Sinh viên ĐH FPT học lớp tiếng Anh ‘xuyên biên giới’
Không bị giới hạn bởi không gian vật lý, không chịu ảnh hưởng của Covid-19, sinh viên ĐH FPT có thể trải nghiệm việc học tiếng Anh cùng thầy cô giáo và bạn bè người nước ngoài bằng hình thức lớp học trực tuyến.
Kết nối công nghệ để sinh viên toàn cầu hoá
Học tiếng Anh cùng thầy cô giáo và bạn bè nước ngoài không phải là trải nghiệm gì xa lạ đối với sinh viên ĐH FPT. Nhưng hơn 1 năm qua, Covid-19 đã khiến nhiều giáo viên và sinh viên nước ngoài không thể đến Việt Nam. Sinh viên ĐH FPT cũng khó có được cơ hội ra nước ngoài học và trải nghiệm tiếng Anh chuẩn chỉnh như người bản xứ.
Để không bị giới hạn bởi không gian vật lý, không chịu ảnh hưởng của Covid-19, ĐH FPT cùng FPT Edu Global – đơn vị chuyên trách mảng quốc tế hóa đã cùng lên ý tưởng và triển khai những lớp học tiếng Anh trực tuyến, kết nối giữa giảng viên, sinh viên nước ngoài và sinh viên ĐH FPT. Những lớp học này được coi là “xuyên biên giới” khi nhờ tiện ích công nghệ, trải nghiệm học tập toàn cầu hóa trở nên dễ dàng, thuận tiện với sinh viên ĐH FPT.
Sinh viên ĐH FPT có nhiều cơ hội học tập với sinh viên quốc tế ngay tại trường hoặc qua các lớp học online
Khóa học đầu tiên được ĐH FPT tổ chức với 7 lớp. Các lớp học được triển khai trên nền tảng Google Classroom. Sinh viên ĐH FPT sẽ tham gia học tiếng Anh cùng thầy cô giáo bản ngữ và các sinh viên Nhật Bản của Học viện Công nghệ Shibaura. Trong giờ học, sinh viên ĐH FPT sẽ cùng trao đổi, thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ tương tác để thực hành kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cùng sinh viên Nhật.
Trải nghiệm “thức thời” mùa Covid
ĐH FPT là trường ĐH được xây dựng theo mô hình đại học trải nghiệm. Các hoạt động của ĐH FPT xoay quanh 6 nhóm trải nghiệm cốt lõi, trong đó có trải nghiệm công nghệ.
Các lớp học tiếng Anh “xuyên biên giới” như trên là một trong số những trải nghiệm công nghệ rõ nét. Ngoài ra, hình thức học tập này phù hợp với tâm lý tiếp nhận và thói quen sử dụng Internet của sinh viên, thích ứng linh hoạt với bối cảnh Covid-19 diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo.
Không chỉ được trải nghiệm công nghệ, tham gia lớp học, sinh viên ĐH FPT còn được rèn luyện, nâng cao tiếng Anh, công cụ giao tiếp phổ biến nhất hiện nay. Vốn ngoại ngữ tích lũy được từ những hoạt động này hỗ trợ hữu ích cho sinh viên ĐH FPT trong quá trình học tập, làm việc sau này. Hình thức học trực tuyến thuận tiện, mới mẻ, tạo hứng thú học tập cho các bạn. Dù không được trực tiếp gặp gỡ bạn bè và thầy cô giáo nhưng những hoạt động tương tác, trao đổi liên tục trong lớp học đã phần nào đem đến những trải nghiệm học tập tương đối gần gũi.
Video đang HOT
Theo đại diện ĐH FPT, thường xuyên học ngoại ngữ với thầy cô giáo và bạn bè nước ngoài cũng là cách để sinh viên ĐH FPT có những trải nghiệm văn hóa, xu thế thế giới qua ngôn ngữ. Bên cạnh công nghệ, đây cũng là những trải nghiệm được ĐH FPT chú trọng trang bị cho sinh viên. Qua đó, các bạn tự tích lũy kỹ năng, vốn sống, khả năng hòa nhập và thích ứng với cuộc sống, văn hóa nước ngoài. Với một trường ĐH có nhiều chương trình trao đổi sinh viên, thực tập tốt nghiệp hay tạo điều kiện cho sinh viên bảo vệ tốt nghiệp và làm việc ở nước ngoài, càng giàu trải nghiệm văn hóa thế giới, sinh viên ĐH FPT càng dễ thành công trong môi trường toàn cầu hóa.
