Sinh viên đòi “solo” với giảng viên: Thầy sẵn sàng đón nhận trở lại lớp
Sinh viên và gia đình đã xin lỗi thầy giáo, đồng thời mong muốn có cơ hội sửa sai. Thầy giáo quyết định tha thứ cho hành động của sinh viên và sẵn sàng đón nhận nam sinh quay trở lại lớp học.
Liên quan tới vụ việc nam sinh văng tục, đòi “solo” với thầy giáo gây xôn xao dư luận, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic xác nhận, giáo viên và sinh viên trong video là của nhà trường.
Trao đổi với PV Dân trí chiều 22/9, đại diện nhà trường cho biết, ngày 20/9/2021 đã xảy ra tình huống sinh viên của trường ứng xử chưa đúng mực với giảng viên trong giờ học trực tuyến.
Ngay sau khi biết thông tin, nhà trường đã liên hệ trực tiếp với giảng viên, sinh viên và gia đình sinh viên. Sinh viên trên thừa nhận, đã có hành động, phát ngôn, thái độ không phù hợp đối với giảng viên.
Học trực tuyến đang nảy sinh nhiều vấn đề về tâm lý với cả người dạy và người học (Ảnh minh họa).
Trong ngày 21/9/2021, sinh viên đã liên hệ trực tiếp với giảng viên để xin lỗi và mong muốn được đồng hành cùng thầy trong môn học này, tiếp tục được hoàn thành chương trình học tại trường. Gia đình sinh viên cũng gửi lời xin lỗi giảng viên và nhà trường, bày tỏ nguyện vọng cho bạn một cơ hội sửa sai.
Về phía giảng viên, thầy hiểu rằng các bạn trẻ có những phút bốc đồng, phạm phải sai lầm. Thầy giáo tha thứ cho hành động của sinh viên và sẵn sàng đón nhận bạn quay trở lại lớp học.
Hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ căn cứ biên bản tường trình, đề nghị của giảng viên, sinh viên, ban cán sự lớp để xem xét và xử lý sự việc. Nhà trường đánh giá cao kỹ năng xử lý tình huống của giảng viên, đồng thời sẽ tăng cường truyền thông cho giảng viên, sinh viên về kỹ năng học tập, văn hóa ứng xử nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, môi trường học đường.
Ông Vũ Chí Thành – Hiệu trưởng Cao đẳng FPT Polytechnic bình luận về vụ việc trên trang cá nhân: “Thầy Xuân – thầy giáo trong video, là một người thầy mà bao thế hệ sinh viên hơn 10 năm giảng dạy đều kính trọng bởi không chỉ bởi chuyên môn mà còn tinh thần võ đạo, tấm gương đạo đức với một tình yêu vô điều kiện dành cho sinh viên. Chính vì thế, có thể hiểu được cách hành xử đáng ngưỡng mộ trong tình huống vừa qua. Ngay trong bản tường trình vụ việc thầy cũng hết sức bao dung và bỏ qua cho sinh viên”.
Hiệu trưởng Vũ Chí Thành cho rằng, tình huống trong video đang gây xôn xao mạng xã hội có thể là một bài học đứng trên góc nhìn sư phạm. Tuy nhiên, theo góc nhìn của ông, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và phần xử lý tình huống xứng đáng được biểu dương.
“Ở phần chìm, thầy cô giáo có thể xử lý tốt hơn nữa khi bao quát lớp học dù trực tiếp hay trực tuyến để phát hiện sớm những dấu hiệu bất ổn ở một người hay một nhóm người rồi khơi lên bề mặt sớm hơn, đồng thời giải quyết ngay giúp duy trì năng lượng tích cực của lớp học. Tôi hy vọng thầy cô cố gắng hơn nữa dù giảng dạy trong bất kì hoàn cảnh nào”, ông Vũ Chí Thành viết.
