do ý thức tự học?
Trao đổi thêm với Tiin.vn về câu chuyện bất cập dạy và học online mùa dịch, thầy Nguyễn Quang Sáng- giảng viên bộ môn Khoa học quản lý, Học viện Tài chính cho biết: 'Học viện Tài chính trước đây chỉ dạy tập trung nhưng đợt dịch nên chuyển sang dạy online để khắc phục và tổ chức tập huấn cho giảng viên cụ thể. Cách dạy cũng tùy từng giáo viên tuy nhiên để đo % độ hiệu quả hay không còn xem xét sau thời gian thử nghiệm.
Còn việc sinh viên mất tập trung, làm việc riêng, học đối phó,... thì thầy nghĩ ai cũng vậy, giờ tự học mới quan trọng, thầy cô gợi mở còn không muốn học thì có học phương thức nào cũng thế thôi' - thầy Sáng cho biết.
Thầy Nguyễn Quang Sáng
Dù phương pháp này có những ưu điểm và hạn chế, nhưng trong thời điểm dịch bệnh bùng phát khó lường, các bạn sinh viên, học sinh cũng cần tự nhìn nhận lại bản thân mình, đồng thời không quên trang bị cho bản thân kiến thức phòng, chống dịch đúng đắn, bảo vệ chính mình và những người xung quanh.
H.Yen
Theo baodatviet
Giảng viên đi học trong mùa phòng dịch virus corona Cách thức này sẽ thay đổi hoàn toàn tư duy và tác động không nhỏ đến thế hệ giảng viên U50 khi sức ỳ đã bắt đầu manh nha. Hôm nay (10/2), hơn 25.000 sinh viên của Trường ĐH Kinh tế quốc dân bắt đầu triển khai phương pháp học Blended Learning. Ngồi tại nhà, cả sinh viên và giảng viên đều có...