Được học tiếng Anh một cách tự nhiên, dễ tiếp thu cùng giáo viên bản xứ và có nhiều cơ hội giao tiếp với bạn bè quốc tế là mong muốn của Trần Minh Tâm (sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, ĐH FPT). Bước vào năm hai, Tâm dự định tham gia chương trình học tập tại nước ngoài trong 1 học kỳ nhưng Covid-19 đã khiến dự định ấy của nam sinh dang dở. Những tưởng khó có cơ hội thực hành tiếng Anh, trải nghiệm văn hóa cùng bạn bè quốc tế thì Tâm biết tới lớp học tiếng Anh online cùng giảng viên và sinh viên nước ngoài của ĐH FPT.
Minh Tâm chia sẻ: “Học trực tuyến nhưng cả sinh viên ĐH FPT và các bạn Học viện Shibaura đều rất nghiêm túc, nhiệt tình. Giảng viên bản xứ, nói tiếng Anh hay cực và tương tác rất vui với chúng mình. Lớp học giúp mình nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, tìm lại hứng thú học môn này sau một thời gian gián đoạn. Trải nghiệm học online cũng tiện và thú vị nữa”.
Nhiều sinh viên ĐH FPT tại TP.HCM phản đối tăng học phí
Mức học phí mới được áp dụng từ ngày 1/9 trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân khiến nhiều sinh viên ĐH FPT tại phân hiệu TP.HCM bức xúc.
Những ngày gần đây, sinh viên ĐH FPT phân hiệu TP.HCM, bằng nhiều cách khác nhau, tiếp tục có ý kiến phản đối vấn đề tăng học phí của trường. Sinh viên cho rằng việc trường tăng học phí trong bối cảnh dịch bệnh tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang căng thẳng là đẩy sinh viên, phụ huynh vào thế khó.
Trong khi nhà trường cho rằng chính sách học phí và các biện pháp hỗ trợ cho sinh viên khó khăn là hai vấn đề khác nhau.
Ý kiến phản ánh về vấn đề học phí của ĐH FPT trên cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh: Chụp màn hình.
Đời sống khó khăn, học online, học phí tăng
P.P.T., sinh viên năm 2, khoa Quản trị kinh doanh, ĐH FPT (cơ sở TP.HCM) giải thích một năm học của trường được chia thành 3 học kỳ: Spring (tháng 1 đến tháng 4), Summer (tháng 5 đến tháng 8) và Fall (tháng 9 đến tháng 12). Mỗi học kỳ kéo dài 10 tuần. Hiện nay, học phí chuyên ngành của mỗi kỳ là 25,3 triệu đồng.
Theo quyết định tài chính được trường đưa ra vào tháng 2, từ năm học tới (học kỳ Fall), học phí chuyên ngành mỗi kỳ của trường sẽ tăng lên 27,3 triệu đồng. Khi trường vừa đưa ra thông báo, một số sinh viên đã có ý kiến phản đối. Làn sóng phản đối tăng học phí trong cộng đồng sinh viên ĐH FPT tại TP.HCM càng trở nên mạnh mẽ trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.
"Dịch bệnh căng thẳng, TP.HCM và các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội, gia đình và sinh viên gặp nhiều khó khăn, thu nhập giảm sút mà trường vẫn giữ quyết định tăng học phí khiến nhiều sinh viên bức xúc. Liệu trường có cân nhắc đến tình hình thực tế, có đồng hành cùng sinh viên?", P. nói.
P. cho biết năm ngoái, học kỳ Summer diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh, sinh viên học online, trường đã giảm 20% học phí của học kỳ Summer. Năm nay, cả học kỳ Summer, sinh viên phải học online, trường không giảm học phí hay có động thái hỗ trợ. Nam sinh đặt câu hỏi về tính hợp lý, nhân văn khi trong quyết định tăng học phí của ĐH FPT.
Tương tự, Xuân Mai, sinh viên năm 2, ngành Quản trị truyền thông đa phương tiện cho rằng trường tăng học phí vào thời điểm này là đẩy nhiều sinh viên và phụ huynh vào thế khó.
"Trường lý giải việc tăng học phí là để đầu tư thêm cơ sở vật chất nhưng em nghĩ điều này không cần đầu tư vào lúc này. Gần như cả học kỳ vừa qua, sinh viên học online. Tình hình dịch vẫn diễn biến khó lường, học kỳ tới, rất có thể chúng em vẫn phải học online. Đến nay, sinh viên vẫn mong chờ chính sách hỗ trợ chi phí của trường", Mai nói.
B.T.P.N., nam sinh viên năm cuối, chuyên ngành Marketing, cho biết việc tăng học phí đã được trường thông báo vào tháng 2, thời điểm đó dịch bệnh được khống chế, cuộc sống không bị ảnh hưởng nhiều, nên sinh viên đồng tình với sự điều chỉnh của trường.
Nhưng hơn một tháng trở lại đây, dịch bệnh tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam căng thẳng cộng thêm việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội khiến đời sống, công việc của người dân bị ảnh hưởng.
