Sinh viên ĐH Đông Á tham gia bảo vệ hòa bình Biển Đông
Cùng nhau hát Quốc ca, cầm cờ Tổ quốc và xếp dòng chữ Hoàng Sa thân yêu, cover clip Nối vòng tay lớn, ký tên kêu gọi bảo vệ hòa bình biển Đông, quyên góp ủng hộ …. là cách riêng mà hàng ngàn SV ĐH Đông Á (Đà Nẵng) thể hiện lòng tự hào dân tộc, tình yêu biển đảo thiêng liêng .
SV ĐH Đông Á chung sức hướng về biển Đông
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Thị Anh Đào – Chủ tịch HĐQT ĐH Đông Á về vấn đề này.
Đại học Đông Á được biết đến như một đơn vị có các hoạt động sinh viên h ướng về biển đảo mạnh mẽ nhất. Vì sao SV lại có ý t ưởng tổ chức những chương tr ình nh ư vậy, thưa bà?
- Theo tôi, đó là ý thức trách nhiệm của người sinh viên trước thời cuộc – lực lượng trí thức trẻ trong thời đại phẳng. Họ luôn muốn thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và nhận lãnh trọng trách của mình với cha anh trước tình hình đất nước. Thầy trò chúng tôi xác định: “Khi đất nước có biến, Thầy trò phải làm việc gấp nhiều lần hơn, phải học tập xuất sắc hơn, nung nấu ý chí, khát vọng vươn lên chiếm lĩnh tri thức để làm giàu cho đất nước.” Trong chương trình hướng về biển Đông ngày 19.5 vừa qua, thầy và trò nhà trường đã ủng hộ số tiền 100 triệu đồng để tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân đang kiên trì bám tàu bám biển, giữ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. SV cũng đã trao tặng 200 lá cờ Tổ quốc cho các tàu ngư dân Đà Nẵng đang đóng tại âu thuyền Thọ Quang thông qua Hội nghề cá TP Đà Nẵng.
Là một đại biểu HĐND thành phố, bà đã nhiều lần hỗ trợ, cổ vũ về chủ quyền biển đảo và hỗ trợ ngư dân bám biển trên các ngư trường truyền thống của Việt Nam. Bà kỳ vọng gì khi đưa những nội dung này vào nhà trường?
Video đang HOT
- Giáo dục lòng trách nhiệm là một trong các mục tiêu quan trọng đầu tiên mà nhà trường luôn đeo đuổi. Đào tạo lực lượng lao động không chỉ chú trọng đến chất lượng, giỏi chuyên môn, kỹ năng làm việc mà đặc biệt chú trọng trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp. Những năm qua, thầy và trò chúng tôi âm thầm làm những việc nhỏ như tặng sổ tiết kiệm cho 3 gia đình liệt sĩ hi sinh bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Có hơn 2.000 SV và GV tham gia nhắn tin chương trình “Tấm lưới nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”. Ngày 24.3, ĐH Đông Á phối hợp với Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, UBND huyện Hoàng Sa, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa-Chủ quyền của Việt Nam” ngay tại trường, trong đó, SV ĐH Đông Á đã trao tặng bức tranh cát hình bản đồ Việt Nam. Và ngày 19.5, SV chúng tôi dành buổi café, thầy cô dành từ nửa ngày lương trở lên để ủng hộ chương trình Hướng về biển Đông.
Để “ra lò” nguồn nhân lực như thế, trong chiến lược đào tạo của mình, trường đã đưa ra những bước đột phá như thế nào về chương trình đào tạo (CTĐT) và chính sách hỗ trợ cho SV?
- Hiện nay, CTĐT ở tất cả các ngành tại ĐH Đông Á đều theo hướng thực hành chiếm hơn 50% cùng với 2 học kỳ đi làm, 1 học kỳ thực tập tốt nghiệp. Bên cạnh đó, trường còn tăng cường kỹ năng tin học chuyên ngành, ngoại ngữ, kỹ năng cho SV. Chúng tôi hướng nghiệp cho SV ngay từ đầu khóa để SV có mục tiêu và kế hoạch học tập cũng như việc trường ký kết hợp tác hơn 220 doanh nghiệp, đơn vị thuộc lĩnh vực CNTT, y tế, du lịch, điện-điện tử, tập đoàn viễn thông, xây dựng, thương mại, kinh doanh…. Năm học 2014-2015 này, nhà trường ổn định mức học phí chỉ từ 4.480.000 đồng/học kỳ. Đồng thời, dành 1 triệu đồng học bổng cho các thí sinh miền Trung khi nhập học cũng như ưu tiên xét tuyển đại học từ kết quả học bạ THPT. Thí sinh đạt 6 điểm trở lên và hạnh kiểm Khá sẽ được chấp thuận là đủ điều kiện học đại học.
Xin cảm ơn bà.
Theo TNO
ĐH Đông Á: Đổi mới đào tạo, đảm bảo việc làm
Học đâu làm đó, thực tập có lương và có việc ngay sau thực tập... là ưu thế của sinh viên (SV) ĐH Đông Á nhờ nhà trường mạnh dạn đổi mới đào tạo theo mô hình doanh nghiệp (DN) - SV - nhà trường.