“Thầy Xuân là một trong số rất nhiều thầy cô đáng yêu tại FPT Polytechnic, cũng như hàng triệu giảng viên giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề tại Việt Nam. Mỗi sự việc đều cho ta bài học để việc dạy và học trở nên tốt hơn. Dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và nhiều thứ bất tiện trong cuộc sống đang gây áp lực không nhỏ lên mỗi cá nhân, nhưng những điều đó chỉ làm chúng ta mạnh mẽ hơn nữa”, thầy Hiệu trưởng viết.
Nam sinh văng tục, đòi “solo” với thầy giáo vì bị hỏi sao không thuộc bài
Trước đó, Dân trí đưa tin về một đoạn video quay lại cảnh tranh cãi gay gắt trong lớp học online đang gây xôn xao các diễn đàn học sinh, sinh viên.
Cuộc hội thoại trong video cho thấy một nam sinh tranh luận với giáo viên. Giáo viên hỏi: ” Vì sao em không đi thi? Vì sao em không thuộc bài?”
Nam sinh đáp lại bằng thái độ thách thức: “Hẳn là phải thi rồi. Sao bây giờ thầy lại bắt bẻ như thế”; “Hôm nay người ta vẫn đang tập luyện các kiểu, thầy lại bảo là không thuộc bài nọ kia”.
Thậm chí, nam sinh còn buông những lời xúc phạm giáo viên “Có tài mà không có đức thì vứt” ; hay hỏi thầy giáo là “Thầy có học kinh tế không? Có học marketing, học Đại học Harvard không? Thầy có làm được cái gì không?”…
Đối diện với thái độ khó thiện cảm của học trò, thầy giáo giữ bình tĩnh nói: “Em cứ nói xong đi rồi thầy nói”.
Tuy vậy, nam sinh cũng vẫn không kiềm chế sự nóng nảy mà còn lấn tới, văng tục và còn đòi “solo” với thầy giáo. Cụ thể, nam sinh nói: “Vớ va vớ vẩn. Thích thì lên phòng đào tạo solo (từ ngữ thường dùng trong game online, chỉ việc đánh nhau tay đôi)”.
Vụ giảng viên đuổi sinh viên khỏi lớp học trực tuyến: Các trường có giải pháp gì?
Gần đây việc dạy học trực tuyến xảy ra nhiều lùm xùm không hay liên quan đến ứng xử giữa giảng viên và sinh viên.
Các trường ĐH cần có giải pháp gì để tránh xảy ra các tình huống trên?
Hoạt động dạy học trực tuyến đang triển khai đồng loạt tại các trường ĐH năm nay - P.H.
Sẽ có quy tắc ứng xử dạy học trực tuyến
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hình thức dạy học trực tuyến phổ biến ở các trường ĐH và CĐ trong suốt 2 năm qua. Từ năm 2020, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các trường ĐH thực hiện những nội dung nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong dạy và học theo hình thức này. Trong quá trình diễn ra buổi học, người học tuyệt đối không được bình luận, đưa thông tin có nội dung không liên quan tới bài học trên cửa sổ phần mềm hay có hành vi làm gián đoạn việc dạy của thầy cô. Người học cũng phải tuân thủ quy định của cơ sở giáo dục và thầy cô về thời gian, không gian, trang phục, ứng xử văn hóa khi tham gia lớp học trực tuyến.
Tuy nhiên, nhiều trường ĐH hiện nay chưa có quy định cụ thể về cách thức ứng xử trong lớp học ở hình thức dạy học mới này.
Ngay sau khi có những vụ việc xảy ra liên quan đến giảng viên và sinh viên khi học trực tuyến, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM mới có "thư ngỏ" gửi tới giảng viên về cách ứng xử trong lớp học trực tuyến. Ban giám hiệu trường viết: "Xin các thầy cô quan tâm kìm hãm các mối bực dọc tâm lý, giữ cách ứng xử đúng mực của một người làm công tác giảng dạy, tránh các từ ngữ, các phát biểu quá nặng nề".
