Sinh viên Đại học Đà Nẵng nhận học bổng từ Tập đoàn thép Nhật Bản
Chiều 15/1, Đại học Đà Nẵng phối hợp với Tập đoàn thép JFE Nhật Bản đã trao học bổng cho 8 sinh viên thuộc các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng.
Đại diện Tập đoàn thép JFE Nhật Bản trao học bổng cho sinh viên.
Theo đó, Tập đoàn thép JFE đã trao 8 suất học bổng cho 8 sinh viên thuộc các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Trong đó, 4 suất học bổng 100% trị giá 60.000 yên tương đương 12,6 triệu đồng và 4 suất học bổng 50% trị giá 30.000 yên tương đương 6,3 triệu đồng.
Hoạt động bảo trợ khuyến học này nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác, gắn kết tình hữu nghị và thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo, khẳng định giá trị văn hóa giữa 2 đối tác.
Theo Đại học Đà Nẵng, kể từ năm 2013 đến nay, Đại học Đà Nẵng đã phối hợp với Tập đoàn JFE (Nhật Bản) tổ chức xét và trao tặng hơn 60 suất học bổng trị giá tương đương hơn 350 triệu đồng cho sinh viên Đại học Đà Nẵng có hoàn cảnh khó khăn, có tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập, định hướng rõ ràng về việc mong muốn tiếp tục học tập, phát triển nghề nghiệp tại Nhật Bản, ưu tiên sinh viên có khả năng về tiếng Nhật thuộc các khối ngành xây dựng, kiến trúc.
4 sinh viên được nhận học bổng 100% Tập đoàn thép JFE Nhật Bản trị giá 60.000 yên.
Video đang HOT
Năm học 2019-2020, Tập đoàn JFE tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các lớp tiếng Nhật miễn phí cho các sinh viên và tạo điều kiện để sinh viên được nhận học bổng xuất sắc tham gia các khóa thực tập tại Việt nghiên cứu của Tập đoàn JFE tại Kawasaki Nhật Bản.
Tại buổi lễ, phía đại diện Đại học Đà Nẵng đã đánh giá cao nghĩa cử cao quý đó của doanh nghiệp Nhật Bản và mong muốn sự hợp tác này tiếp tục được duy trì trong tương lai.
Phương pháp đọc sách của sinh viên đại học Nhật Bản
Có 3 điểm quan trọng mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng khi biết được phương pháp đọc sách của các sinh viên đại học Tokyo, Nhật Bản do nhà nghiên cứu, tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương giới thiệu.
Anh Nguyễn Quốc Vương sinh năm 1982 trong một gia đình vốn có truyền thống ham đọc sách ở Bắc Giang. Sau thời gian học tập tại địa phương, anh Vương trở thành sinh viên rồi giảng viên khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội, giáo viên trường THPT Nguyễn Tất Thành.
Năm 2006, anh được Chính phủ Nhật Bản cấp học bổng du học. Đến năm 2011 anh về nước, tiếp tục dạy học sau khi hoàn thành Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học lịch sử tại Khoa giáo dục, Đại học Shiga. Sau đó, anh Vương lại tiếp tục sang Nhật học nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Giáo dục Lịch sử tại ĐH Kanazawa.
TS. Nguyễn Quốc Vương.
Từng học tập và sinh sống đến 8 năm ở Nhật Bản, anh Nguyễn Quốc Vương hoàn toàn có cơ hội ở lại Nhật hoặc tìm kiếm một công việc mang lại cho mình mức thu nhập hấp dẫn. Thế nhưng, chàng trai ấy lại chọn trở về Việt Nam để trở thành một người "bán sách rong", làm công việc liên quan đến những cuốn sách và thực hiện ước mơ anh ấp ủ: Thay đổi văn hoá đọc của người Việt.
Phương pháp đọc sách của sinh viên đại học Tokyo - bài dịch anh Nguyễn Quốc Vương dịch lại từ báo Tokyokeizai để giới thiệu với độc giả VietNamNet phương pháp đọc sách hiệu quả, ai cũng có thể áp dụng được.
Kẻ thù lớn nhất của đọc sách là 'tưởng như đã hiểu'
Trong các bạn ai cũng đã từng có trải nghiệm "Khi đọc sách tôi có cảm giác mình đã hiểu rồi nhưng mà thực tế chẳng đọng lại gì cả". Đọc sách quả là chuyện khó khăn. Khi đang đọc ta có cảm giác "Hiểu rồi! Ra là vậy" nhưng khi đọc xong và thời gian trôi đi chút ít lại có cảm giác
"Ồ sao thế này? Sao mình lại chẳng hiểu chút gì thế này?" và kết cục là không thể phát huy việc đọc sách vào đời sống thực tế. Tôi nghĩ chuyện đó là chuyện thường xảy ra. Ngay cả bản thân tôi cũng đã từng trải nghiệm như vậy.
