Sinh viên được gì và mất gì khi tham gia tổ chức sự kiện?
Việc tham gia tổ chức sự kiện đã trở thành một xu hướng mới trong giới trẻ ngày nay, đặc biệt là với các bạn sinh viên. Thế nhưng, sinh viên sẽ có được cơ hội gì hay phải đối mặt với thách thức gì khi tham gia tổ chức các sự kiện?
Vào ngày 25/04/2021, cuộc thi nhảy Unique Not Odd 2021 được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin & Thể thao Thanh Xuân đã tạo nên một cơn sốt mới đối với giới trẻ. Unique Not Odd 2021 là một giải đấu nhảy đối kháng dưới hình thức crew battle (đấu nhóm năm người) được tổ chức dành riêng cho các học sinh THPT tại Hà Nội, lấy cảm hứng từ trò chơi board game quen thuộc UNO. Với sự góp mặt của các thí sinh đầy tài năng cũng như thể lệ thi độc đáo, UNO đã đem lại một giải đấu bùng nổ, để lại nhiều dư âm trong lòng khán giả.
Thế nhưng, điều khiến người ta buộc phải chú ý tới UNO còn nằm ở các thành viên trong ban tổ chức, khi ban tổ chức UNO chỉ bao gồm một đội ngũ các bạn sinh viên năm ba Khoa PR & ADs đầy tài năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Thực chất, việc sinh viên tham gia tổ chức các sự kiện lớn không còn là điều gì mới lạ. Trong thời đại ngày nay, việc phát triển kỹ năng xã hội và thu hoạch kinh nghiệm thực tiễn ngày càng được giới trẻ chú trọng. Một trong số những hoạt động đang trở thành xu hướng mới đối với thế hệ ngày nay, đặc biệt trong giới sinh viên chính là tổ chức sự kiện.
Điều này khiến không ít người tự hỏi, việc tham gia tổ chức sự kiện đem lại lợi ích gì cho sinh viên mà khiến các bạn đam mê tới vậy? Thông qua Ban tổ chức của cuộc thi nhảy Unique Not Odd 2021 (UNO), câu trả lời này sẽ được giải đáp phần nào.
Tham gia tổ chức sự kiện giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng xã hội cần thiết
Một sự kiện hoành tráng có thể chỉ diễn ra trong vài giờ, thế nhưng quá trình chuẩn bị cho một sự kiện cần phải đi qua rất nhiều công đoạn. Trên thực tế, việc tham gia tổ chức sự kiện được cho rằng có thể giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng hữu ích.
Cụ thể hơn, theo anh Nguyễn Đình Huy, trưởng Ban Tổ chức của UNO “Trong quá trình tham gia tổ chức UNO, bản thân mình đã có cơ hội học và phát triển toàn diện. Mình được tự trải nghiệm, tự làm từ những bước cơ bản nhất của một sự kiện, đó là lên ý tưởng, lên kế hoạch truyền thông, liên hệ với các bên báo chí, sau đó là đi xin tài trợ và tổ chức sự kiện. Bên cạnh đó, mình cũng học được thêm rất nhiều kỹ năng khác như thiết kế, chụp ảnh”.
Video đang HOT
Ban tổ chức UNO làm việc sau hậu trường
Tham gia tổ chức sự kiện giúp sinh viên mở rộng mạng lưới quan hệ
Việc tổ chức tham gia sự kiện đòi hỏi các bạn sinh viên phải gặp gỡ và hợp tác với nhiều người khác nhau, và không thể phủ nhận rằng, quá trình này đã tạo điều kiện cho các bạn mở rộng mạng lưới quan hệ của mình một cách đáng kể.
Ban tổ chức UNO
Tham gia tổ chức sự kiện có thể khiến sinh viên chểnh mảng việc học hành
Bên cạnh những lợi ích kể trên, không thể phủ nhận rằng, một bộ phận sinh viên hiện nay có xu hướng sa đà vào các hoạt động tổ chức sự kiện, dẫn tới việc bỏ bê công việc học tập trên lớp. Thay vì tham dự đầy đủ các buổi học và dành thời gian nghiên cứu sách vở, các bạn lại sử dụng toàn bộ thời gian của mình để chuẩn bị cho sự kiện, dẫn tới việc thiếu hụt các kiến thức cần thiết cũng như sa sút điểm số.
Vậy việc tham gia tổ chức sự kiện có đáng không?