Nhiều vụ việc không hay về ứng xử giữa giảng viên và sinh viên trong lớp học trực tuyến đã xảy ra gần đây - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Tiến sĩ Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết thời gian tới trường có kế hoạch xây dựng bộ quy tắc ứng xử nói chung, trong đó dành một phần riêng cho dạy học trực tuyến. Bộ quy tắc này sẽ là khung chung về trách nhiệm của nhà trường, giảng viên và người học, đặc biệt nhấn mạnh về thái độ ứng xử. Trên cơ sở này, các bên cùng thực hiện và nhà trường có cơ sở xử lý kỷ luật trong tình huống cần thiết.
PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh, Phụ trách trường Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng cho biết trường này hiện chưa có bộ quy tắc ứng xử trong lớp học trực tuyến. Tuy nhiên sau những sự cố xảy ra trong và ngoài trường, trường nhận thấy cần có những quy định dành cho việc ứng xử cả thầy và trò trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, trường cũng có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng hướng dẫn giảng viên linh hoạt và xử lý phù hợp với các tình huống trong quá trình giảng dạy trực tuyến và cả trực tiếp. Trước đây trường đã xây dựng quy chế văn hóa trường nhưng khi mà công nghệ phát triển, quá trình dạy và học cũng thay đổi thì bổ sung những quy tắc mới.
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng đang biên soạn và chuẩn bị ban hành quy định trong dạy học trực tuyến trong điều kiện hiện nay. Trong đó, một nội dung được nhấn mạnh là thái độ nghiêm túc, hành vi ứng xử đúng mực trong lớp học.
Nam sinh viên học online mắng thầy 'có tài không có đức', đòi lên phòng đào tạo solo
Có cho phép sinh viên ghi âm, ghi hình lớp học?
Theo nội quy dạy học trực tuyến một trường ĐH tại Hà Nội, một trong các nội dung sinh viên không được làm là không tự ý ghi âm, ghi hình bài giảng khi chưa được phép của giảng viên. Quy định này ở các trường ĐH khác ra sao?
Theo tiến sĩ Trần Thiên Phúc, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM quy định tất cả bài giảng lớp học trực tuyến đều được ghi lại và cập nhật trên hệ thống e-learning của trường để sinh viên có thể xem lại bài giảng bất cứ lúc nào. Quy định này đã được phổ biến với thầy cô và sinh viên ngay đầu năm học.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thì không quy định bắt buộc việc lưu dữ liệu trên hệ thống e-learning của trường. Tuy nhiên, giảng viên phải tự lưu lại bài giảng của mình để làm minh chứng khi cần hoặc cung cấp cho sinh viên. "Việc ghi âm, ghi hình của sinh viên với buổi học sẽ tuy thuộc vào giao ước và quy định từng giảng viên, trường không can thiệp", ông Thịnh thông tin.
Dù chưa xảy ra tình huống đáng tiếc nào, tuy nhiên GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết khi tổ chức dạy học trực tuyến trường có các quy định hướng dẫn tạm thời. Trong đó, trường quy định về ứng xử trên môi trường trực tuyến, lớp học ảo hay các hình thức khác. Các quy định xoay quanh việc đảm bảo giờ giấc, tác phong, trang phục và vấn đề tương tác với người học.
Ông Sơn nhấn mạnh: "Thực tế cho thấy việc chia sẻ về thu âm, thu hình luôn được lồng ghép để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hoạt động dạy học trực tuyến. Đương nhiên những sơ suất, hạn chế có thể xảy ra. Do vậy, bên cạnh sự tự kiểm soát và sự chia sẻ các bên, trường luôn đặc biệt quan tâm nhắc nhở về việc xây dựng hình ảnh của giảng viên khi dạy học trực tuyến".
Đừng dạy và học trực tuyến trong căng thẳng Rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến, tranh luận và nêu quan điểm xung quanh chuyện dạy và học trực tuyến sau khi đọc bài viết Lại thêm một giảng viên mắng sinh viên là "óc trâu" trong khi dạy trực tuyến. Màn hình lớp học trực tuyến khi giảng viên mắng sinh viên - CHỤP MÀN HÌNH Sau khi Thanh Niên đăng...