"Đọc sách" - tranh của Kuroda Seiki vẽ năm 1890.
Trong khi đó, đại đa số sinh viên Đại học Tokyo lại nhớ rất lâu những gì đã đọc và phát huy được nó vào đời sống thực tế. Khi học, họ reo lên "A! Đây là điều đã viết trong cuốn sách mình đã đọc trước đó", "Chuyện viết ở sách nọ cũng giống chuyện này" và phát huy được đầy đủ những trải nghiệm đọc sách trong quá khứ.
Sự khác biệt này tóm lại là do đâu? Tôi cho rằng sự khác biệt này là do sự khác biệt của "năng lực tóm tắt". Hôm nay, tôi xin được nói về chuyện tại sao sự khác biệt của "năng lực tóm tắt" và làm thế nào để phát triển năng lực tóm tắt?
Trước tiên điều tôi muốn các bạn biết là "Chuyện đọc được hay không đọc được văn bản thể hiện ở việc có tóm tắt ngắn gọn được văn bản hay không".
Không thể tóm tắt ngắn gọn bằng không đọc được
Tôi thường dạy học sinh trung học phổ thông và chỉ cần một câu hỏi là tôi có thể biết được học sinh có đọc được các văn bản dài hay không cho dù là quốc ngữ hay tiếng Anh. Câu hỏi đó là "Đoạn văn này có thể tóm tắt như thế nào?". Trước câu hỏi này, những học sinh có thể nhanh chóng trả lời ngắn gọn "À, nó sẽ thành thế này" là những học sinh "có thể đọc" được đoạn văn đó. Trên thực tế, học sinh đó đã trả lời khái quát về vấn đề có liên quan đến đoạn văn đó.
Trái lại, học sinh không thể trả lời ngắn gọn mà giải thích dài dòng kiểu "À, thì... cái đó nó như là thế này mà..." thì sẽ có điểm số thấp trong bài kiểm tra đó. Chúng ta có xu hướng cho rằng "càng nhớ nhiều càng tốt". Vì vậy khi đưa ra yêu cầu "tóm tắt" ta sẽ nghĩ những học sinh nào thuyết minh được nhiều nội dung sẽ là người hiểu văn bản tốt hơn.
Tuy nhiên trên thực tế là ngược lại. Không phải là thuyết minh dài dòng mà chính. Khi thuyết minh dài dòng ta có thể đưa bất cứ cái gì vào trong đó. Cả những ví dụ thừa thãi mà tác giả không đưa vào, những nội dung ta nghĩ là cần thiết đều có thể đưa vào đó. Vì thế dẫn đến chuyện ta có thể đưa vào bao nhiêu những thứ rời xa chủ điểm chính.
Trái lại, để tóm tắt ngắn gọn, ta sẽ phải cắt bỏ đi tất cả những ví dụ, những phần râu ria. Nó đòi hỏi năng lực nhìn ra "điều thực sự tác giả muốn nói". Tôi cho rằng "Sách giống như là cá". Cá có một cái xương sống thẳng xuyên suốt từ đầu đến đuôi phải không nào? Từ xương sống đó mà có các xương nhánh và có thịt bao quanh. Khi ăn cá ta sẽ phải gỡ thịt khỏi xương.
Cho dù là văn bản nào đi nữa thì nó đều nêu ra một chủ trương thống nhất. Từ đoạn đầu tiên cho đến phần kết luận sẽ nêu ra một chủ trương nhất quán nào đó. Những ví dụ cụ thể hay phần giải thích chi tiết được viết ra là để nhằm bổ sung cho chủ trương đó. "Chủ trương nhất quán" này là xương sống còn "ví dụ, thuyết minh cụ thể" là da thịt. Thứ làm cho văn bản dễ hiểu, người đọc có ấn tượng là các "ví dụ cụ thể" và phần thuyết minh này, nghĩa là phần da thịt.
(còn tiếp)
Khuyến học ở huyện miền núi Nhiệm kỳ 2015-2019, Hội Khuyến học huyện Tri Tôn cùng Hội Khuyến học cơ sở đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình chăm lo cho học sinh, sinh viên (HSSV) khó khăn được "Tiếp bước đến trường", nâng cao trình độ. Đồng thời tiếp sức, khích lệ HSSV bằng những suất học bổng khuyến học, khuyến tài nhằm ươm mầm tài năng....