Câu trả lời là có. Không thể phủ nhận rằng, việc tham gia tổ chức sự kiện có thể đem lại cho sinh viên rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn bổ ích mà nhà trường khó có thể đem lại cho các bạn. Tuy nhiên, việc tham gia tổ chức sự kiện cần phải đi đôi với đảm bảo công việc học tập.
Anh Nguyễn Đình Huy tham gia dẫn chương trình tại cuộc thi UNO
Anh Nguyễn Đình Huy đã chia sẻ rằng: “Để cân bằng được giữa việc học tập và tổ chức sự kiện, mình đã phải chấp nhận việc hy sinh thêm rất nhiều thời gian, nghỉ ngơi ít hơn, và phải biết cách tận dụng từng giây từng phút để có thể cân bằng giữa cả hai việc. Cần biết rõ thời điểm nào thì mình phải tập trung cho sự kiện để làm việc hiệu quả, sau đó thời điểm nào thì phải tập trung vào việc học”.
Sinh viên xuất bản trao đổi về chủ đề 'Sách và cuộc sống'
Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi đào tạo nhân lực cho ngành xuất bản. Tọa đàm "ME" mang chủ đề "Sách và cuộc sống" được thực hiện nhân Ngày sách Việt Nam.
Buổi tọa đàm diễn ra tại hội trường B3.301, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hôm 20/4, với sự tham gia của TS Vũ Thùy Dương, Trưởng khoa Xuất bản và các cán bộ, giảng viên cùng gần 200 sinh viên thuộc hai chuyên ngành Biên tập Xuất bản và Xuất bản điện tử.
Diễn giả của tọa đàm là biên tập viên Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, thạc sĩ Văn học, BTV của công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam (giữa); nhà văn trẻ Phạm Thu Hà, tác giả, dịch giả của một số cuốn sách nổi tiếng (bên phải).
BTV Nguyễn Hoàng Diệu Thủy phụ trách mảng sách văn học đương đại trong nước và Lối sống trong nước tại Nhã Nam. Với thâm niên công tác và nhiều kinh nghiệm làm việc với các tác giả nổi tiếng như Bình Ca, Đặng Hoàng Giang, Tạ Duy Anh... BTV Diệu Thủy đã chia sẻ những câu chuyện thú vị trong quá trình làm nghề, đồng thời cũng đưa ra lời khuyên chân thành cho các sinh viên xuất bản về những tố chất cần phải có của một BTV trong thời đại mới.
Tác giả trẻ Phạm Thu Hà tốt nghiệp khoa Viết Văn, Đại học Văn hóa Hà Nội và trường Viết Văn Nguyễn Du, từng đạt giải ba Văn học tuổi 20 lần thứ V, giải nhì Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới, truyền cho các bạn trẻ động lực mãnh liệt để viết, để bày tỏ tâm tình của mình qua cây bút. Vừa là tác giả, vừa là dịch giả với số lượng đầu sách dịch đáng nể, Phạm Thu Hà đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ và sử dụng ngoại ngữ hiện nay.
Nhiều câu hỏi từ sinh viên khoa Xuất bản đặt ra cho hai vị khách mời. Các diễn giả đã giải đáp các câu hỏi, trao đổi của đại biểu, sinh viên, mang đến bầu không khí học thuật, nghề nghiệp, giúp cho người nghe tiếp cận, hiểu rõ thêm về sách và quá trình xuất bản sách.
Các sinh viên học hỏi được nhiều điều từ kinh nghiệm của BTV Nguyễn Hoàng Diệu Thủy. Chị khẳng định: "Mỗi cuốn sách là một dự án, là một đứa con tinh thần mà BTV luôn muốn nâng niu, chỉn chu từng chi tiết nhỏ nhất để đem đến cho độc giả những giá trị tuyệt vời nhất". Không đơn giản chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, BTV có vị trí rất quan trọng trong quá trình làm sách.
Các diễn giả nhận hoa từ đại diện khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Toàn cảnh buổi tọa đàm.
HV Báo chí và Tuyên truyền chuyển học online, nhắc sinh viên mang theo sách vở về quê nghỉ Tết đề phòng dịch Covid-19 kéo dài Bên cạnh việc thông báo chuyển sang học online, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng nhắc nhở sinh viên chú ý phòng dịch hiệu quả trong thời gian nghỉ Tết. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, sáng ngày 29/1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo trên Fanpage chính thức cho sinh viên chuyển 2 ngày học...