Sinh viên ngành xây dựng ĐH Đông Á thực tập có lương tại công trình Bà Nà Hills - Ảnh: P.V
Thực tập có lương
Vừa qua, CMC Telecom ký kết với ĐH Đông Á nhận 50 SV vào thực tập hưởng lương, ông Lê Trọng Thanh, Giám đốc miền Trung CMC Telecom, chia sẻ SV hay than thở khó kiếm việc nhưng DN cũng đau đầu tìm người đủ chuyên môn và kỹ năng để làm việc ngay. Để giải quyết nghịch lý thừa lao động nhưng thiếu khả năng, từ năm 2010 ĐH Đông Á đẩy mạnh đổi mới giảng dạy như tăng thời lượng thực hành lên 50%, đầu tư phòng thực hành trang thiết bị hiện đại, sắp xếp các môn học bổ trợ nhau phục vụ thực tập.
Đến nay ĐH Đông Á đã ký kết hợp tác với hơn 50 DN CNTT, Điện - điện tử, tập đoàn viễn thông, xây dựng, thương mại, du lịch, bệnh viện... để mở đường cho SV đến với DN.
Ông Lê Trọng Thanh đánh giá, chương trình thực nghiệm chính là thế mạnh của ĐH Đông Á, nhà trường đã khảo sát, hiểu DN cần gì để cải tiến đào tạo, đưa SV đi thực tập từ rất sớm và nhiều đợt để DN cầm tay chỉ việc chính nhân lực mà sau đó họ sẽ tuyển dụng.
Đối với một số ngành học như du lịch, xây dựng, CNTT, ngôn ngữ Anh, SV thực tập được DN hỗ trợ tiền ăn trong thời gian làm quen và bước vào kỳ thực tập chính thức kéo dài 4 - 6 tháng được hưởng lương, như Angsana Resort 5 sao trả lương thực tập từ mức1,5 triệu đồng/tháng trở lên, một số bộ phận được hưởng mức lương 250.000 đồng/ngày, Searee, Bà Nà Hills, Lotte Mart... là những DN đã ký kết với ĐH Đông Á nhận SV học việc có lương và tuyển dụng ngay sau khi ra trường.
Học tiếng Anh với người bản ngữ
Bên cạnh đó, ĐH Đông Á còn tăng cường kỹ năng sống và ngoại ngữ để SV sẵn sàng một khi DN đã mở đường. Với chuẩn đầu ra là 450 điểm tiếng Anh TOEIC, ĐH Đông Á áp dụng 100% SV các ngành học chứ không riêng SV chuyên ngữ đều học tiếng Anh giao tiếp với giảng viên người Mỹ, Scotland từ luyện âm căn bản đến nâng cao. Ngoài ra, ĐH Đông Á còn có quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo với các ĐH ở Mỹ (Arkansas, American National University), Đài Loan (Kaohsiung, Meiho, Lunghwa), Thái Lan (Cola Khonkean), Nhật Bản (Tokyo)... để mở ra cơ hội giao lưu văn hóa quốc tế và du học, làm việc tại nước ngoài cho SV.
Nhà trường còn có CLB tiếng Anh, Trung tâm Anh ngữ, nhóm thực hiện các bản tin phát thanh tiếng Anh để bổ trợ cho SV, đặc biệt chương trình tiếng Anh giao tiếp được lồng ghép trong suốt khóa học cho tất cả các lớp để SV làm quen với phỏng vấn xin việc và giao tiếp trong môi trường làm việc công ty nước ngoài.
ĐH Đông Á cũng là trường đầu tiên tại miền Trung đưa kỹ năng sống trở thành một tiêu chí cho SV tốt nghiệp. Các SV được học, thi và cấp chứng chỉ các kỹ năng quản lý, làm việc nhóm, soạn thảo văn bản, giao tiếp, thuyết trình, văn hóa tổ chức, giải quyết xung đột, quản lý thực hành, phương thức tiếp cận công việc... Việc học và thực hành kỹ năng của SV được áp dụng thực tế với các DN qua các buổi tọa đàm, teambuilding,...
Nguyễn Thị Ngọc Bích, cựu SV khoa kế toán tài chính hiện là Giám đốc Công ty điện hoa và tổ chức sự kiện Windflow chia sẻ, từ năm học đầu tiên còn ngỡ ngàng với tiếng Anh, Bích đã hoàn thành 450 điểm TOEIC theo chuẩn đầu ra của trường, "cán đích" IELTS 6.5 và ngày tốt nghiệp đã có 3 năm kinh nghiệm làm kế toán ngay trong thời gian đi học nên không khó để nắm bắt cơ hội sau khi ra trường.
Ngày hội việc làm trước lễ tốt nghiệp là dịp rất quan trọng với SV, trước đó, SV tiếp tục được trang bị các kỹ năng khởi nghiệp, bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng... do chính các chuyên gia nhân sự của các tập đoàn lớn thỉnh giảng.
Ông Tony Vatthanachai Phiphatthongpant, Tổng quản lý khu nghỉ dưỡng Sandy Beach, khẳng định đơn vị luôn ưu tiên tuyển dụng SV ĐH Đông Á sau "học kỳ đi làm" bởi SV đã thể hiện khả năng vượt trội ngay trong thời gian học việc, "giành điểm" với nhà tuyển dụng, điều đó cho thấy hiệu quả của phương thức đào tạo theo hướng thực nghiệm kết hợp kỹ năng và ngoại ngữ.
Theo TNO
ĐH Đông Á: Hành trình 10 năm vì cộng đồng Bên cạnh đột phá của mô hình giáo dục hiệu quả "Nhà trường - Sinh viên - Doanh nghiệp", hành trình 10 năm phát triển cũng chứng kiến và ghi nhận những nỗ lực không tên vì cuộc sống bình yên và tươi đẹp của thầy và trò ĐH Đông Á. Trần Thị Thu Hòa (thứ 3 từ trái sang) nhận học bổng...