"Em không phản đối trường tăng học phí nhưng tăng vào thời điểm này là không thích hợp. Sinh viên mong trường cân nhắc giữ nguyên hoặc giảm nhẹ mức học phí hiện tại để chia sẻ gánh nặng kinh tế với sinh viên, phụ huynh", nam sinh viên nói lên nguyện vọng.
Trong thời gian qua, nhiều sinh viên cũng chọn cách gửi ý kiến đến nhà trường và cổng dịch vụ công quốc gia.
Học phí tăng trong biên độ cho phép
Liên quan đến vấn đề tăng học phí của ĐH FPT, vào tháng 3, Bộ GD&ĐT đã nhận được 3 ý kiến phản ánh của công dân thông qua cổng dịch vụ công quốc gia. Bộ đã đề nghị nhà trường trả lời nội dung thắc mắc và có văn bản kết quả xử lý gửi về Vụ Kế hoạch Tài chính.
Trong văn bản gửi Vụ Kế hoạch Tài chính, ĐH FPT cho biết chính sách của nhà trường về việc điều chỉnh học phí nhất quán từ trước đến nay: "Học phí có thể điều chỉnh hàng năm, biên độ điều chỉnh giữa 2 năm liên tiếp không quá 10%". Học phí năm học 2021-2022 được điều chỉnh tăng 7,9% là nằm trong biên độ điều chỉnh cho phép.
Nhà trường giải thích việc tăng học phí, ngoài để bù trượt giá hàng năm, còn sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất, chi bổ sung các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, các hoạt động trải nghiệm của sinh viên.
Trường cũng đưa ra thống kê học phí từ năm học 2012-2013 đến năm học 2021-2022, cho thấy mức tăng học phí trung bình của trường trong 10 năm là 1,9%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình của chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng học phí của các trường đại học khác.
Năm học 2020, ĐH FPT giảm học phí cho sinh viên với số tiền tương ứng là 100 tỷ đồng. Sau 4 năm liền không tăng học phí, năm học tới, lãnh đạo trường quyết định điều chỉnh mức học phí để bổ sung nhiều hoạt động trải nghiệm cả trong học tập và ngoại khóa cho sinh viên.
Biến động học phí trong 10 năm của của ĐH FPT. Ảnh: ĐH FPT.
Trường sẽ có chính sách hỗ trợ phù hợp theo đối tượng
Trao đổi với Zing , TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH FPT, cho biết quyết định tăng học phí được trường thông báo vào tháng 2 và sẽ áp dụng từ ngày 1/9. Đến nay, nhà trường vẫn chưa thu học phí theo mức mới. Từ khi thông báo tăng học phí, ông và nhà trường đã nhận được rất nhiều ý kiến từ sinh viên, phụ huynh.
"Nhà trường xác định việc tăng học phí và chính sách hỗ trợ học phí, đồng hành cùng sinh viên trong mùa dịch là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau và được thực hiện độc lập với nhau. Tăng học phí không có nghĩa là bỏ mặc sinh viên trong mùa dịch", ông Tùng trả lời.
TS Tùng cho hay ĐH FPT vẫn đang theo dõi tình tình dịch bệnh và đánh giá sát sao những khó khăn của sinh viên để có chính sách hỗ trợ kịp thời, phù hợp với từng đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Dự kiến ngày 10/8, trường sẽ đưa ra thông báo cụ thể.
"Dịch bệnh khiến gia đình lâm vào cảnh khó khăn nhưng không phải gia đình nào cũng bị giảm thu nhập. Trường phân tách độc lập 2 vấn đề tăng học phí và hỗ trợ sinh viên để có phương án hỗ trợ lớn hơn, thiết thực hơn cho người thực sự khó khăn. Khi sinh viên nhập học, trường đều thông tin rõ ràng, học phí có thể tăng nhưng không quá 10% trong 2 năm liên tiếp. Dù vậy, ĐH FPT chưa bao giờ tăng đến mức tối đa 10% ", TS Lê Trường Tùng giải thích.
ĐH FPT là trường đại học tư thục được thành lập năm 2009. Hiện trường có cơ sở chính tại Hà Nội và 3 phân hiệu tại TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Đánh đàn hay, đi quyền giỏi, chắc chắn bạn sẽ thấy mình "như cá gặp nước" khi tham gia những hoạt động trải nghiệm này ở ĐH FPT Nhắc đến ĐH FPT thường chúng mình sẽ nghĩ ngay tới những sinh viên giỏi lập trình, coding điêu luyện. Thế nhưng sinh viên ĐH FPT còn khiến nhiều người "há hốc miệng" trước khả năng chơi nhạc cụ dân tộc, "múa" võ Vovinam. Những tiết học đậm nét văn hóa này là trải nghiệm đặc thù và cũng là đặc quyền của...